Skip to document

PP NCKH1 - Phương pháp luận nghiên cứu văn học

Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Course

Phương tiện dạy học ngữ văn (PTDHNV 21)

134 Documents
Students shared 134 documents in this course
Academic year: 2015/2016
Uploaded by:
0followers
13Uploads
11upvotes

Comments

Please sign in or register to post comments.

Preview text

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC

Có nhiều vấn đề liên quan đến phương pháp luận nghiên cứu khoa học mà các chủ thể nghiên cứu không thể không tìm hiểu. Trong phạm vi của tài liệu này, chúng tôi chỉ lựa chọn một số vấn đề cốt lõi nhất để cán bộ, giảng viên, đặc biệt là học sinh sinh viên của trường có tài liệu tham khảo khi tham gia nghiên cứu khoa học nói chung và khoa học giáo dục nói riêng.

$1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Khái niệm về khoa học và nghiên cứu khoa học

**1.1. Khoa học (KH)

  • Có nhiều cách tiếp cận khái niệm này** + Tiếp cận nội dung : KH là hệ thống tri thức về thế giới khách quan (TGKQ) + Tiếp cận nhận thức : KH là 1 quá trình nhận thức (tìm tòi, phát hiện những quy luật của TGKQ).

+ Tiếp cận hoạt động : KH là 1 dạng hoạt động đặc thù của con người nhằm nhận thức về TGKQ (hoạt động KH)

+ Tiếp cận khác :

  • Triết học: KH là một hình thái ý thức xã hội
  • Nghĩa thông thường: KH là sự sắp xếp hợp lý, lôgic theo trật tự (nếp sống KH)... - Đặc điểm của khoa học
  • Tính thực tiễn (quan hệ với thực tiễn): KH có nguồn gốc từ thực tiễn; được kiểm nghiệm trong thực tiễn; được vận dụng vào thực tiễn.

  • Sản phẩm của KH phải được khẳng định (chứng minh) bằng các phương pháp KH.

  • Tính tiên đoán (dự báo) : Những tư tưởng KH tiên tiến thường đi trước thời đại, vượt lên khỏi những yêu cầu trình độ hiện tại.

  • Khoa học không có giới hạn trong sự phát triển. Nó luôn vận động và ngày càng hoàn thiện cùng khả năng nhận thức & trình độ phát triển của khoa học.

  • Tính phân hóa ngày càng sâu: Phân chia thành những lĩnh vực theo chiều sâu (chuyên biệt cao), nhưng lại có sự tích hợp giữa các lĩnh vực.

  • Khoa học ngày càng được ứng dụng nhanh trong thực tiễn. - Những tiêu chí để nhận biết một khoa học

  • Có đối tượng nghiên cứu;

  • Có phương pháp nghiên cứu;

  • Có hệ thống những phạm trù, khái niệm; Ngoài ra, nó phải có mục đích ứng dụng, có lịch sử phát triển. - Phân loại khoa học

  • Phân loại khoa học là sắp xếp các bộ môn KH thành một hệ thống thứ bậc, trên cơ sở những dấu hiệu đặc trưng bản chất của chúng.

  • Sự phân loại KH trong lịch sử KH:

  • Aritstốt (384 – 322 tr. CN), chia KH thành : KH lý thuyết, KH thực hành và KH sáng tạo.

  • Epiquya (341 – 270 tr. CN) chia KH thành: Vật lý học là học thuyết về tự nhiên; Lôgic học là học thuyết về con đường nhận thức; Đạo đức học là học thuyết về cách đạt tới hạnh phúc của con người.

  • Thời Trung cổ, KH được phân thành : Thần học; Lôgic học và ngữ pháp, còn KH tự nhiên chỉ giữ vai trò phụ thuộc vào chúng.

  • F. Bêcơn (1561 – 1626) – nhà Triết học Anh chia KH thành: Lịch sử; Thơ ca và Triết học.

  • Xanh – Ximông (1760 – 1825) coi KH là một chỉnh thể và ông chia KH Tự nhiên thành Vật lý hữu cơ và Vật lý vô cơ. KH xã hội là một bộ phận của KH Tự nhiên gọi là Vật lý xã hội.

  • Hêghen (1770 – 1831) – Nhà triết học duy tâm chia KH Tự nhiên thành : ngành Cơ học , ngành Hóa học và ngành Cơ thể học.

Tóm lại , trong lịch sử phát triển KH, con người đã nhận thức được sự cần thiết phải phân loại KH. Tuy đã cố gắng, nhưng các nhà KH xưa vẫn chưa tìm ra được cách phân loại hợp lý và triệt để.

  • Mác & Ăngghen: mỗi KH phản ánh một hình thức vận động của vật chất. Sự phân loại KH chính là sự phân chia các hình thức vận động của khách thể phù hợp với tính nhất quán, bản chất bên trong của chúng. Mối liên hệ, chuyển hóa giữa các KH là phản ánh sự chuyển hóa, phát triển các hình thức vận động của thế giới.

Việc phân loại KH phải dựa trên các nguyên tắc nhất định : Nguyên tắc khách quan (Dựa vào đối tượng mà nó nghiên cứu) và nguyên tắc phối thuộc (tri thức có sau xuất phát từ tri thức có trước và bao hàm tri thức có trước)

  • Các chuyên gia của UNESCO phân KH thành 5 lĩnh vực: KH Tự nhiên & KH chính xác; KH kỹ thuật; KH nông nghiệp; KH về sức khỏe; KH xã hội & nhân văn.

Ngày nay , các ngành KH có xu hướng được chuyên sâu hóa (phân nhánh thành những chuyên ngành hẹp). Chẳng hạn KH Giáo dục có nhiều phân ngành hẹp.

1.1. Nghiên cứu khoa học (NCKH)

  • NCKH là quá trình nhận thức hướng vào việc khám phá những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan nhằm phát triển nhận thức KH về thế giới. Đó là hoạt động trí tuệ nhằm cải tạo hiện thực.
  • Nghiên cứu cơ bản thuần túy: Phát hiện ra tri thức mới, những lý thuyết mới dù chưa có địa chỉ ứng dụng.

  • Nghiên cứu cơ bản định hướng : Tìm ra tri thức mới, giải pháp mới đã có địa chỉ ứng dụng.

  • Nghiên cứu ứng dụng : Loại hình nghiên cứu có mục tiêu là vận dụng những tri thức cơ bản để tạo ra những quy trình công nghệ mới, những nguyên lý mới trong quản lý kinh tế - xã hội.

  • Nghiên cứu triển khai : Loại hình nghiên cứu có mục tiêu là tìm khả năng áp dụng đại trà các nghiên cứu ứng dụng vào thực tế sản xuất và đời sống XH.

  • Nghiên cứu dự báo : Mục tiêu phát hiện những triển vọng, những khả năng, xu hướng mới của sự phát triển của khoa học và thực tiễn.

- Hệ thống quan điểm phương pháp luận nghiên cứu trong giáo dục Phương pháp luận : Hệ thống các quan điểm chỉ đạo công tác NCKH. Nó mang màu sắc triết học. Nó chỉ đạo các PP cụ thể, bao gồm các quan điểm như:

  • Quan điểm duy vật biện chứng: Với 2 nguyên lý (Mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển); 3 quy luật (Đấu tranh thống nhất giữa các mặt đối lập, Phủ định của phủ định, Lượng đổi chất đổi); 6 cặp phạm trù (Bản chất – Hiện tượng , Cái chung – Cái riêng, Tất nhiên – Ngẫu nhiên, Nội dung – Hình thức, Khả năng – Hiện thực, Nguyên nhân – Kết quả).

  • Quan điểm thực tiễn: tính ứng dụng của vấn đề nghiên cứu.

  • Quan điểm hệ thống : Xem xét sự vật trong chỉnh thể.

  • Quan điểm lịch sử: Xem xét sự vật trong những hoàn cảnh cụ thể.

1. Đề tài nghiên cứu trong giáo dục

1.2. Khái niệm

  • Đề tài NCKH nói chung (đề tài khoa học): Là một vấn đề KH có chứa một nội dung thông tin chưa biết, cần phải nghiên cứu làm sáng tỏ.

Vấn đề KH về bản chất là một sự kiện, hiện tượng mới phát hiện mà KH chưa biết, là một sự thiếu hụt của lý thuyết hay một mâu thuẫn của thực tiễn đang cản trở bước tiến của con người, với kiến thức cũ, kinh nghiệm cũ không giải thích được, đòi hỏi các nhà KH cần nghiên cứu làm rõ.

Ex: Giải pháp chống kẹt xe tại TP HCM - Đề tài nghiên cứu trong giáo dục Đó là vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục mà nhà nghiên cứu phải giải quyết về lý luận và thực tiễn bằng phương pháp cụ thể.

Một vấn đề trở thành đề tài KH phải có các điều kiện sau:

  • Đó là sự kiện, hiện tượng mới chưa ai biết;

  • Với kiến thức cũ không thể giải quyết được, đòi hỏi phải đầu tư nghiên cứu mới có thể giải quyết được;

  • Vấn đề nếu được giải quyết sẽ cho một thông tin mới có giá trị cho KH hoặc làm khai thông các hoạt động thực tiễn.

1.2 Các loại đề tài nghiên cứu

  • Dựa theo loại hình có :Nghiên cứu cơ bản; nghiên cứu ứng dụng; nghiên cứu triển khai; nghiên cứu dự báo.

  • Theo tính chất có: Đề tài lý thuyết; đề tài thực nghiệm; đề tài kết hợp.

  • Theo trình độ đào tạo có: Khóa luận (cử nhân); Luận văn (thạc sỹ); Luận án (tiến sỹ).

  • Theo cấp quản lý có: cấp cơ sở; cấp tỉnh; cấp bộ; cấp nhà nước. 1.2 Yêu cầu của một đề tài

  • Có tính cấp thiết trong thời điểm nghiên cứu.
  • Có yếu tố mới về lý luận hoặc thực tiễn. 1.2ọn đề tài nghiên cứu - Ý nghĩa : Là khâu định hướng quan trọng - Phương pháp phát hiện vấn đề
  • Quan sát những tranh luận, bất đồng về vấn đề nào đó;
  • Đọc các tài liệu tìm ra chỗ chưa giải quyết thỏa đáng;
  • Từ những vướng mắc trong thực tiễn cần tìm cách giải quyết - Căn cứ để lựa chọn đề tài
  • Khách quan: Có địa bàn, tài liệu, người hướng dẫn;
  • Chủ quan: Có kiến thức và có hứng thú về vấn đề nghiên cứu.
  • Đặt tên đề tài : Căn cứ vào
  • Tính chất của đề tài : Lý luận hay thực tiễn;
  • Mức đồ (rộng hẹp) của đề tài. - Diễn đạt tên đề tài: Ngắn, rõ, chính xác, dễ hiểu, bao quát được đối tượng, mức độ, nội dung và phạm vi nghiên cứu.

$2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC

2. Khái niệm về phương pháp nghiên cứu khoa học (PP NCKH)

2.1. PP NCKH là gì?

  • Phương pháp : cách thức con người sử dụng để đạt mục đích.
  • PP NCKH :

Phân tích và tổng hợp là hai PP có chiều hướng đối lập nhau song chúng lại thống nhất biện chứng với nhau (phân tích hướng vào tổng hợp, tổng hợp dựa vào phân tích).

PP này thường được sử dụng nhiều với các đề tài mang tính lý luận hoặc để thực thi việc xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

- PP phân loại và hệ thống hóa lý thuyết

  • Phân loại là PP sắp xếp các tài liệu khoa học thành một hệ thống logic chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có chung dấu hiệu bản chất hoặc cùng hướng phát triển.

  • Hệ thống hóa là PP sắp xếp tri thức khoa học thành hệ thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết làm cho sự hiểu biết của ta về đối tượng được toàn diện và sâu sắc hơn.

Phân loại và hệ thống hóa là hai PP đi liền với nhau. Trong phân loại đã có yếu tố hệ thống hóa, hệ thống hóa phải dựa trên cơ sở phân loại. Hệ thống hóa làm cho phân loại được đầy đủ và chính xác hơn.

PP phân loại và hệ thống hóa lý thuyết cũng thường được sử dụng khi nghiên cứu những vấn đề mang tính lý thuyết.

- PP mô hình hóa Là PP nghiên cứu các hiện tượng khoa học bằng việc xây dựng các mô hình giả định về đối tượng và dựa trên mô hình đó để nghiên cứu trở lại đối tượng. (chuyển cái trừu tượng thành cái cụ thể, dùng cái cụ thể để trở lại nghiên cứu cái trừu tượng)

Ex: Mô hình trường chuẩn quốc gia - PP giả thuyết Là PP nghiên cứu đối tượng bằng cách dự đoán bản chất của đối tượng và tìm cách chứng minh các dự đoán đó.

Ex: Khi nghiên cứu bản chất của một vụ án nào đó, người ta đưa ra các giả thuyết rồi tìm cách chứng minh chúng.

Thông thường có hai cách để chứng minh một giả thuyết:

  • Trực tiếp: Từ những luận chứng chân thực và bằng các quy tắc suy luận để rút ra tính chân thực của luận đề cần chứng minh.

Ex: Chứng minh điểm đậu vào đại học của HS A (18 điểm) là đúng, bằng cách xác định:

Điểm bài thi Toán 8 điểm là đúng; điểm bài Lý 6 điểm là đúng; điểm bài thi Hóa 4 điểm là đúng. Suy ra điều cần chứng minh ở trên là đúng.

  • Gián tiếp: Là phép chứng minh phản luận đề là giả dối. Từ đó rút ra luận đề là chân thực.

Ex: A là người bị mất tiền trong lớp. B là HS hay táy máy thường lấy đồ của các bạn tronhg lớp. Phụ huynh của A khẳng định với GV phụ trách lớp của A là chỉ có B lấy chứ không ai khác. GV phụ trách thì không cho là vậy.

Chứng minh: Phản luận đề (ý kiến của vị phụ huynh) là giả dối. Vì thực tế hôm HS A mất tiền, B đã không đi học.

- PP lịch sử Là PP nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và biến hóa của đối tượng để phát hiện bản chất và quy luật của đối tượng.

PP này được sử dụng để phân tích các tài liệu lý thuyết đã có nhằm phát hiện các xu hướng, các trường phái nghiên cứu, từ đó xây dựng tổng quan về vấn đề nghiên cứu (lịch sử nghiên cứu vấn đề).

Xây dựng tổng quan giúp ta phát hiện những thiếu hụt, những điều chưa hoàn chỉnh trong các tài liệu đã có, từ đó tìm ra chỗ đứng của đề tài nghiên cứu của từng cá nhân.

2.2. Nhóm các PP nghiên cứu thực tiễn Đó là nhóm các PP trực tiếp tác động vào đối tượng có trong thực tiễn để làm bộc lộ bản chất và quy luật vận động của các đối tượng ấy. Bao gồm các PP như:

  • Phương pháp quan sát khoa học
  • Là PP thu thập thông tin về đối tượng bằng cách tri giác một cách hệ thống đối tượng và các nhân tố có liên quan.

PP này có tác dụng như thế nào? Có những loại quan sát nào? Khi sử dụng PP quan sát trong nghiên cứu cần chú ý những gì?

  • Quan sát là hình thức quan trọng của nhận thức kinh nghiệm thông tin, nhờ quan sát mà ta có thông tin về đối tượng, trên cơ sở đó mà tiến hành các bước tìm tòi và khám phá tiếp theo.

  • Có nhiều cách quan sát : Trực tiếp – gián tiếp.

  • Quan sát trực tiếp là quan sát trực diện đối tượng đang diễn biến trong thực tế bằng mắt thường hay bằng các phương tiện kỹ thuật (kính thiên văn, kính hiển vi,...) để thu thập thông tin một cách trực tiếp.

  • Quan sát gián tiếp là QS diễn biến hiệu quả của những tác động tương tác giữa đối tượng cần quan sát với các đối tượng khác, mà bản thân đối tượng không thể QS trực tiếp được. Ex: nghiên cứu các nguyên tử, hóa học lượng tử.

  • PP quan sát có 3 chức năng : thu thập thông tin; kiểm chứng; đối chiếu.
  • Các bước quan sát:
  • Xác định đối tượng quan sát trên cơ sở mục đích của đề tài, đồng thời xác định cả phương diện cụ thể của đối tượng cần QS. (QS cái gì?)

  • Lập kế hoạch : thời gian, địa điểm, số lượng đối tượng, người quan sát, các phương tiện kỹ thuật, các thông số cần đo đạc được,...

  • Lựa chọn phương thức quan sát : trực tiếp, gián tiếp; bằng mắt thường hay bằng các phương tiện kỹ thuật; một lần hay nhiều lần; số người quan sát, địa điểm, thời điểm và khoảng cách giữa các lận quan sát;...

  • Xử lý tài liệu: Các tài liệu thu thập được có thể được phân loại bằng thủ công hoặc xử lý bằng các công thức toán học thống kê và máy tính để cho ta kết quả khách quan.

  • Kiểm tra lại kết quả nghiên cứu bằng cách điều tra lại hoặc sử dụng các PP hỗ trợ khác.

Trong NCKH khi sử dụng PP điều tra, nếu bằng hệ thống câu hỏi để trả lời trực tiếp thì gọi là PP đàm thoại (phỏng vấn). Nếu điều tra bằng phiếu hỏi để trả lời trên giấy thì gọi là PP Anket , với 2 loại câu hỏi (đóng và mở)

PP Anket giúp người nghiên cứu nhanh chóng thu thập được những thông tin cần thiết trên một phạm vi cần thiết (đủ rộng) để nghiên cứu. Việc thiết kế câu hỏi khoa học sẽ thuận lợi cho xử lý số liệu. Tính chính xác, khách quan của kết quả thu đượcphụ thuộc nhiều vào chất lượng bảng hỏi, vào thái độ hợp tác của người trả lời và cách xử lý số liệu,...

Khi sử dụng PP Anket, người nghiên cứu cần lưu ý:Thiết kế bảng hỏi khoa học, rõ ràng. Mỗi câu hỏi phải có mục đích cụ thể. Hệ thống câu hỏi phải bao hàm cả chiến thuật kiểm tra lẫn nhau các câu hỏi hỗ trợ nhau để tìm ra ý kiến xác đáng nhất. Xếp đặt các câu hỏi trong bảng hỏi cần đi từ cái chung đến cái riêng, từ đơn giản đến phức tạp. Số lương câu hỏi khoảng (10 - 15 ) câu. Có cả câu đóng và mở. Tối thiểu 30 phiếu. Cần rà soát lại các câu hỏi để chính xác hóa chúng trước khi phát hành: cần trả lời các câu hỏi như : tại sao cần câu hỏi này? Thông tin nào sẽ thu được qua câu hỏi đó? Nó sẽ làm rõ mục tiêu (nhiệm vụ) nào của đề tài? Tại sao trình bày câu hỏi đó theo cách này? Có cách nào tốt hơn không? Có thể đưa thêm một số câu hỏi để tìm hiểu thêm những thông tin phụ, nhưng không ảnh hưởng đến tính khách quan của việc trả lời câu hỏi.

Trong nghiên cứu người ta còn dùng điều tra bằng trắc nghiệm (Test). Đó là bộ câu hỏi thường khó nhưng ngắn gọn, đã chuẩn hóa với các phương án trả lời. Nghiệm thể phải lựa câu trả lời thông minh nhất. Ex: bộ câu hỏi trắc nghiệm được sử dụng để đo trí thông minh (IQ).

  • PP thực nghiệm khoa học
  • Là PP thu thập các sự kiện trong những điều kiện được tạo ra một cách chủ động của nhà nghiên cứu đảm bảo sự thể hiện tích cực các hiện tượng, sự kiện cần nghiên cứu.

  • Là PP nhà nghiên cứu chủ động tạo tác động đến đối tượng nghiên cứu trong những điều kiện được khống chế nhằm xác định mối quan hệ nhân quả giữa từng nhân tố nghiên cứu.

Ex: T1....... .Đ1........ .. K

T2....... .Đ1........ .. K T3....... .Đ1........ .. K Trong đó : T1, T2, T3 : Tác động 1, 2, 3 ; Đ1 : Đối tượng 1; K1, K2, K3 : Kết quả 1,2,3.

  • Mục đích sử dụng PP thực nghiệm: Nhằm kiểm chứng những giả thuyết, khẳng định hoặc bác bỏ những biện pháp, cách thức nào đó. Ex: Có giả thuyết “Học ở giảng đường chất lượng không bằng học ở các lớp nhỏ”. Bằng cách nào để chứng minh giả thuyết trên là sai hay đúng?

  • Đặc điểm của PP thực nghiệm:

  • Thường xuất phát từ một giả thuyết (phỏng đoán).
  • Thực nghiệm bao giờ cũng gồm 2 biến số (Độc lập và phụ thuộc).  Biến độc lập: Tác nhân ảnh hưởng (tác động) đến đối tượng thực nghiệm. Ex: Chọn 2 lớp, 1 lớp dạy theo PP bình thường (K1), 1 nhóm dạy theo PP đề xuất – Thảo luận nhóm (K2). Thảo luận nhóm được coi là biến độc lập.  Biến phụ thuộc: Là biến đổi do tác động của biến độc lập tác động đến đối tượng. (K1 – K2 = biến phụ thuộc). Kết quả (tính khách quan) của thực nghiệm phụ thuộc đối tượng thực nghiệm và các điều kiện thực nghiệm. Vì vậy, đối tượng thực nghiệm phải mang tính đại diện (mẫu thực nghiệm được chia làm 2 nhóm, nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng tương đương về số lượng & chất lượng lúc xuất phát. Nhóm TN chịu tác động của biện pháp thực nghiệm (biến độc lập). Nhóm đối chứng chịu tác động của biện pháp bình thường. Sau đó so sánh kết quả.
  • Các loại thực nghiệm:

 Theo môi trường có, thực nghiệm tự nhiên và thực nghiệm trong phòng thí nghiệm.  Theo mục đích, có thực nghiệm tác động và thực nghiệm thăm dò.

Ex: Thực nghiệm tác động: K (kết quả)

TT Các bước Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng 1 Thu thập thông tin K1 K1” 2 Tác động của biến độc lập K2 K2”

3 So sánh

K1 với K1”: thấy sự tương tác lúc xuất phát K2 với K1: sự thay đổi sau tác động cùng nhóm K2” với K1”: thay đổi sau tác động cùng nhóm K2” với K2: thay đổi khác nhóm

  • Các bước tiến hành thực nghiệm (TN):  Xác định mục đích; xây dựng giả thuyết trên cơ sở phân tích các biến độc lập  Xác định đối tượng.  Xác định thời gian, địa điểm, các phương tiện hỗ trợ khác,...

 Xác định các tiêu chí để đo đạc : Nhận thức; hành vi; thái độ; (tùy đề tài)  Tiến hành thực nghiệm.  Xử lý kết quả. Kết quả TN cho phép ta khẳng định giả thuyết, từ đó đề xuất những khả năng ứng dụng vào thực tiến.

Ghi chú: Việc chọn đối tượng TN, có thể chọn ngẫu nhiên theo thống kê xác suất hoặc chọn mẫu đại diện.

Lưu ý: PP thực nghiệm cho phép đi sâu bản chất của đối tượng. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng dễ dàng tiến hành thực nghiệm được. Vì nó đòi hỏi một số điều kiện nhất

 Cùng một vấn đề có thể lấy ý kiến từ nhiều chuyên gia. Điều này có thể thực hiện thông qua tổ chức hội thảo, điều tra bằng phiếu hỏi về vấn đề nghiên cứu. trong trường hợp sử dụng chuyên gia để đánh giá công trình thì cần xây dựng hệ thống tiêu chí cụ thể, tường minh.  Hạn chế tối đa ảnh hưởng qua lại giữa các chuyên gia. 2.2. Nhóm PP toán học Dùng tư duy logic toán học để xây dựng logic nghiên cứu. Dùng Toán học thống kê như là công cụ để xử lý các tài liệu thu được.

Cấu trúc thông thường của một bảng hỏi (Anket)

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KiẾN (Mẫu số:..) (dành cho đối tượng là...) A. Lời nói đầu : Đề dẫn và cách trả lời. B. Nội dung các câu hỏi chính : Nếu 10 câu thì tối đa chỉ nên có 2 câu hỏi mở. C. Một số câu hỏi phụ Lời cảm ơn : Cảm ơn sự cộng tác của ...

$3: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG NCKH

3. Xác định tên đề tài: (xem $1)

Một số biện pháp hình thành kỹ năng tự học cho SV CĐSP trong quá trình dạy học GDH

Khi chọn đề tài cần trả lời thỏa đáng các câu hỏi sau:

  • Đề tài có mới lạ không? (có thể vấn đề cũ nhưng cách tiếp cận mới)

  • Đề tài có hữu ích không? (với bản thân và đối với khoa học)

  • Đề tài có thích hợp với mình không? (sở thích và kinh nghiệm)

  • Đề tài cần những tài liệu tham khảo nào? Bản thân đã có chưa? Nếu chưa thì kiếm ở đâu?

  • Đề tài cần những phương tiện gì để nghiên cứu? Bản thân đã có chưa?

  • Đề tài cần người hướng dẫn không? Nếu cần thì đó là ai?

  • Đề tài được giới hạn thế nào? Cách giới hạn đề tài : thu hẹp khái niệm lại Ex: Thơ Việt Nam

Thơ Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945,...

3. Xây dựng đề cương nghiên cứu (Gồm những công việc gì?)

3.2 Lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu) Tại sao tác giả chọn đề tài này? Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. 3.2 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu vấn đề này để làm gì? Thông thường mục đích nghiên cứu của tác giả là tìm tòi làm rõ bản chất của đối tượng nghiên cứu, đưa ra các giải pháp làm thay đổi, chuyển biến đối tượng theo hướng tích cực hơn.

Mục đích nghiên cứu được cụ thể hóa bằng cây mục tiêu. Ex: Đưa ra được các giải pháp thích hợp nhằm thu hút được nhiều khách đến với du lịch biển của tỉnh BR – VT.

3.2 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

  • Khách thể nghiên cứu: Là một bộ phận trong TGKQ mà đề tài quan tâm. Nó thể hiện giới hạn mà đề tài không được phép vượt qua. Nó chứa đựng đối tượng nghiên cứu.

Ex: Hoạt động du lịch biển của tỉnh BR - VT

  • Đối tượng NC: Là một phần trong khách thể mà tác giả đi sâu nghiên cứu. Ex: Một số biện pháp thu hút khách đến với du lịch biển của tỉnh BR – VT. Khách thể và đối tượng nghiên cứu là hai khái niệm có mối quan hệ loại và giống, chúng có thể chuyển hóa cho nhau. Khách thể của đề tài nhỏ có thể là đối tượng của đề tài lớn hơn và ngược lại đối tượng của đề tài lớn có thể là khách thể của đề tài nhỏ hơn.

Ex: + Hoạt động du lịch biển của tỉnh BR – VT có thể trở thành đối tượng nghiên cứu của đề tài lớn hơn như : “Các giải pháp khai thác lợi thế biển của tỉnh BR – VT”

  • Biện pháp thu hút khách đến với du lịch biển của tỉnh BR – VT. Lại có thể trở thành khách thể của đề tài nhỏ hơn : “Biện pháp quản lý giá trong các hoạt động kinh doanh liên quan đến du lịch biển của tỉnh BR – VT”.

3.2 Giả thuyết khoa học (giả thuyết nghiên cứu)

  • Là một kết luận (mô hình) giả định, một dự đoán về bản chất của đối tượng nghiên cứu.

Thực chất của NCKH là chứng minh một giả thuyết (một luận đề). Để chứng minh một luận đề thì phải bằng những luận điểm. Phục vụ cho các luận điểm là các luận cứ. Làm rõ các luận cứ bằng các luận chứng.

  • Đặc điểm của giả thuyết: Tính giả định, có thể điều chỉnh, bổ sung hoặc bác bỏ; có tính đa phương án; có tính dự kiến, dễ biến đổi.

Ex: Du lịch biển của BR – VT có thể thu hút được lượng khách lớn hơn nhiều hiện tại nếu hoạt động du lịch biển đưa ra và thực hiện đồng bộ các biện pháp cơ bản như: Đổi mới công tác quản lý; tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch – đẹp; cải thiện các dịch vụ,...

3.2 Danh mục tài liệu tham khảo 3.2 Kế hoạch & nguồn lực để thực hiện công trình

  • Kế hoạch: TT Nội dung công việc Thời gian hoàn thành Sản phẩm phải có Thực hiện 1 2
  • Nguồn lực:
  • Con người : Chủ nhiệm đề tài; các chuyên gia; cộng tác viên.
  • Kinh phí: Dự kiến các khoản kinh phí phải chi.

3. Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài

3.3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề. (tổng quan của vấn đề nghiên cứu) Chỉ ra được từ xưa đến nay vấn đề đề tài quan tâm đã được người ta nghiên cứu như thế nào (thống kê và phân tích tổng thể các công trình nghiên cứu có liên quan đế đề tài). Sắp xếp các công trình đó theo 1 logic nhất định (theo lịch sử, theo đối tượng, theo PP,...). Chỉ ra những vấn đề đã được giải quyết, những điểm giải quyết chưa thấu đáo hoặc chưa được giải quyết, từ đó làm bộc lộ tính cấp thiết của vấn đề mình nghiên cứu.

3.3 Các khái niệm công cụ

Làm rõ những khái niệm liên quan đến đề tài

Ví dụ: “ Một số biện pháp hình thành kỹ năng tự học cho SV CĐSP trong quá trình dạy học GDH

Những khái niệm nào cần làm rõ? Kỹ năng; Kỹ năng tự học; Biện pháp; Biện pháp hình thành kỹ năng; Biện pháp hình thành kỹ năng tự học; Biện pháp hình thành kỹ năng tự học cho SVĐSP.

3. Sử dụng các công cụ thống kê trong đo lường và phân tích số liệu

3.4 Đo lường và thang đo lường trong nghiên cứu

  • Đo lường:
  • Là khái niệm để so sánh một sự vật hiện tượng với một thước đo hoặc một chuẩn mực mà có khả năng trình bày kết quả về mặt định lượng.

  • Đo lường trong NCKH giáo dục thường có những đặc trưng sau:

  • Liên quan đến con người như: Tri thức, kỹ năng, thái độ, hiệu quả công việc.

  • Thước đo : Chủ yếu là đo gián tiếp. Ex: Để đo tính tích cực học tập phải thông qua các hoạt động học tập như làm bài tập.

  • Cách đo lường thường khó khăn, phức tạp. Vì các hiện tượng giáo dục thường đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Các biến số để đo dễ thay đổi, khó kiểm soát.

  • Thang đo:
  • Là tập hợp các con số để có thể đo lường được một biến số nào đó. Ex: đánh giá bài làm của HS bằng thang điểm từ 0 đến 10.

  • Là cách thức sắp xếp thông tin theo một trật tự nhất định phản ánh mối quan hệ phụ thuộc.

  • Đặc điểm của thang đo:

  • Độ dài của thang đo được xác định bằng điểm cực tiểu và điểm cực đại. Ex: Về trình độ học vấn: Chưa biết chữ đến tiến sỹ khoa học; Về mức độ quạn trọng : Hoàn toàn không quan trọng đến rất quan trọng; Về kỹ năng : Chưa biết đến biết thuần thục.
  • Đơn vị đo: Là những phần mà theo đó độ dài của thang đo được chia ra.

(Với những dấu hiệu định tính thì đơn vị đo thường sử dụng : ít, ít hơn; kém, kém hơn; tốt, tốt hơn;...)

  • Chỉ số: chỉ báo về mặt định lượng nào đó để xác định vị trí của từng cá nhân hoặc tổng thể cá nhân được nghiên cứu theo một dấu hiệu nhất định nào đó.
  • Các loại thang đo:
  • Thang định danh: A # B; B # C suy ra A # C.
  • Thang thứ bậc: Chỉ ra thứ bậc cao thấp: A > B; B > C suy ra A > C.

(Thang thứ bậc có thể là định danh, nhưng định danh không thể là thứ bậc)

  • Thang khoảng cách: ........- 2..... -1..... .....1...........
  • Thang tỷ lệ: 0%... .25%.... .50%.... .75%.... .100%
  • Thang likert : 3, 5 hoặc 7 bậc: Đồng ý - - - - không - - - - - phản đối 3.4 Sử dụng các công cụ thống kê trong đo lường và phan tích số liệu (Đọc tài liệu tham khảo [2] )

$4: LOGIC NGHIÊN CỨU MỘT ĐỀ TÀI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC

(Các bước thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học)

4 Chuẩn bị nghiên cứu :

  • Xác định tên đề tài
  • Xây dựng đề cương nghiên cứu:(khái quát, chi tiết)
  • Xây dựng kế hoạch nghiên cứu.

4 Thu thập tư liệu (thông tin) lý luận & thực tiễn.

  • Lập thư mục tư liệu liên quan đến đề tài;
  • Nghiên cứu những tư liệu liên quan;
  • Thu thập các tư liệu thực tiễn bằng các phương pháp đã dự kiến.

2..........

2.1......

2.1......

2.........

.................................................

C. Kết luận và kiến (khuyến) nghị (10%) Danh mục tài liệu tham khảo. Phụ lục (phần này không tính vào số trang của luận văn)

4. Bảo vệ, nghiệm thu, công bố kết quả nghiên cứu.

4.5 Các loại ấn phẩm công bố - Bài báo khoa học Là một ấn phẩm mà nội dung có chứa những thông tin mới, có giá trị khoa học và thực tiễn được đăng trên các Tạp chí khoa học chuyên ngành của trung ương, của các Viện nghiên cứu hoặc các trường đại học.

Bài báo khoa học không đồng nhất với các bài viết đăng trên các báo hàng ngày, các tài liệu có tính chất tuyên truyền khoa học hay thông báo tin tức trên hệ thống thông tin đại chúng.

Bài báo thường được viết dưới dạng một tiểu luận trình bày lý do, căn cứ lý thuyết, hiện trạng thực tiễn, những phát hiện mới, những đề xuất ứng dụng và những khuyến nghị tiếp tục nghiên cứu.

Bài báo cũng có thể là một tranh luận về những vấn đề thời sự của khoa học hay một quan điểm thực tiễn nào đó. Việc tham gia tranh luận có thể dẫn đến những phát minh mới, những đề xuất có giá trị.

Bài báo thường viết không quá dài, đủ để đăng thành một bài trên một số tạp chí, nếu phạm vi rộng thì phải chia thành nhiều vấn đề nhỏ và đăng trên nhiều số.

- Báo cáo khoa học

Là một bài phát biểu khoa học được trình bày tại hội thảo khoa học chuyên ngành. Báo cáo khoa học phải là một tài liệu có giá trị, có ý nghĩa lý luận hoặc thực tiễn. Nó là kết quả của quá trình nghiên cứu của một hoặc nhiều tác giả.

Báo cáo khoa học không đồng nghĩa với các bài phát biểu tại hội nghị thường kỳ hay các buổi họp long trọng có tính chất nghi lễ hoặc một cuộc kỷ niệm nào đó.

Báo cáo khoa học thường phải tuân thủ theo chủ đề hội thảo, phù hợp với mục đích hội thảo và các yêu cầu chung. Nội dung báo cáo cần ngắn gọn, xúc tích đi thẳng vào chủ đề, với đầy đủ các tài liệu lý thuyết và thực tế, được trình bày theo một logic, lập luận chặt chẽ đảm bảo các quy tắc tư duy logic.

Báo cáo phải có kết luận xác đáng, có đề xuất và giải pháp cho thực tiễn. Báo cáo phải viết thành văn bản hoàn chỉnh, không quá dài, phù hợp khuôn khổ hội thảo, nếu phạm vi quá lớn phải viết tóm tắt để trình bày.

- Kỷ yếu hội thảo khoa học Là tuyển tập in các bài báo cáo gửi tới cuộc hội thảo quốc gia hay chuyên ngành. Tập kỷ yếu này đăng cả các bài đã trình bày hoặc chưa trình bày tại hội thảo và có giá trị như một báo cáo khoa học.

- Chuyên khảo khoa học Là một công trình khoa học bàn về một vấn đề lớn, có tầm quan trọng, có ý nghĩa lý luận hay thực tiễn đối với một chuyên ngành khoa học. Chuyên khảo là một công trình tổng kết về toàn bộ các kết quả nghiên cứu công phu lâu dài, thể hiện sự am hiểu rộng rãi và sâu sắc về kiến thức chuyên ngành của tác giả.

Chuyên khảo được trình bày dưới dạng một tập sách có độ dày phụ thuộc vào nội dung vấn đề nghiên cứu, tuân theo những quy định về xuất bản ấn phẩm khoa học.

Văn phong của chuyên khảo là văn phong bác học. Nội dung của nó bàn luận đến những thành tựu khoa học hiện đại với một tư tưởng học thuật xuyên suốt công trình. Nó được trình bày theo logic chặt chẽ, đi từ lịch sử vấn đề, với các xu hướng, trường phái nghiên cứu và các kết luận có căn cứ xác đáng. Nó thường là sản phẩm của các nhà khoa học lớn.

- Sách giáo khoa (SGK) Là tài liệu dùng để giảng dạy và học tập ở các trường học. Mỗi môn học, mỗi chuyên đề đều cần phải biên soạn ít nhất một cuốn sách giáo khoa.

Đối với các trường đại học, SGK là một công trình khoa học chọn lọc và tổng kết, hệ thống hóa các thành tựu chuyên ngành và được trình bày theo chương trình môn học của Nhà nước để thực hiện mục tiêu và chiến thuật sư phạm trong đào tạo. Nội dung SGK bao gồm hệ thống kiến thức chuyên ngành hiện đại, phản ánh những thành tựu khoa học mới nhất, được lựa chọn cẩn thận, với khối lượng kiến thức cần thiết để truyền thụ cho sinh viên. Nó bao gồm cả hệ thống bài tập rèn kỹ năng nghề, đồng thời đảm bảo tính giáo dục tư tưởng, đạo đức và nghiệp vụ chuyên ngành.

SGK được soạn theo một logic sư phạm chặt chẽ, cách trình bày phù hợp với quy luật nhận thức, trình độ và lứa tuổi người học, thuận tiện cho việc dạy và học của GV và người học. Nó còn là tài liệu hướng dẫn tự học, mở rộng và đào sâu kiến thức.

Hình thức trình bày của SGK phải đảm bảo tính mỹ thuật và kỹ thuật cao, bố cục và sử dụng tiện lợi.

4.5 Trình bày ấn phẩm công bố

  • Ấn phẩm được công bố là kết quả nghiên cứu của cá nhân hay tập thể. Nội dung của ấn phẩm chứa đựng thông tin khoa học có giá trị.

  • Hình thức trình bày phải logic chặt chẽ trong kết cấu, phù hợp những yêu cầu của từng loại ấn phẩm khoa học.

  • Văn phong phù hợp với thể loại tài liệu công bố, nhưng phải mạch lạc, sáng sủa, sử dụng chính xác các thuật ngữ khoa học chuyên ngành và có tính giáo dục.

  • Nếu có trích dẫn thì phải có chú giải đầy đủ các tài liệu đã sử dụng trong công trình theo quy định chung.

Was this document helpful?

PP NCKH1 - Phương pháp luận nghiên cứu văn học

Course: Phương tiện dạy học ngữ văn (PTDHNV 21)

134 Documents
Students shared 134 documents in this course
Was this document helpful?
GVC – ThS. Nguyễn Thiện Thắng
1. PP luận NCKH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BN VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC
nhiều vấn đề liên quan đến phương pháp luận nghiên cứu khoa học mà các ch
thnghiên cứu không thể không tìm hiểu. Trong phạm vi của tài liệu này, chúng tôi chlựa
chọn một số vấn đề cốt lõi nhất để cán bộ, giảng viên, đặc biệt là học sinh sinh viên của
trường tài liệu tham khảo khi tham gia nghiên cứu khoa học nói chung khoa học giáo
dục nói riêng.
$1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.1. Khái niệm về khoa hc và nghiên cu khoa học
1.1.1. Khoa học (KH)
- Có nhiu cách tiếp cận khái niệm này
+ Tiếp cận nội dung: KH là hệ thống tri thức về thế giới khách quan (TGKQ)
+ Tiếp cận nhận thức: KH 1 quá trình nhận thức (tìm tòi, phát hiện những quy luật
của TGKQ).
+ Tiếp cận hoạt động: KH 1 dạng hoạt động đặc thù của con người nhằm nhận
thức về TGKQ (hoạt động KH)
+ Tiếp cận khác:
* Triết học: KH là một hình thái ý thức xã hội
* Nghĩa thông thường: KH là sự sắp xếp hợp lý, lôgic theo trật tự (nếp sống KH)…
- Đặc điểm của khoa học
+ Tính thực tiễn (quan hệ với thực tiễn): KH nguồn gốc từ thực tiễn; được kim
nghiệm trong thực tiễn; được vn dụng vào thc tiễn.
+ Sản phẩm của KH phải được khẳng định (chứng minh) bằng các phương pháp KH.
+ Tính tiên đoán (dự o) : Những tưởng KH tiên tiến thường đi trước thời đại,
ợt lên khỏi những yêu cầu trình độ hiện tại.
+ Khoa học không giới hạn trong sự phát triển. luôn vận động và ngày càng
hoàn thiện cùng khả năng nhận thức & trình độ phát triển của khoa học.
+ Tính phân hóa ngày càng sâu: Phân chia thành những lĩnh vực theo chiều u
(chuyên bit cao), nhưng lại có sự tích hợp giữa các lĩnh vực.
+ Khoa học ngày càng được ứng dụng nhanh trong thực tiễn.
- Những tiêu chí để nhận biết một khoa học
+ Có đối tượng nghiên cứu;
+ Có phương pháp nghiên cứu;