Skip to document

Nội dung và Phương pháp giáo dục nhóm 07

Nội dung và Phương pháp giáo dục nhóm 07 sadsadcxczxczxzxzxzxzxzxzxzxz...
Course

an ninh mạng (2021)

334 Documents
Students shared 334 documents in this course
Academic year: 2015/2016

Comments

Please sign in or register to post comments.

Preview text

3. Nội dung giáo dục

3. Giáo dục đạo đức - công dân

3.1. Khái niệm đạo đức và giáo dục đạo đức

*Theo nghĩa rộng , đạo đức là một lĩnh vực của ý thức xã hội, phản ánh các quan hệ xã hội (quan hệ đói với cộng đồng, môi trường, bản thân,...), thực hiện chức năng xã hội quan trọng là điều chỉnh hành vi của con người.

  • Đạo đức được duy trìcủng cố bằng sức mạnh của dư luận, lương tâm.

  • Đạo đức biển đổiphát triển cùng với sự biến đổi và phát triển của các điều kiện KT-XH (Là một lĩnh vực của ý thức xã hội).

*Theo nghĩa hẹp , đạo đức là hệ thống những chuẩn mực, giá trị, nguyên tắc, quy tắc do xã hội quy định nhằm mục đích định hướng, điều khiển, điều chỉnh và đánh giá hành vi của mỗi cá nhân trong các mối quan hệ, làm cho hành động của cá nhân phù hợp với lợi ích của xã hội.

  • Giáo dục đạo đức là quá trình tác động và ảnh hưởng có mục đích, tổ chức có kế hoạch, có sự chọn lựa về nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục với vai trò chủ đạo của nhà giáo dục nhằm hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức của nhân cách học sinh.

3.1. Nhiệm vụ giáo dục đạo đức

  • Hình thành cho học sinh thế giới quan, nhân sinh quan khoa học, hiểu biết về những chuẩn mực, giá trị đạo đức, pháp luật để tạo ra thái độ đồng tình, chấp nhận thực hiện các yêu cầu của chuẩn mực đạo đức, pháp luật trong các mối quan hệ với cộng đồng, với lao động và môi trường.

  • Tạo ra ở học sinh những xúc cảm, tình cảm, niềm tin tích cực khi thực hiện các yêu cầu chuẩn mực đạo đức, pháp luật.

  • Tổ chức cho học sinh thực hiện các chuẩn mực đạo đức, pháp luật trong các hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt cộng đồng và tập thể nhằm hình thành hành vi và thói quen hành vi đạo đức đúng đắn.

Tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh và đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh mà thực hiện các nhiệm vụ giáo dục đạo đức một cách linh hoạt, sáng tạo.

3.1. Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh ở nhà trường phổ thông

- Giáo dục ý thức, thái độ, hành vi đúng đắn đối với đất nước, dân tộc, quốc tế

Lòng yêu nước là một phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam, đó cũng là một truyền thống quí báu, một tình cảm sâu sắc và hết sức thiêng liêng đối với mỗi người dân Việt Nam.

Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trước hết là giáo dục lòng yêu quê hương - nơi mỗi người sinh ra và lớn lên, “nơi chôn nhau cắt rốn của mình”; giáo dục tình cảm gắn bó với người thân và mọi người xung quanh...; hình thành ý thức, thái độ, tình cảm tích cực đối với truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc. Giáo dục lòng yêu nước ngày nay gắn liền với định hướng phát triển XHCN, giáo dục lí tưởng sống tốt đẹp vì hạnh phúc của dân tộc, giáo dục tinh thần hợp tác quốc tế, tình hữu nghị giữa các dân tộc, tình đoàn kết anh em với các nước trong khu vực và thế giới; hình thành cho học sinh thái độ không đồng tình với sự thù hằn dân tộc, chủ nghĩa khủng bố và phân biệt chủng tộc.

- Giáo dục ý thức, thái độ, hành vi đúng đắn đối với lao động, công việc

Lao động không chỉ là phương tiện nuôi sống con người mà còn là một phương tiện giáo dục, một nguyên tắc đạo đức và một phẩm chất cơ bản của nhân cách XHCN. Giáo dục thái độ đối với lao động, công việc là hình thành cho học sinh quan niệm đúng về lao động; hiểu rõ vị trí, vai trò của lao động và người lao động, tin vào sức sáng tạo vĩ đại của nhân dân lao động và tin vào khả năng học tập, lao động của bản thân, có thái độ kính trọng người lao động, yêu quý sản phẩm lao động, có ý thức tiết kiệm và bảo vệ của công, xây dựng các phẩm chất của người lao động mới như tính tự giác, cần cù, sáng tạo, trung thực, vì hạnh phúc của mọi người, lao động có tính tổ chức, kỉ luật, có kĩ thuật và đạt năng suất cao; hình thành ở học sinh thái độ khinh ghét, dũng cảm đấu tranh chống những kẻ lười biếng lao động, gian dối, bóc lột, ăn cắp của công.

- Giáo dục ý thức, thái độ, hành vi đúng đắn đối với mọi người và cộng đồng

Thái độ đúng đắn đối với mọi người là một nội dung quan trọng của đạo đức. Đó là tình thương tích cực đối với mọi người, xem hạnh phúc của người khác như hạnh phúc của bản thân; quan tâm, thông cảm tích cực với mọi người xung quanh, tôn trọng phẩm giá của con người và tỏ thái độ tích cực chống áp bức bóc lột để giải phóng người lao động. Giáo dục thái độ đúng đắn đối với mọi người là hình thành cho học sinh quan niệm đúng về tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình, tình cảm đối với người thân và những người xung quanh; biết tôn trọng, bao dung và chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ, người già, người tàn tật, những người có hoàn cảnh khó khăn...; có thái độ phê phán, không đồng tình với những tư tưởng, hành vi lạc hậu, lỗi thời còn rơi rớt lại làm hạ thấp giá trị con người.

Giáo dục cho học sinh thái độ đối với cộng đồng là hình thành cách sống “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, giáo dục ý thức và thói quen luôn đặt lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân; kết hợp hài hoà giữa lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân, nêu cao tinh thần trách nhiệm và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với tập thể, quan tâm đến sự phát triển tích cực của tập thể, có tinh thần hợp tác giúp đỡ nhau trong cuộc sống cộng đồng và hình thành tính tích cực hoạt động xã hội cho học sinh.

- Giáo dục ý thức, thái độ, hành vi đúng đắn đối với bản thân

  • Tổ chức, hướng dẫn học sinh nắm vững hệ thống trị thức phổ thông, cơ bản, hiện đại về thể dục, thể thao, vệ sinh thường thức, chăm sóc, bảo vệ và phát triển sức khỏe

  • Rèn luyện cho học sinh hệ thống khả năng, kĩ xảo cơ bản về thể dục thể thao và các phẩm chất vận động theo chương trình giáo dục.

  • Hình thành cho học sinh hứng thú, nhu cầu, ý chí, nghị lực, thói quen rèn luyện thể dục thể thao và giữ gìn vệ sinh để nâng cao sức khỏe.

  • Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài thể dục thể thao cho đất nước.

  • Giáo dục cho học sinh những phẩm chất nhân cách khác trong quá trình giáo dục thể chất

1.3áo dục thẩm mĩ

1.3.1ái niệm thẩm mĩ và giáo dục thẩm mĩ

  • Thẩm mĩ là hiểu biết và cảm thụ về cái đẹp.

  • Giáo dục thẩm mĩ là quá trình giáo dục nhằm bồi dưỡng cho học sinh sự hiểu biết, cảm thụ, đánh giá đúng cái đẹp trong tự nhiên, trong cuộc sống, trong nghệ thuật, hình thành ở học sinh nhu cầu và năng lực sáng tạo cái đẹp trong cuọc sống và nghệ thuật.

  • Giáo dục thẩm mĩ gồm các bộ phận sau:

  • Nhận thức thẩm mĩ gồm các tri thức quan niệm, tư tưởng về giá trị thẩm mĩ.

  • Tình cảm thẩm mĩ gồm những rung cảm thẩm mĩ, những phản ứng nhanh chống và tinh tế về cảm xúc và tình cảm, tính nhạy cảm với cái đẹp và cái không đẹp.

  • Lí tưởng thẩm mĩ gồm quan niệm về cái đẹp một cách hoàn thiện nhất, kiểu mẫu nhất, lôi cuốn con người vươn tới.

  • Năng lực thẩm mĩ là năng lực cảm thụ, vận dụng sáng tạo cái đẹp theo quy lực thẩm mĩ.

  • Giáo dục thẩm mĩ có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện nhân cách con người.

  • Đối với xã hội, nhu cầu thẩm mĩ là yếu tố kích thích thúc đẩy sự phát triển xã hội, làm cho xh có cuộc sống vui tươi hơn, tình cảm con người phog phú, năng xuất lao động cao hơn, xây dựng thuần phong mĩ tục.

  • Đối với nhà trường, giáo dục thẩm mĩ là một nội dung giáo dục toàn diện hỗ trợ cho các mặt giáo dục khác nhằm góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện.

1.3. Nhiệm vụ của giáo dục thẩm mĩ

  • Hình thành cho học sinh hệ thống tri thức, quan niệm đúng đắn về cái đẹp và cái chưa đẹp. Bồi dưỡng năng lực tri giác, cảm thụ cái đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và nghệ thuật.

  • Bồi dưỡng tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ đúng đắn cho học sinh.

  • Hình thành phát triển năng lực vận dụng, sáng tạo cái đẹp trong đời sống và trong nghệ thuật.

Giáo dục lao động và hướng nghiệp

Giáo dục lao động

Khái niệm

  • Lao động là một loại hình lao động đặc biệt của con người nhằm sản xuất ra sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội và là điều kiện cần thiết cho sự phát triển nhân cách của con người.
  • Giáo dục lao động là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục nhân cách, tổ chức học sinh vào hoạt động lao động, mà hình thành ở học sinh thái độ tích cực, trang bị cho học sinh những tri thức và kĩ năng lao động cần thiết để bồi dưỡng những năng lực và phẩm chất của người lao động mới.

Ý nghĩa

  • Rất quan trọng góp phần tạo nên thái độ và thói quen hoạt động tích cực cho thế hệ trẻ.
  • Nếu được thực hiện tốt sẽ ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến hiệu quả của các mặt giáo dục như trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ và thể chất.

Nhiệm vụ

  • Tổ chức học sinh nắm vững hệ thống tri thức cơ bản về các loại hình lao động phổ biến, những nguyên tắc chung của lao động, những kĩ năng sử dụng các công cụ lao động phổ thông phổ biến, những hiểu biết ban đầu về kinh tế, bước đầu hình thành tư duy kỹ thuật, sáng tạo và tổ chức lao động tập thể.
  • Hình thành ở học sinh những cơ sở ban đầu của phẩm chất người lao động trong thời đại mới, những thói quen và kĩ năng lao động tập thể, kết hợp lao động trí óc và lao động chân tay, giữ gìn vệ sinh trong lao động....
  • Tạo mọi điều kiện hợp lí để học sinh vật dụng tri thức, kĩ năng vào cuộc sống, bước đầu đóng góp sức mình xây dựng xã hội.

Những loại hình giáo dục lao động

  • Học tập: tổ chức cho học sinh học tập một cách có kế hoạch, có tổ chức khoa học, yêu cầu thực hiện việc học tập có nề nếp, kĩ luật và nỗ lực ý chí, tích cực, tự giác cao là con đường để rèn luyện phẩm chất của người lao động mới.

nạn lao động, giảm sự thuyên chuyển nghề, là phương tiện quản lí công tác kế hoạch hoá phát triển về kinh tế, xã hội trên cơ sở khoa học

  • Về xã hội: góp phần giúp học sinh tự giác đi học nghề, khi có nghề sẽ tự tìm việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội, giảm tội phạm, ổn định xã hội....

Nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông

Chỗ này nè m vẽ cái hình trang 208 dô đi cho ngắn

Định hướng nghề nghiệp

  • Nhiệm vụ của thông tin nghề nghiệp là thông tin cho học sinh về đặc điểm hoạt động và yêu cầu phát triển của các nghề trong xã hội.
  • Nhiệm vụ của giáo dục nghề nghiệp là giúp cho học sinh làm quen với một số nghề cơ bản, phổ biến của địa phương và xã hội.
  • Nhiệm vụ của tuyên truyền nghề nghiệp là làm cho học sinh chú ý đến những nghề đang phát triển có nhu cầu cấp thiết về nhân lực và cần lực lượng lao động trẻ.

Tư vấn nghề nghiệp

Tư vấn nghề là một hệ thống biện pháp tâm lí – giáo dục nhằm đánh giá toàn bộ năng lực thể chất và trí tuệ của thanh thiếu niên.

Nhiệm vụ của tư vấn nghề nghiệp

  • Chuẩn đoán những thuộc tính và phẩm chất quan trọng về mặt nghề nghiệp
  • Đối chiếu cấu trúc tâm lí của nhân cách và của hoạt động nghề nghiệp
  • Xác định con đường tiếp tục phát triển nhân cách

Các kiểu tư vấn nghề

Ngay đây là trang 210 m chỉ cần vẽ cái sơ đồ thui

Tạo điều kiện cho tuyển chọn nghề nghiệp

  • Tuyển chọn nghề nghiệp là xác định các đối tượng dự tuyển có phù hợp với một số nghề cụ thể hay không để có quyết định tuyển hay không tuyển vào học hay làm việc.
  • Tuyển chọn nghề đi từ nghề/ nhóm nghề đến con người xuất phát từ nghề/ nhóm nghề để chọn người vào học hay làm việc

Ý nghĩa của tuyển chọn nghề nghiệp

  • Tuyển chọn nghề giúp cho việc ngăn ngừa hay giảm bớt tai nạn lao động, đặc biệt trong giao thông vận tải
  • Tuyển chọn nghề giúp cho con người đến được với nghề mà họ phù hợp, thành công trong nghề, yên tâm và gắn bó với nghề.

Tóm lại, hướng nghiệp là một quá trình giáo dục liên tục từ những năm học ở trường phổ thông đến quá trình học nghề và hành nghề của con người. Đặc biệt ở lứa tuổi học sinh, nguyện vọng nghề nghiệp, năng lực, các yếu tố tâm lí có khả năng biến đổi khá lớn dưới tác động của quá trình giáo dục.

4ƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HỌC

4 Khái niệm và phân loại phương pháp giáo dục

Khái niệm:

Là cách thức tiếp cận và giải quyết một vấn đề nào đó, là con đường để thực hiện một nhiệm vụ, đặt tới mục đích nào đó, trả lời các câu hỏi "Làm như thế nào?, "Bằng cách nào?"

PPGD là nhân tố cơ bản của HĐGD, nó phản ánh cách thức tổ chức và tự tổ chức các loại hình hoạt động phong phú, đa dạng của nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm chuyển hóa những yêu cầu, chuẩn mực do xã hội quy định thành những phẩm chất nhân cách, hành vi, thói quen của người được giáo dục.

PPGD là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của nhà giáo dục và người được giáo dục, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của nhà giáo dục nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục, phù hợp với mục đích giáo dục. Một số đặc điểm của PPGD:

- PPGD là 1 nhân tố cơ bản của HĐGD có mối quan hệ tương tác với nhân **tố khác của HĐGD.

  • PPGD thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa cách thức hoạt động của** nhà giáo dục và người được giáo dục : hoạt động của nhà giáo mang tính chủ đạo, còn hoạt động của người được giáo dục màn tính tự giác, tích cực, chủ động, thực hiện dưới tác động chủ đạo của nhà giáo dục. - PPGD được biểu hiện thông qua các biện pháp giáo dục khác nhau, trao đổi vai trò cho nhau trong từng tình huống sư phạm cụ thể. Trong một số trường hợp thì phương pháp đóng vai trò là cách thức độc lập giải quyết các nhiệm vụ giáo dục, trong số trường hợp khác thì phương pháp lại trở thành biện pháp có tác dụng hỗ trợ. - PPGD rất phức tạp và đa dạng : tính phức tạp của PPGD thể hiện ở chỗ nó không có một khuôn mẫu cố định nào. Cùng một PPGD nhưng có thể vận dụng thành công ở đối tượng này nhưng lại kém hiệu quả ở đối tượng khác và việc vận dụng PPGD tùy thuộc vào tình huống sư phạm cụ thể. Tính đa dạng của PPGD thể hiện ở chỗ có nhiều PPGD khác nhau và sử dụng nó một cách linh hoạt tùy thuộc vào đối tượng giáo dục.

Phân loại phương pháp:

 Thái độ của nhà giáo dục phải tự tin, chân thành và thiện chí.

Nhóm PPGD này bao gồm các phương pháp cụ thể sau đây:

4.2.1. Phương pháp giảng giải.

Giảng giải là phương pháp nhà giáo dục dùng lời nói để giải thích, chứng minh

các chuẩn mực xã hội đã được quy định, nhằm giúp cho học sinh hiểu và nắm được ý

nghĩa, nội dung, quy tắc của việc thực hiện của các chuẩn mực này. Nhờ đó mà học

sinh có cơ hội để lĩnh hội một cách tích cực những chuẩn mực xã hội, hình thành tình

cảm, niềm tin để có thể tự giác thực hiện những chuẩn mực này với thái độ và động cơ

đúng đắn.

Một số yêu cầu cơ bản của PP giảng giải:

 Chuẩn bị nội dung về những chuẩn mực giáo dục để giảng giải đầy đủ, chính xác.

 Khi giảng giải phải dùng lời nói rõ ràng, khúc chiết, không dài dòng, lan man.

 Nên tạo điều kiện để học sinh có thể liên hệ với thực tế, với bản thân.

4.2.1. Phương pháp đàm thoại.

Đàm thoại là phương pháp trò chuyện, trao đổi giữa nhà giáo dục và học sinh,

hoặc giữa học sinh với nhau về các chủ đề giáo dục (đạo đức, thể chất, thẩm mĩ và lao

động) có tác dụng hình thành, củng cố nhận thức, tình cảm và niềm tin cho học sinh.

Mục đích của đàm thoại nhằm lôi cuốn học sinh vào các sự kiện, các hiện tượng và

tình huống trong cuộc sống, trên cơ sở đó mà hình thành ý thức và thái độ đúng đắn

đối với hiện thực cuộc sống. Nội dung của đàm thoại càng gần với kinh nghiệm sống

của học sinh thì càng có hiệu quả. Đàm thoại trong giáo dục có thể tiến hành với một

học sinh, một nhóm hay tập thể học sinh.

Trong thực tiễn giáo dục, đàm thoại có thể chuẩn bị trước xoay quanh một chủ

đề nhất định hay đàm thoại tự nhiên diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Dù đàm thoại

ở hình thức nào thì vấn đề cơ bản là tạo không khí thân mật, gần gũi, tự nhiên giữa

nhà giáo dục và người được giáo dục để người được giáo dục chủ động, mạnh dạn bày

tỏ quan điểm của mình. Từ đó nhà giáo dục nắm được nhận thức, tâm tư tình cảm, xu

hướng... của học sinh mà uốn nắn, điều chỉnh kịp thời.

 Đối với đàm thoại có chuẩn bị trước cần chọn chủ đề đúng hướng, có ý nghĩa, phù hợp với đối tượng; chuẩn bị chu đáo về kế hoạch, nội dung, cách thức tiến hành, phân công cụ thể; tổ chức đàm thoại và tổng kết, đánh giá.  Đối với đàm thoại riêng với từng học sinh (học sinh cá biệt, học sinh có vấn đề...) nhà giáo dục phải biết cách giao tiếp khéo léo, tế nhị, thận trọng, tìm hiểu học sinh cặn kẽ, đánh giá có lí, có tình. Đặc biệt phải thật sự thương yêu học sinh, tin tưởng, tôn trọng nhân cách học sinh, tuyệt đối tránh sự xúc phạm, thô bạo, cứng nhắc.  Trong qúa trình đàm thoại nhà giáo dục có thể đặt ra những câu hỏi, vấn đề nhằm định hướng cho học sinh suy nghĩ , phân tích, đánh giá tình huống. Nhà giáo dục phải có sự đánh giá, tổng kết, rút ra kết luận cuối cùng, khắc sâu vấn đề để học sinh hiểu và tin hơn.

4.2.1. Phương pháp kể chuyện.

Kể chuyện là phương pháp nhà giáo dục dùng lời nói, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt để

kể lại, thuật lại một cách sinh động một câu chuyện có ý nghĩa giáo dục. Qua nội dung

câu chuyện và cách thức kể chuyện của nhà giáo dục, có thể hình thành và phát triển ở

 Lời nói phải sinh động, diễn cảm, điệu bộ, giọng nói, nét mặt phải luôn luôn thay đổi cho phù hợp với tình tiết của cốt truyện, gây được sự chú ý và những xúc cảm mạnh mẽ, sâu sắc ở học sinh. Khi kể chuyện nên sử dụng kèm theo tranh ảnh để minh hoạ hấp dẫn, gây ấn tượng cho người nghe.  Trong khi kể chuyện phải nêu bật được những chi tiết, những tình huống cơ bản của nội dung câu chuyện giúp cho học sinh không bị phân tán chú ý vào những chi tiết vụn vặt, không phù hợp.  Cần phải theo dõi nét mặt, thái độ của người nghe để kịp thời điều chỉnh cách kể chuyện.  Sau khi kể chuyện xong, có thể yêu cầu học sinh tóm tắt lại câu chuyện, nêu nhận xét về những vấn đề mà mình quan tâm, nêu một số câu hỏi hay vấn đề cần thiết để học sinh dựa vào nội dung truyện kể mà trao đổi ý kiến, rút ra những kết luận bổ ích, từ đó giúp các em hiểu sâu sắc nội dung của truyện kể.

4.2.1. Phương pháp nêu gương.

Nêu gương là phương pháp dựa trên cơ sở tâm lí hay bắt chước của người được

giáo dục, nhất là trẻ em, dùng những tấm gương sáng của cá nhân hay tập thể để kích

thích người được giáo dục học tập và làm theo. Sức mạnh thuyết phục của phương

pháp này là ở chỗ dựa vào tình cảm tích cực của học sinh đối với người đã có hành

động mà học sinh cho là có giá trị, hoặc đối với chính hành động đó. Phương pháp này

không chỉ phát triển được năng lực phê phán, đánh giá hành vi của người khác để từ

đó có thể rút ra những kết luận bổ ích mà còn giúp học sinh biết học tập, noi theo

những gương tốt, tránh những hành vi xấu, đồng thời hình thành cho học sinh niềm tin

về những chuẩn mực xã hội và mong muốn có được những hành vi phù hợp.

Thông thường khi nói đến nêu gương thì có nghĩa là dùng những tấm gương

sáng, gương chính diện để giáo dục học sinh. Ví dụ: gương các bạn học tốt, lao động

giỏi, khắc phục khó khăn để học giỏi... Tuy nhiên, khi vận dụng phương pháp này

chúng ta cũng có thể dùng cả những tấm gương xấu, gương phản diện để giáo dục học

sinh. Ví dụ: gương một học sinh lười học, chơi bời lêu lổng kết quả sẽ ra sao,... Qua

những gương xấu này nhà giáo dục có thể tạo điều kiện để người người được giáo dục

phân tích, đánh giá và trên cơ sở đó tránh được những hành vi sai lầm tương tự. Điều

cần nhấn mạnh có ý nghĩa quyết định khi sử dụng PPGD này đó là tấm gương sáng

của chính bản thân nhà giáo dục. Vì vậy, trong quá trình giáo dục học sinh nhà giáo

dục không chỉ nêu gương mà còn cần phải làm gương cho học sinh.

Để phát huy tác dụng của phương pháp này cần lưu ý:

 Phải lựa chọn những tấm gương sáng (hay gương phản diện) phù hợp với mục tiêu giáo dục, đặc điểm tâm sinh lí của học sinh (khi sử dụng những gương phản diện nên lưu ý đến tác dụng phụ, không nên lạm dụng quá trong việc sử dụng gương phản diện).  Những gương được lựa chọn phải có tính khả thi để học sinh có thể học tập được.  Tạo điều kiện cho học sinh liên hệ với thực tế, nêu lên những tấm gương cần phải noi theo và những gương xấu cần phải phê phán.

 Đây là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hiện một cách đều đặn có kế hoạch nhầm hình thành và cũng cố kỹ năng kỹ xảo thực hiện hành vi và hình thành phẩm chất nhân cách phù hợp.

 Những điều cần lưu ý để thực hiện phương pháp này:  Học sinh phải nắm được các quy tắc hành vi, hình dung rõ những hành vi cần được thực hiện.  Trong những trường hợp cụ thể nên nêu mẫu cho học sinh về những hành vi cần luyện tập.  Hình thành cho học sinh nhu cầu luyện tập và tạo điều kiện luyện tập theo quy tắc hành vi theo mẫu hành vi đã được giới thiệu.  Khuyến khích người được giáo dục luyện tập thường xuyên.  Luyện tập cần phải có thời gian thích hợp không nên nôn nóng vội vàng lúc đầu cần chính xác sau đó mới yêu cầu nhanh.  Tập thói quen tiến hành trong nhiều tình huống khác nhau phù hợp với lứa tuổi và điều kiện giáo dục cần đưa học sinh vào cuộc sống đa dạng để luyện tập.  Kiểm tra, uốn nắn thường xuyên đồng thời khuyến khích học sinh tự kiểm tra uốn nắn hành vi của mình.  Chú ý tính toàn diện và tính chọn lựa cho phù hợp với từng học sinh.

3. Phương pháp rèn luyện :

 Đây là cách thức nhà giáo dục tổ chức các loại hoạt động đa dạng theo những nội dung giáo dục nhất định tạo điều kiện môi trường để học sinh tự ý thức tình cảm của mình về chuẩn mực nhằm củng cố những hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội quy định.

 Phương pháp này tạo cho học sinh có cơ hội tiếp xúc với nhiều tình huống từ đơn giản đến phức tạp từ dễ đến khó và đòi hỏi họ tự giải quyết có hiệu quả những tình huống được xảy ra trong học tập, lao động, sinh hoạt tập thể... Qua đó những hành vi, thói quen dần dần được hình thành, được rèn luyện một cách thành thục, bền vững.  Để tổ chức rèn luyện có hiệu quả cần phải:  Tạo điều kiện cho học sinh được rèn luyện trong nhiều tình huống khác nhau.  Tổ chức rèn luyện có hệ thống, thường xuyên, liên tục.  Kết hợp chặt chẽ kiểm tra và tự kiểm tra  Kết hợp chặt chẽ và thống nhất những rèn luyện với tự rèn luyện

4.2. Nhóm phương pháp kích thích và điều chỉnh hành vi ứng

xử của người được giáo dục

Trong quá trình giáo dục, người được giáo dục tham gia vào các hoạt động giáo

dục, rèn luyện hành vi theo định hướng các chuẩn mực xã hội quy định. Trong quá trình này có những người tự giác, tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục và có

những hành vi ứng xử phù hợp với các yêu cầu của xã hội, nhưng cũng có những người thiếu ý thức, không tự giác tham gia và có những hành vi ứng xử không phù hợp, thậm chí trái với các chuẩn mực xã hội. Vấn đề đặt ra là phải kích thích, khích lệ những hành vi phù hợp với yêu cầu xã hội và điều chỉnh những hành vi sai lệch, do đó trong quá trình giáo dục cần phải vận dụng nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử.

a. Phương pháp thi đua

Thi đua là phương pháp kích thích khuynh hướng tự khẳng định mình của

người được giáo dục, thúc đẩy họ cố gắng, hăng hái vươn lên và lôi cuốn cả những người khác cũng vươn lên giành những thành tích suất sắc cho cá nhân và tập thể. Trong thi đua, học sinh với tư cách là "người tham gia cuộc thi" có những điều kiện tinh thần rất thuận lợi do "không khí" thi đua tạo nên để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của mình trong hoạt động. Từ đó có thể hình thành và phát triển nhanh chóng và vững chắc những phẩm chất, năng lực cần thiết của con người mới. Ngoài ra phương pháp này còn có tác dụng kích thích sự nỗ lực vươn lên của cá nhân và tập thể, đề cao tinh thần trách nhiệm và hình thành mối quan hệ tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.

Trong nhà trường phổ thông, thi đua của học sinh được áp dụng vào nhiều lĩnh vực hoạt động: lao động, học tập, thể thao, văn nghệ... Tất cả các hoạt động này đều có cơ sở thực tế đáng tin cậy để đánh giá đúng kết quả của thi đua và có tác dụng kích thích, thúc đẩy phong trào chung.

*Khi sử dụng phương pháp này cần phải:

  • Quan tâm đúng mức cả ba giai đoạn của thi đua: phát động thi đua, tiến hành

thi đua và tổng kết, đánh giá thi đua.

  • Tổ chức, động viên học sinh tích cực, tự giác thi đua.

  • Thi đua với các mục đích cụ thể, rõ ràng, có tính thuyết phục; hình thức thi

đua phải sinh động, hấp dẫn.

  • Đảm bảo khách quan, trung thực, có ý nghĩa giáo dục.

  • Cần có sự uốn nắn, theo dõi, sơ kết, tổng kết, đánh giá kịp thời, công bằng và

đúng mực.

b. Phương pháp khen thưởng

Khen thưởng là phương pháp kích thích sư phạm bằng cách khẳng định và biểu dương thành tích, ưu điểm của học sinh trong quá trình rèn luyện. PPGD này có tác dụng gây cho học sinh cảm giác vui sướng, phấn khởi, làm cho họ có tâm lí tích cực, tin vào sức mình để nỗ lực hoạt động, củng cố, và phát huy thành tích đã đạt được.

Was this document helpful?

Nội dung và Phương pháp giáo dục nhóm 07

Course: an ninh mạng (2021)

334 Documents
Students shared 334 documents in this course
Was this document helpful?
3. Nội dung giáo dục
3.1. Giáo dục đạo đức - công dân
3.1.1. Khái niệm đạo đức và giáo dục đạo đức
*Theo nghĩa rộng, đạo đức một lĩnh vực của ý thức hội, phản ánh các quan hệ
hội (quan hệ đói với cộng đồng, môi trường, bản thân,…), thực hiện chức năng
hội quan trọng là điều chỉnh hành vi của con người.
- Đạo đức được duy trìcủng cố bằng sức mạnh của dư luận, lương tâm.
- Đạo đức biển đổi phát triển cùng với sự biến đổi phát triển của các điều kiện
KT-XH (Là một lĩnh vực của ý thức xã hội).
*Theo nghĩa hẹp, đạo đức hệ thống những chuẩn mực, giá trị, nguyên tắc, quy tắc
do hội quy định nhằm mục đích định hướng, điều khiển, điều chỉnh đánh giá
hành vi của mỗi nhân trong các mối quan hệ, làm cho hành động của nhân phù
hợp với lợi ích của xã hội.
- Giáo dục đạo đức quá trình tác động ảnh hưởng mục đích, tổ chức kế
hoạch, có sự chọn lựa về nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục với vai trò chủ
đạo của nhà giáo dục nhằm hình thành phát triển các phẩm chất đạo đức của nhân
cách học sinh.
3.1.2. Nhiệm vụ giáo dục đạo đức
- Hình thành cho học sinh thế giới quan, nhân sinh quan khoa học, hiểu biết về những
chuẩn mực, giá trị đạo đức, pháp luật để tạo ra thái độ đồng tình, chấp nhận thực hiện
các yêu cầu của chuẩn mực đạo đức, pháp luật trong các mối quan hệ với cộng đồng,
với lao động và môi trường.
- Tạo ra học sinh những xúc cảm, tình cảm, niềm tin tích cực khi thực hiện các yêu
cầu chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
- Tổ chức cho học sinh thực hiện các chuẩn mực đạo đức, pháp luật trong các hoạt
động học tập, lao động, sinh hoạt cộng đồng tập thể nhằm hình thành hành vi
thói quen hành vi đạo đức đúng đắn.
Tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh thực
hiện các nhiệm vụ giáo dục đạo đức một cách linh hoạt, sáng tạo.
3.1.3. Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh ở nhà trường phổ thông
- Giáo dục ý thức, thái độ, hành vi đúng đắn đối với đất nước, dân tộc, quốc tế
Lòng yêu nước một phẩm chất bản của con người Việt Nam, đó cũng một
truyền thống quí báu, một tình cảm sâu sắc hết sức thiêng liêng đối với mỗi người
dân Việt Nam.