Skip to document

[123doc] - phan-tich-tinh-tat-yeu-khach-quan-cua-hoi-nhap-quoc-te-trong-gian-doan-hien-nay

idk
Course

Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01)

999+ Documents
Students shared 6490 documents in this course
Academic year: 2020/2021
Uploaded by:

Comments

Please sign in or register to post comments.

Preview text

CÂU HỎI THẢO LUẬN CỦA NHÓM 4:

Phân tích tính tất yếu khách quan của hội nhập quốc tế trong gian đoạn hiện nay?

Cơ sở của hội nhập kinh tế

Ngày nay, các quốc gia trên thế giới trong quá trình phát triển đã từng bước tạo lập nên các mối quan hệ song phương và đa phương nhằm từng bước tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế với những mức độ khác nhau, nhằm đưa lại lợi ích thiết thực cho mỗi bên. Chính các liên kết kinh tế quốc tế là sự biểu hiện rõ nét của hai xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra hết sức sôi động và đặc biệt quan trọng trong những năm gần đây.

Toàn cầu hoá kinh tế là hình thành một thị trường thế giới thống nhất, một hệ thống tài chính tín dụng toàn cầu, là việc phát triển và mở rộng phân công lao động quốc tế theo chiều sâu, là sự mở rộng giao lưu kinh tế và khoa học – công nghệ giữa các nước trên quy mô toàn cầu, là việc giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội có tính chất toàn cầu như vấn đề dân số, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái nhằm mục đích hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển, tiến tới tự do hoá hoàn toàn những di chuyển nói trên giữa các nước thành viên trong khu vực.

Tác động của hội nhập kinh tế quốc tê đối với Việt Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu khách quan trong thế giới ngày nay. Đối với các nước đang và kém phát triển (trong đó có Việt Nam) thì hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tốt nhất để rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác và có điều kiện phát huy hơn nữa những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động và hợp tác quốc tế.

Có thể nói sự hội nhập của nền kinh tế các nước trong khu vực đang đưa lại những lợi ích kinh tế khác nhau cho cả người sản xuất và người tiêu dùng trong các nước thành viên. Đặc biệt là nước ta thì mở cửa và hội nhập với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới đang là xu thế tất yếu. Chính sự hội nhập này đã đem lại cho Việt Nam nhiều lợi ích đáng kể. Cụ thể:

Thứ nhất

Tạo lập quan hệ mậu dịch mới giữa các nước thành viên, mở rộng hơn nữa khả năng xuất, nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với các nước, các khu vực khác trên thế giới.

Thứ hai

Hội nhập khu vực còn góp phần chuyển hướng mậu dịch, sự chuyển hướng này diễn ra phổ biến khi hình thành liên minh thuế quan vì khi đó các điều kiện cơ bản giữa các nước thành viên trong liên minh sẽ trở nên thuận lợi hơn, hấp dẫn hơn

Thứ ba

Hội nhập vào khu vực, thực hiện tự do hoá Thương Mại tạo điều kiện cho nước ta có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu vốn, công nghệ, trình độ quản lý..ừ các quốc gia khác trong liên minh. Về lâu dài tự do hoá Thương Mại góp phần tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, tự do hoá Thương Mại giúp tăng trưởng kinh tế bằng hai cách: tăng xuất khẩu và tăng năng suất cận biên của 2 yếu tố sản xuất là vốn và lao động.

Bên cạnh những lợi ích kinh tế chủ yếu trên đây, cũng cần phải thấy rằng việc hội nhập vào nền kinh tế các nước trong khu vực với các hình thức liên kết đa dạng từ thấp đến cao đang đặt ra cho nước ta những thử thách mới cần phải ứng xử cho phù hợp với quá trình tự do hoá Thương Mại. Những thử thách đó là :

Phải nhanh chóng điều chỉnh lại các cân đối trong nền kinh tế trên cơ sở xoá bỏ những hạn chế về Thương Mại như thuế quan, hàng rào phi thuế quan.

Vấn đề việc làm và giải quyết thất nghiệp.

Cải cách hệ thống tài khoá, đặc biệt là những trường hợp thuế quan mậu dịch có tỷ trọng đáng kể trong nguồn thu ngân sách và do đó làm nảy sinh những khó khăn trong quá trình cân đối ngân sách của chính phủ.

Cần phải thiết lập khuôn khổ pháp lý chung ( luật chơi chung) đối với các nước thành viên.

Vấn đề giải quyết công bằng, bình đẳng trong xã hội và giữa các nước trong nội bộ khu vực.

tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996. Đây được coi là một bước đột phá về hành động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tiếp đó, năm 1996 Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và đến năm 1998, Việt Nam được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).

Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một bước đi quan trọng khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm 2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập Tổ chức này.

Tình hình Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có một số điểm nổi bật sau :

1. Việt Nam đang tích cực tham gia và phát huy vai trò thành viên trong các tổ chức kinh tế quốc tế.

Với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế: WTO, ASEAN, APEC, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết và tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các tổ chức này. Cụ thể như sau:

* Trong khuôn khổ WTO:

  • Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách thương mại theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn, việc cải cách này thể hiện ở các cam kết đa phương về pháp luật và thể chế cũng như các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ.

* Trong khuôn khổ ASEAN

  • Sau 16 năm tham gia Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, 1995-2011), mối quan hệ hợp tác khu vực giữa Việt Nam với ASEAN ngày càng phát triển toàn diện và có tác động sâu sắc tới đời sống kinh tế, xã hội và chính trị của Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn hợp tác khu vực và thế giới. Đối với Việt Nam, ASEAN luôn là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất (riêng năm 2009, ASEAN là nhà đầu tư lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ).

  • Việc thực hiện các cam kết hội nhập sâu rộng nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 đã đóng góp thiết thực cho việc cải thiện môi trường luật pháp trong

nước, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như làm cơ sở, làm tiền đề giúp Việt Nam tham gia các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương khác.

* Trong khuôn khổ APEC

  • Đối với Việt Nam, Diễn đàn APEC có ý nghĩa hết sức quan trọng. APEC là khu vực dành viện trợ phát triển lớn nhất, chiếm tới 65% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu, và 75% tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

* Trong khuôn khổ ASEM

  • Là diễn đàn đại diện hơn 60% dân số thế giới và đóng góp hơn 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, ASEM không chỉ là cầu nối cho quan hệ đối tác mới giữa hai châu lục Á-Âu mà còn hướng tới mục tiêu đem lại những đóng góp thiết thực cho hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới.
Was this document helpful?

[123doc] - phan-tich-tinh-tat-yeu-khach-quan-cua-hoi-nhap-quoc-te-trong-gian-doan-hien-nay

Course: Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01)

999+ Documents
Students shared 6490 documents in this course
Was this document helpful?
CÂU HỎI THẢO LUẬN CỦA NHÓM 4:
Phân tích tính tất yếu khách quan của hội nhập quốc tế trong gian đoạn hiện nay?
Cơ sở của hội nhập kinh tế
Ngày nay, các quốc gia trên thế giới trong quá trình phát triển đã từng bước
tạo lập nên các mối quan hệ song phương và đa phương nhằm từng bước tham gia
vào các liên kết kinh tế quốc tế với những mức độ khác nhau, nhằm đưa lại lợi ích
thiết thực cho mỗi bên. Chính các liên kết kinh tế quốc tế là sự biểu hiện rõ nét của
hai xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra hết sức sôi động và đặc
biệt quan trọng trong những năm gần đây.
Toàn cầu hoá kinh tế là hình thành một thị trường thế giới thống nhất, một
hệ thống tài chính tín dụng toàn cầu, là việc phát triển và mở rộng phân công lao
động quốc tế theo chiều sâu, là sự mở rộng giao lưu kinh tế và khoa học – công
nghệ giữa các nước trên quy mô toàn cầu, là việc giải quyết các vấn đề kinh tế – xã
hội có tính chất toàn cầu như vấn đề dân số, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi
trường sinh thái nhằm mục đích hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển, tiến tới
tự do hoá hoàn toàn những di chuyển nói trên giữa các nước thành viên trong khu
vực.
Tác động của hội nhập kinh tế quốc tê đối với Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu khách quan trong thế giới ngày nay. Đối
với các nước đang và kém phát triển (trong đó có Việt Nam) thì hội nhập kinh tế
quốc tế là con đường tốt nhất để rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác
và có điều kiện phát huy hơn nữa những lợi thế so sánh của mình trong phân công
lao động và hợp tác quốc tế.
Có thể nói sự hội nhập của nền kinh tế các nước trong khu vực đang đưa lại những
lợi ích kinh tế khác nhau cho cả người sản xuất và người tiêu dùng trong các nước
thành viên. Đặc biệt là nước ta thì mở cửa và hội nhập với các nước trong khu vực
và trên toàn thế giới đang là xu thế tất yếu. Chính sự hội nhập này đã đem lại cho
Việt Nam nhiều lợi ích đáng kể. Cụ thể:
Thứ nhất