Skip to document

Hành vi con người và môi trường xã hội + Cơ cấu xã hội

Phân tích một trường hợp và sử dụng các thuyết để phân tích trường hợp...
Course

Hành vi con người và môi trường xã hội

110 Documents
Students shared 110 documents in this course
Academic year: 2020/2021
Uploaded by:

Comments

Please sign in or register to post comments.
  • Student
    dddsd
  • Student
    dddsd

Preview text

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA XÃ HỘI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN --------------------------------------------

TIỂU LUẬN

BÀI TẬP LỚN MÔN

HÀNH VI CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI

CƠ CẤU XÃ HỘI

Sinh viên: Vũ Diệu Linh Mã số sinh viên: 1951010024 Lớp: Công tác xã hội K

Hà Nội, tháng 06 năm 2021

MỤC LỤC

  • A. HÀNH VI CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI:
    • I. Tóm tắt trường hợp của anh Đào Phi Hải và 3 người con nuôi:
    • II. Tác động của môi trường sống ảnh hưởng tới hành vi của thân chủ:
      • 1. Môi trường tâm lý:
      • 2. Môi trường địa lý:
      • 3. Môi trường văn hóa:
    • vấn đề của thân chủ: III. Vận dụng thuyết hệ thống và thuyết phát triển tâm lý xã hội để giải thích
      • 1. Vận dụng thuyết hệ thống:
        • 1. Tóm tắt quan điểm thuyết hệ thống:
        • 1. Vận dụng thuyết hệ thống và thuyết hệ thống sinh thái đối với thân chủ:
      • 2. Vận dụng thuyết phát triển tâm lý xã hội:
        • 2. Sơ lược lý thuyết thuyết phát triển tâm lý xã hội:
        • 2. Áp dụng lý thuyết phát triển tâm lý xã hội đối với thân chủ:
    • IV. Đề xuất giải pháp:
  • B. CƠ CẤU XÃ HỘI:
    • Phần I: Lý thuyết của vị thế xã hội:
      • 1. Khái niệm:
      • 2. Đặc điểm:
      • 3. Nguồn gốc
      • 4. Phân loại
      • 5. Vận dụng vào hành vi con người và môi trường xã hội:
    • Phần II: Thực hành:
      • tự quan hệ trong cơ cấu xã hội lớp học: 1. Phân tích yếu tố yêu cầu tài chính, yếu tố mạng lưới quan hệ xã hội và trật
      • hội khác: 2. Phân tích vị thế người con trong gia đình và mối quan hệ với các vị thế xã

I. Tóm tắt trường hợp của anh Đào Phi Hải và 3 người con nuôi:

  • Tuổi: 27

  • Giới tính: Nam

  • Nghề nghiệp: Dancer, biên đạo.

  • Sức khỏe: Ổn định.

  • Sức khỏe tinh thần: cảm thấy áp lực vì vai trò nguồn thu nhập chính trong gia đình và vì giúp đỡ 3 em Hiếu, Huy, Hào nên chưa có cơ hội phát triển sự nghiệp.

Vào 2013, Phi Hải làm nghề vũ công. Anh quen với 3 anh em ruột Lê Hiếu, Lê Huy, Lê Hào (Biên Hòa, Đồng Nai) trong cuộc thi "Thử thách cùng bước nhảy" với tư cách là đối thủ. Sau từng vòng thi, Hải và các em càng thân nhau. Mẹ các bé hay mời Hải xuống nhà chơi. Bất kể chuyện gì vui buồn, lũ nhỏ đều tìm Hải giãi bày.

Năm 2013, mẹ 3 em qua đời sau thời gian mắc bệnh suy thận giai đoạn cuối. Bố các em làm lao động chân tay, không đủ điều kiện nuôi con. Lê Hiếu là anh cả nhưng loay hoay chẳng biết làm gì, em gọi điện cho Hải khóc. Hiếu còn tâm sự với Hải, ước muốn của em là theo đuổi đam mê nhảy. Mẹ mất, bố khó khăn, có lẽ giấc mơ phải bỏ dở giữa chừng..ời tâm sự của cậu bé đã khiến Hải đau đáu nhiều ngày. Lòng trắc ẩn thôi thúc Hải đi đến một quyết định chớp nhoáng. Anh về thưa chuyện với người thân của Hiếu, Hào, Huy để đón 3 em về nuôi.

Mặc dù gia đình Hải không khá giả gì nhưng bố mẹ anh vẫn dang rộng vòng tay đón những đứa trẻ đáng thương đến với mình. Từ đó, căn hộ 4 0m2 có 6 người sinh sống. Anh Hải nói rằng: “ Nói nhận nuôi cũng không phải vì về đây các em có gì thì ăn đó. Có những ngày đi tập mà trong túi chỉ có 20 ngàn, 4 anh em nhìn nhau xem hôm nay phải đi tập như thế nào, ăn uống ra sao. Đã có thời gian dài 4 người phải ăn chung một suất cơm hộp cho đỡ đói”.

Bố đẻ các bé cũng hay gửi tiền về để chăm lo cho con. Hàng tuần, Hải lại đưa các bé về thăm bố và bà.

Hải vừa như người thầy, dẫn dắt các em vào nghề vũ công, vừa làm cha - chăm lo các em từng miếng cơm manh áo, vừa là người bạn - cùng các em đối mặt với những rắc rối của tuổi mới lớn...

Đến nay, đã 7 năm trôi qua, anh Hải vẫn tiếp tục giúp đỡ các em trong cuộc sống. Lê Hiếu giờ đã có thể sống riêng và tự lo cho cuộc sống của mình. Hiếu và Huy hiện đã trưởng thành và đã là vũ công thường xuyên tham gia biểu diễn cùng nhóm nhảy, đã có thể kiếm thu nhập bằng việc dạy nhảy cho trung tâm của anh Hải. Em Lê Hào cũng đã 13 tuổi, lớn khôn hơn rất nhiều và vẫn đam mê nhảy múa, Huy và Hào hiện vẫn đang sống cùng anh Hải và gia đình.

Vấn đề của anh Hải là hiện nay anh trở thành thu nhập chính của gia đình 6 người và a cảm thấy tiếc nuối khi anh không được cháy với đam mê của mình nhiều hơn và phải lo lắng vấn đề cơm áo gạo tiền. Điều này đôi lúc làm a trăn trở, nhưng a sẽ không đánh đổi quyết định nuôi dạy 3 em cho bất cứ điều gì.

II. Tác động của môi trường sống ảnh hưởng tới hành vi của thân chủ:

Ở đây, em xin phân tích tác động của môi trường sống tự nhiên và môi trường sống xã hội đã tác động đến quyết định nhận nuôi 3 em Lê Hiếu, Lê Huy, Lê Hào của thân chủ: Đào Phi Hải.

Môi trường sống: bao gồm môi trường tự nhiên trong đó cần nhấn mạnh môi trường vật lý ( nhiệt độ, không khí, áp suất...), môi trường tâm lý ( giao tiếp xã hội, gia đình, trường học, công sở,....). Môi trường sống là mối quan tâm hàng đầu đối với hầu hết chúng ta khi chúng ta chọn nơi sinh sống, làm việc, cũng như nơi chúng ta sẽ nghỉ ngơi. Môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất cũng như sức khỏe tinh thần của chúng ta.

thời cũng vô cùng lo lắng vì anh không có đủ điều kiện để chăm sóc các em. Tuy nhiên, bác Tám ( mẹ của anh Hải) rất thương các em vì bản thân bác cũng từng mất mẹ sớm, nên gia đình đồng ý nhận các em. Có thể nói, anh Hải được sự ủng hộ rất lớn từ phía gia đình để có thể đưa ra quyết định nhận nuôi các em.

  • Về công việc: Anh Hiếu và các em đều có chung đam mê về nhảy. Bản thân anh Hải khi đó cũng chỉ là một người đang đi tìm kiếm con đường thành công trong sự nghiệp. Khi thấy các em Hiếu, Huy Hào rất có tài năng nhưng đứng trước khả năng sẽ phải dừng lại đam mê của mình. Anh Hải không cam lòng, anh muốn có thể dạy các em tập luyện và phát triển hơn nữa.

2. Môi trường địa lý:

  • Về phía anh Hải: Anh sống cùng gia đình trong căn nhà khoảng 40m 2 tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó anh, chia sẻ căn nhà của mình cùng với 3 anh em Hiếu, Huy, Hào. Căn nhà dù đông người chật chội nhưng luôn rộn ràng. Đồng thời, vì ở Hồ Chí Minh nên sẽ dễ dàng cho việc tập luyện, đây cũng là thành phố hiện đại bậc nhất cả nước nên cơ hội việc làm ở đây sẽ có nhiều nhất.

  • Về phía 3 anh em Hiếu, Huy, Hào: Các em vốn sống ở Biên Hòa, Đồng Nai. Sau khi mẹ mất, bố không có khả năng nuôi, cuộc sống của các em vô cùng bấp bênh. Nơi các em sống không phải nơi có nhiều cơ hội để phát triển đam mê, các em cũng không có bạn bè ở đó. Đã từng có người ngỏ ý đưa 2 em Hiếu, Huy lên Sài Gòn sống nhưng như vậy em Hào sẽ phải ở lại một mình nên các em đã không đồng ý.

3. Môi trường văn hóa: Các em Hiếu, Huy, Hào là những người có tài năng nhảy hiphop. Tuy nhiên tại Việt Nam, bộ môn này mới chỉ phát triển ở những thành phố lớn. Để các em có thể

học tập và nâng cao kỹ năng một cách tốt nhất thì các em sẽ phù hợp để sinh sống và học tập tại những thành phố lớn như Sài Gòn.

vấn đề của thân chủ: III. Vận dụng thuyết hệ thống và thuyết phát triển tâm lý xã hội để giải thích

**thích vấn đề của thân chủ:

  1. Vận dụng thuyết hệ thống:
  2. Tóm tắt quan điểm thuyết hệ thống:** Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố đối với cùng loại hoặc cùng chức năng có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ làm thành một thể thống nhất. Một hệ thống được định nghĩa là một tổng thể phức hợp gồm nhiều yếu tố liên quan đến nhau và mỗi biến động trong một yếu tố nào đó cũng tác động lên những yếu tố khác và tác động lên toàn bộ hệ thống. Một hệ thống có thể gồm nhiều tiểu hệ thống, đồng thời là một bộ phận của một đại hệ thống. Có những hệ thống khép kín, không trao đổi với hệ thống xung quanh. Lý thuyết hệ thống sinh thái và cách tiếp cận theo lý thuyết hệ thống sinh thái theo truyền thống được dựa trên một mô hình tâm lý học của Freud, trong đó chẩn đoán và điều trị tập trung chủ yếu vào tâm lý của thân chủ và sự can thiệp tích cực, nhanh chóng của gia đình. Lý thuyết này chú trọng đến việc kết kết nối các mối quan hệ giữa con người và môi trường để giải quyết vấn đề mà con người đang đối diện, từ thuyết hệ thống sinh thái này, nhân viên xã hội có thể đánh giá môi trường sống của thân chủ như gia đình, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, cơ quan... nhằm hiểu tình trạng vị trí hiện tại của thân chủ trong môi trường mà học đang sống. 1. Vận dụng thuyết hệ thống và thuyết hệ thống sinh thái đối với thân chủ:

cũng đã kiếm được thu nhập. Hào hiện đã 13 tuổi. Trong gia đình, 3 anh em đóng vai trò là người con, người cháu, người anh, em với nhau.

Các hệ thống khác xoay quanh hệ thống gia đình của anh Đào Phi Hải bao gồm bạn bè, bố các bé, cộng đồng, nơi làm việc ... cũng có ảnh hưởng đến gia đình anh,

Có thể thấy trong gia đình, chỉ có anh Hải là người có thu nhập ổn định nhất nhưng anh cũng là người chịu trách nhiệm đảm bảo chi tiêu trong gia đình, ngoài sự giúp đỡ của ba mẹ từ quán nước ở chợ mà mẹ anh Hải buôn bán thì mọi chi phí trong gia đình cũng như tiền ăn học của Huy và Hào đều do anh Hải chi trả. Vì trách nhiệm to lớn như vậy ngay từ khi sự nghiệp chưa phát triển và chưa có thời gian để phát triển đã khiến anh cảm thấy áp lực trước cuộc sống.

Vì không muốn gia đình lo lắng, anh Hải chưa từng nói ra những trăn trở của mình. Có những ngày anh Hải chỉ còn 20đ trong ví, những lúc như vậy, anh Hải và 3 em Hiếu, Huy, Hào phải ăn chung một hộp cơm. Anh giấu đi những khó khăn ấy cho gia đình không lo lắng và tiếp tục phấn đấu để cải thiện cuộc sống.

Anh Hải đã từng làm rất nhiều công việc để có tiền trang trải cho cuộc sống của mấy anh em. Từ đi diễn, dạy nhảy đến bán phụ kiện điện thoại, mỹ phẩm,... Chính vì thế, anh đã cảm thấy bất lực khi mình không được chạy theo đam mê của mình nhiều hơn mà phải làm việc nhiều như vậy vì nỗi lo cơm áo gạo tiền.

2. Vận dụng thuyết phát triển tâm lý xã hội: 2. Sơ lược lý thuyết thuyết phát triển tâm lý xã hội:

Thuyết phát triển tâm lý xã hội của Erik Erikson cho rằng nhân cách của con người hình thành từ lúc ra đời cho đến chết. Theo Erikson, mỗi con người đi qua 8 giai đoạn phát triển: cảm giác, cơ bắp, vận động, tiềm ẩn, tuổi vị thành niên, trưởng thành tuổi trẻ, trưởng thành và thành thục. Mỗi đoạn có những đặc trưng do những mâu thuẫn và một loạt những nhiệm vụ con người phải hoàn tất trước khi bước

sang giai đoạn tiếp theo. Ông cho rằng, sở dĩ con người gặp trở ngại trong việc phát triển là vì đã không có khả năng hoàn tất những nhiệm vụ ở giai đoạn trước đó. Trong mỗi giai đoạn phát triển, ông đều có một nhiệm vụ quan trọng mà giai đoạn đó phải giải quyết. Nếu giải quyết tốt nhiệm vụ của giai đoạn trước sẽ làm cơ sở phát triển cho giai đoạn sau.

Giai đoạn phát triển

Lứa tuổi Nhiệm vụ Những đặc trưng quyết định

Cảm giác 0-18 tháng Niềm tin >< mất niềm tin

Đứa trẻ tập nhiễm để hình thành những quan hệ đem lại niềm tin Cơ bắp 1-3 năm Tự chủ >< rụt rè, nghi ngờ

Đứa trẻ bắt đầu quá trình tách rời, bắt đầu tập nhiễm để được sống một cách tự chủ Vận động 3-6 năm Chủ động >< lỗi lầm

Học được những ảnh hưởng của môi trường. Trở nên có nhận thức nhiều hơn về bản sắc riêng Tiềm ẩn 6-12 năm Cần cù >< mặc cảm tự ti

Năng lượng hướng vào thành đạt những hoạt động sáng tạo và học tập Vị thành niên

12 -20 tuổi Bản sắc >< vai trò

Lứa tuổi chuyển tiếp, hoạt động hướng tới tuổi trưởng thành. Bắt đầu sát nhập niềm tin với những hệ giá trị đã tích lũy trước đó Trưởng thành tuổi trẻ

19 -24 tuổi Gần gũi >< cô độc

Học được những khả năng có những mối quan hệ gần gũi

tương lai để Huy và Hòa sẽ có không gian riêng của các em ấy. Chính vì những suy nghĩ này đã khiến anh gặp áp lực.

IV. Đề xuất giải pháp:

Câu chuyện của anh và 3 anh em Hiếu, Huy, Hào đã được nhiều người biết đến và nhờ đó anh nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ những người trong nghề. Anh nhận được sự yêu quý và nể phục của mọi người bởi “ Người có tài có tâm ắt sẽ có tầm”. Hiện nay, công việc đến với anh cũng nhiều hơn trước bởi bên cạnh tấm lòng lương thiện, anh cũng là một dancer tài năng đã đạt được vô số giải thưởng. Anh có chia sẻ rằng anh thích việc truyền dạy nghề cho thế hệ sau hơn trình diễn nên là một nhân viên xã hội, em sẽ liên hệ với các nhân viên xã hội trường học để các em học viên ở trung tâm của anh Hải có thể trình diễn ở đó, nhằm quảng bá hình ảnh của lớp học và truyền cảm hứng tới những trẻ em khác có chung đam mê được biết đến một người thầy tốt như anh Hải, đồng thời cũng giúp được anh Hải có nhiều khả năng phát triển kinh tế hơn Ngoài ra, với những áp lực về suy nghĩ và đam mê, em sẽ thực hiện tham vấn tâm lý để giúp anh bày tỏ nhiều hơn, giúp anh nhìn nhận lại những đóng góp mà anh đã làm, những thành tựu mà anh đã đạt được trong cuộc sống để anh có thêm nhiều năng lượng tích cực và tập trung phấn đấu cho sự nghiệp trong tương lai. Ngoài ra, em sẽ kết nối về phía gia đình quan tâm tới anh nhiều hơn, cởi mở, yêu thương và sẻ chia với anh nhiều hơn, tiếp tục là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho anh Hải. Cần phải đảm bảo anh sẽ không có những suy nghĩ tiêu cực vì nó có thể gây ra những hậu quả lâu dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của thân chủ. B. CƠ CẤU XÃ HỘI:

Phần I: Lý thuyết của vị thế xã hội:

1. Khái niệm:

Theo I. Robersons: Vị thế là một vị trí xã hội. Mỗi vị thế quyết định chỗ đứng của một cá nhân hay nhóm xã hội trong kết cấu xã hội cũng như quan hệ của cá nhân và nhóm xã hội đó với xã hội xung quanh.

Theo J.H: Vị thế là vị trí của một người đứng trong cơ cấu tổ chức xã hội theo sự thẩm định, đánh giá của xã hội. Vị thế xã hội là vị trí (địa vị) hay thứ bậc mà những người đang sống chung với một người nào đó dành cho anh ta một cách khách quan.

Vị thế xã hội (Social Status) là 1 chỉ số tổng quát xác định vị trí của 1 cá nhân hay 1 nhóm xã hội trong hệ thống các mối quan hệ xã hội. Nói đơn giản nó là vị trí của con người trong xã hội.

2. Đặc điểm:

  • Mỗi cá nhân có thể có nhiều vị thế khác nhau trong các mối quan hệ xã hội khác nhau.

  • Trải qua năm tháng con người lớn lên và tham gia ngày càng nhiều vào các nhóm xã hội khác nhau dẫn đến có nhiều vị thế xã hội khác nhau.

  • Các vị thế này tác động đến hành động của mỗi cá nhân trong quan hệ với những người xung quanh.

  • Chính các vị thế xã hội đã giúp cho ta xác định được vị trí cao hay thấp của các nhóm xã hội, từ đó nhận biết được các tầng xã hội khác nhau.

  • Vị thế xã hội của mỗi người có tính ổn định tương đối tuỳ thuộc vào cộng đồng người đó sống, những người đó đánh giá suy tôn (có thể thay đổi) của họ.

  • Một số điểm cần lưu ý khi nghiên cứu về vị thế:
  • Khi nói đến vị thế không nhất thiết phải gắn với người có uy tín và địa vị cao

5. Vận dụng vào hành vi con người và môi trường xã hội: Vị thế xã hội: Vị thế hay còn được gọi là vị trí trong cấu trúc xã hội. Tuy nhiên, vị thế còn nói lên thế và lực của chủ thể. Vị thế quyết định chỗ đứng và phương thức ứng xử của mỗi cá nhân hay nhóm xã hội. Tùy theo các góc độ khác nhau mà mỗi cá nhân hay nhóm xã hội có những vị thế khác nhau. Trong quan hệ xã hội, thường vị thế nghề nghiệp mang ý nghĩa quan trọng hơn cả, nó qui định những đặc trưng riêng của cá nhân hay nhóm xã hội. Vị thế xã hội là những đặc trưng, vai trò, nghĩa vụ thuộc về đời sống văn hóa xã hội, con người ta đạt được trong quá trình sản xuất và sinh sống của mình; Vị thế then chốt có thể do chính bản thân tạo ra nhưng cũng có thể do sự ưu tiên nào đó (như đẳng cấp, dòng dõi, thừa kế...) của xã hội; Vị thế không then chốt đó là những vị thế không đóng vai trò quyết định đặc điểm hay hành vi ứng xử xã hội của chủ thể. Con người sẽ có hành động cố gắng đạt được một vị thế nào đó hoặc không nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của vị thế sẵn có của mình. Và có những vị thế xã hội sẽ có mối liên hệ và tương tác với những vị thế xã hội khác. Chính vì thế trong nghiên cứu hành vi con người và môi trường xã hội cần quan tâm chú ý tới vị thế xã hội của đối tượng nghiên cứu để có thể khai thác đầy đủ thông tin.

Phần II: Thực hành:

1. Phân tích yếu tố yêu cầu tài chính, yếu tố mạng lưới quan hệ xã hội và trật tự quan hệ trong cơ cấu xã hội lớp học:

  • Yêu cầu tài chính trong cơ cấu lớp học:
  • Quỹ lớp: Để duy trì hoạt động trong lớp, mỗi kì,các thành viên trong lớp có nghĩa vụ đóng tiền quỹ lớp. Tiền này sẽ được trích để tặng quà các thầy cô, mua sắm

dụng cụ cần thiết cho lớp học, chuẩn bị cho những sự kiện của lớp như sinh nhật, tặng quà cho các thầy cô làm đại hội chi đội và các hoạt động cần sử dụng. Có thể chuyển khoản hoặc nộp trực tiếp

  • Tiền in giáo trình: Để học một cách tốt nhất thì sinh viên bắt buộc phải chuẩn bị giáo trình cho các môn. Vì số lượng in lớn nên lớp sẽ in chung để tiết kiệm thời gian. Lớp phó học tập sẽ phụ trách lên danh sách các bạn có nhu cầu in, ứng tiền trước, đi in và các thành viên trong lớp có nhiệm vụ giải ngân cho lớp phó học tập. Có thể chuyển khoản hoặc nộp trực tiếp

  • Tiền nộp đi thực tế của môn học: Trong những môn học cần đi thực tế ở địa phương xa để làm bài tập, sinh viên sẽ cần chuẩn bị trước lệ phí cho chuyến đi. Chính vì thế, cán bộ lớp đại diện là lớp trưởng sẽ tính toán về phí đi lại, tiền ăn uống... và dự trù một khoản phí hợp lý. Sau đó thông báo với các thành viên trong lớp, lập danh sách và thu tiền của các bạn. Sau khi các bạn hoàn thành việc nộp tiền đi thực tế, cần lên kế hoạch chuẩn bị cho chuyến đi và phân công các bạn phụ trách/ mua sắm những thứ cần thiết phục vụ cho nhu cầu cả lớp. Có thể chuyển khoản hoặc nộp trực tiếp

  • Tiền quỹ đóng liên chi: Cho các hoạt động của Đảng, Đoàn cũng cần có phí để duy trì. Với quỹ liên chi thì bí thư sẽ chịu trách nhiệm gửi quyết định thu đóng quỹ đến các thành viên trong lớp, và chịu trách nhiệm thu quỹ, lập danh sách, đánh dấu và bàn giao lại cho liên chi. Có thể chuyển khoản hoặc nộp trực tiếp

  • Tiền liên hoan: Cho những hoạt động liên hoan để gắn kết lớp, lớp phó đời sống có nhiệm vụ lên kế hoạch, dự trù kinh phí và nhận thu quỹ từ các bạn và quản lý tài chính trong các buổi liên hoan. Có thể chuyển khoản hoặc nộp trực tiếp

  • Mạng lưới quan hệ xã hội trong cơ cấu xã hội lớp học:

Mỗi cá nhân trong lớp học đều có những mạng lưới quan hệ trong lớp học như sau:

  • Tổ viên: Có nhiệm vụ đóng góp ý kiến xây dựng và hoàn thành các nhiệm vụ chung của lớp học.
  • Phó bí thư/ ủy viên: thực hiện nhiệm vụ theo phân công của bí thư.
  • Sơ đồ trật tự xã hội trong lớp học:

2. Phân tích vị thế người con trong gia đình và mối quan hệ với các vị thế xã hội khác: Trong gia dình em có vị thế là một người con. Đây là vị thế gán cho của em ngay từ khi sinh ra. Vị thế này không đứng độc lập mà nằm trong mối quan hệ với địa vị khác trong gia đình là bố và mẹ.

GIÁO VIÊN
LỚP TRƯỞNG BÍ THƯ

LỚP PHÓ HỌC TẬP LỚP PHÓ ĐỜI SỐNG

TỔ TRƯỞNG

PHÓ BÍ THƯ

ỦY VIÊN

TỔ VIÊN ĐOÀN VIÊN

Em là một người con thì phải có trách nhiệm phải yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Em đã đủ 18 tuổi có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

Bố mẹ có vai trò quan trọng trong việc giáo dục và nuôi dưỡng em thành người. Bố mẹ giúp em trong việc định hướng các quyết định và em có trách nhiệm tôn trọng ý kiến của bố mẹ.

Ngoài ra em còn được bố mẹ yêu thương chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ cả về vật chất và tinh thần. Tương tác xã hội giữa em và bố mẹ là mối quan hệ hai chiều, chăm sóc lẫn nhau.

Was this document helpful?

Hành vi con người và môi trường xã hội + Cơ cấu xã hội

Course: Hành vi con người và môi trường xã hội

110 Documents
Students shared 110 documents in this course
Was this document helpful?
HC VIN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYN
KHOA XÃ HI HC VÀ PHÁT TRIN
--------------------------------------------
TIU LUN
BÀI TP LN MÔN
HÀNH VI CON NGƯI VÀ MÔI TRƯNG XÃ HI
CƠ CU XÃ HI
Sinh viên: Vũ Diệu Linh
Mã s sinh viên: 1951010024
Lp: Công tác xã hi K39
Hà Ni, tháng 06 năm 2021