Skip to document

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại

Triết học
Course

triết (ab321)

646 Documents
Students shared 646 documents in this course
Academic year: 2021/2022

Comments

Please sign in or register to post comments.

Preview text

Câu 4: Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng

dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại.

Phân tích quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi

về chất và ngược lại, từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận. Vận dụng quy luật này

vào trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên ngày nay.

Bài làm:

  • Định nghĩa quy luật: Là mối liên hệ phổ biến, khách quan, bản chất, bền vững,tất

yếu giữa các đối tượng và nhất định tác động khi có điều kiện phù hợp.

+ Căn cứ vào trình độ tính phổ biến, các quy luật có thể được chia thành:

 Các quy luật riêng:Là các quy luật biểu hiện những mối liên hệ đặc trưng cho một phạm vi nhất định những hiện tượng cùng loại.

Ví dụ: Quy luật vật lý, quy luật hóa học, quy luật sinh học.

Các quy luật chung: Đó là các quy luật có phạm vi tác động rộng hơn so với quy luật riêng.

Ví dụ: Quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Quy luật này được áp dụng cho cả vật lý, hóa học, sinh học...

Những quy luật phổ biến: Đây là những quy luật tác động trong mọi lĩnh của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Ví dụ: Ba quy luật của phép biện chứng duy vật:

 Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.  Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.  Quy luật phủ định của phủ định.

+ Căn cứ vào lĩnh vực tác động, các quy luật được chia thành ba nhóm lớn sau:

- Quy luật tự nhiên: Là những quy luật nảy sinh, tác động không cần có sự tham gia của con người, mặc dù một số quy luật tự nhiên cũng tồn tại trong con người.

Ví dụ:

  • Quy luật trao đổi chất của các sinh vật sống, bao gồm con người, động vật, thực vật...

  • Quy luật hình thành, hoạt động của núi lửa.

- Quy luật xã hội: Đó là những quy luật hoạt động của chính con người trong các quan hệ xã hội; chúng không thể nảy sinh và tác động nếu thiếu hoạt động có ý thức của con người.

Mặc dù liên quan con người, nhưng con người không thể sáng tạo ra hay hủy bỏ các quy luật xã hội. Do đó, các quy luật xã hội vẫn mang tính khách quan.

Ví dụ:

  • Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

  • Quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.

- Quy luật của tư duy: Loại quy luật này nói lên mối liên hệ nội tại của những khái niệm, phạm trù, những phán đoán mà nhờ đó hình thành tri thức trong tư tưởng con người.

Ví dụ:

  • Quy luật đồng nhất trong tư duy.

  • Quy luật cấm mâu thuẫn.

  • Quy luật bài chung.

-Bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm mặt chất và mặt lượng. Hai mặt

đó thống nhất hữu cơ với nhau trong sự vật, hiện tượng.

-Phép biện chứng duy vật ra đời đem lại quan điểm đúng đắn về khái niệm về

lượng, chất và quan hệ qua lại với nhau giữa chúng; từ đó khái quát thành quy luật

chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và

ngược lại.

 Mỗi sự vật có rất nhiều thuộc tính, mỗi thuộc tính lại biểu hiện 1 chất của sự vật.  Thuộc tính của sự vật có thuộc tính cơ bảnthuộc tính không cơ bản.  Thuộc tính cơ bản: là những thuộc tính cơ bản được tổng hợp lại tạo thành vật chất của sự vật; quy định sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật, chỉ khi nào chúng thay đổi hay mất đi thì sự vật mới thay đổi hay mất đi. Nhưng thuộc tính ấy chỉ bộc lộ qua các mối liên hệ cụ thể với các sự vật khác. Vd: Con người khác với động vật chính là nhờ những tính quy định vốn có của con người: khả năng chế tạo vũ khí, máy móc và khả năng sử dụng công cụ, tư duy...  Chất của sự vật không những quy định bởi chất của những nguyên tố tạo thành mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành mà, nghĩa là bởi kết cấu của sự vật. Trong hiện thực các sự vật được tạo thành bởi các yếu tố như nhau, song chất của chúng lại khác nhau. Vd: Kim cương và than chỉ đều có cùng thành phần hóa học là nguyên tố Cacbon tạo nên; nhưng do phương thức liên kết giữa các nguyên tố Cacbon là khác nhau nên chất của chúng hoàn toàn khác nhau. → Kim cương rất cứng còn than chì rất mềm.

b) Khái niệm về lượng.

  • Là phạm trù triết học dùng để chỉ thuộc tính vốn có của sự vật về mặt số lượng,

quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính

của sự vật.

  • Lượng là cái khách quan, vốn có của sự vật, quy định sự vật ấy là nó. Lượng của

sự vật không phụ thuộc vào ý chí, ý thức của con người.

Biểu hiện của lượng.  Lượng của sự vật biểu hiện kích thước dài hay ngắn, số lượng ít hay nhiều, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm...

Vd: Đơn vị đo lượng cụ thể như vận tốc ánh sáng là 300 km trong 1 giây,...  Bên cạnh đó, lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trìu tượng và khái quát. Vd: Trình độ nhận thức của một người, ý thức trách nhiệm cao hay thấp của 1 công dân,...  Lượng còn biểu thị yếu tố kết cấu bên trong của sự vật (số lượng nguyên tử hợp thành nguyên tố hóa học, số lượng lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội) hoặc có những lượng còn vạch ra yếu tố qui định bên ngoài của sự vật (chiều dài, chiều rộng, chiều cao của sự vật).

Phân biệt lượng và chất: chỉ mang tính tương đối. Điều này phụ thuộc vào từng

mối quan hệ cụ thể xác định. Có những tính quy định trong mối quanh hệ này là

chất của sự vật, song trong mối quan hệ khác lại biểu thị lượng của sự vật và ngược

lại.

Vd: Xét con số 16 có nhiều cách xác định khác nhau: tích của 2 và 8, bình phương

của 4, tứ thừa của 2, 16 tổng khác nhau...

II. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất.

  • Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thay đổi thống nhất giữa mặt chất và mặt

lượng. Chúng tác động qua lại với nhau. Trong sự vật, quy định về lượng không

bao giờ tồn tại nếu không có tính quy định về chất và ngược lại.

  • Quy luật này chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động và phát triển, sự thay

đổi về chất chỉ xảy ra khi sự vật hiện tượng đã tích lũy những thay đổi về lượng

đến một ngưỡng nhất định.

  • Quy luật này cũng chỉ ra tính chất của sự vận động và phát triển, cho thấy sự thay

đổi về lượng của sự vật hiện tượng diễn ra từng bước và kết hợp với sự thay đổi

nhảy vọt về chất làm cho sự vật hiện tượng vừa có những bước tiến tuần tự, vừa có

những bước tiến đột phá.

Các hình thức của bước nhảy:  Bước nhảy đột biến: Là bước nhảy làm thay đổi căn bản về chất nhanh chóng ở tất cả các bộ phận cấu thành sự vật.  Bước nhảy dần dần: là quá trình thay đổi về chất diễn ra trong thời gian dài.  Bước nhảy toàn bộ: làm thay đổi căn bản về chất của sự vật ở tất cả các mặt các bộ phận các yếu tố cấu thành nên sự vật.  Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi một số yếu tố 1 số bộ phận của sự vật.

c. Lượng tác động trở lại chất.

- Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật. Chất mới tác động tới lượng của sự vật, hiện tượng trên nhiều phương diện: làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

Vd: Nếu bạn tăng thời gian tự học ở nhà, giảm thời gian chơi Game online thì sẽ thu nhận được nhiều kiến thức hơn, làm bài sẽ đạt được nhiều điểm cao hơn.

→ Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất vả lượng. Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút lất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy; đồng thời, chất mới sẽ tác động trở lại lượng, tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức cơ bản, phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

III. Phương pháp luận.

  • Thứ nhất, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải biết tích lũy về lượng để có biến đổi về chất, không được nôn nóng cũng như bảo thủ. Bước nhảy làm cho chất mới ra đời thay thế chất cũ là hình thức tất yếu của sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng. Tuy nhiên, những thay đổi về chất do bước nhảy gây nên vì vậy khi lượng tích lũy đến mức giới hạn, đến điểm nút, độ nên muốn tạo ra bước nhảy phải thực hiện quá trình tích lũy về lượng.

  • Thứ hai, vì sự thay đổi về lượng chỉ có thể dẫn tới những biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng với điều kiện lượng phải được tích lũy tới giới hạn điểm nút, do đó, trong công tác thực tiễn cần phải khắc phục tư tưởng nôn nóng tả khuynh; mặt

khác, theo tính tất yếu quy luật thì khi lượng đã được tích lũy đến giới hạn điểm nút sẽ tất yếu có khả năng diễn ra bước nhảy về chất của sự vật, hiện tượng. Vì thế cũng cần phải khắc phục tư tưởng bảo thủ hữu khuynh trong công tác thực tiễn. Tả khuynh chính là hành động bất chấp quy luật, chủ quan, duy ý chí, không tích lũy về lượng mà chỉ chú trọng thực hiện những bước nhảy liên tục về chất. Hữu khuynh là sự biểu hiện tư tưởng bảo thủ, trì trệ, không dám thực hiện bước nhảy mặc dù luợng đã tích lũy tới điểm nút và quan niệm phát triển chỉ đơn thuần là sự biến hóa về lượng.

- Thứ ba, vì bước nhảy của sự vật, hiện tượng là hết sức đa dạng, phong phú, do vậy, trong nhận thức và thực tiễn cần phải có sự vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với từng điều kiện, từng tĩnh vực cụ thể. Đặc biệt, trong đời sống xã hội, quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan, mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con người. Do đó, cần phải nâng cao tính tích cực, chủ động của chủ thể để thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách có hiệu quả nhất.

- Thứ tư, quy luật yêu cầu phải nhận thức được sự thay đổi về chất còn phụ thuộc vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng, do đó phải biết lựa chọn phương pháp phù hợp để tác động vào phương thức liên kết đó trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật của chúng.

IV. Vận dụng quy luật này vào trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên ngày nay.

  • Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành

những sự thay đổi về chất và ngược lại có thể rút ra một vài kết luận có ý nghĩa

phương pháp luận với việc học tập và rèn luyện của sinh viên như sau:

Sự khác nhau cơ bản giữa việc học tập ở phổ thông và Đại Học:

So với học ở phổ thông thì khối lượng kiến thức ở cấp độ Đại học tăng lên một cách đáng kể.

Một ví dụ đơn giản, nếu học phổ thông thì một môn học sẽ kéo dài trong một năm, vì thế khối lượng kiến thức được chia đều ra kiến học sinh dễ dàng tiếp nhận hơn. Trong khi ở Đại học một môn chỉ kéo dài khoảng 8 đến 18 buổi học (từ 1 đến 2 tháng). Rõ ràng sự tăng lên đáng kể về số lượng kiến thức sẽ khiến tân sinh viên gặp những khó khăn. Chính vì thế sinh viên cần phải chủ động tìm hiểu và sãn sàng để thích nghi với sự thay đổi này. Không chỉ khác biệt về khối lượng kiến thức, học đại học và phổ thông còn có sự khác biệt về sự đa dạng kiến thức. Tiếp đến là các nhiệm vụ trong học tập, nếu học phổ thông hoạt động chủ yếu là ở trên

*Rèn luyện ý thức học tập của sinh viên: Ngạn ngữ Trung quốc có câu” Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách găp số phận” câu nói đó có ý nghĩa triết học của nó. Đó là quy luật lượng- chất trong triết học, rõ ràng là, những thói quen mà chúng ta đang có được hình thành từ sự tích lũy của nhiều hành vi được lặp đi lặp lại trong cuộc sống hàng ngày, nhiều thói hư như thế đến lượt nó lại quyết định đến tính cách của chúng ta,và số phận của mỗi con người phụ thuộc vào tính cách của họ. Khi tích lũy hành vi (lượng) dần dần sẽ tạo nên thói quen (chất), sinh viên cần rèn luyện cho mình tính chăm chỉ, tự chủ năng động trong quá trình học tập, tích lũy tri thức giản đơn nhất từ những thói quen hàng ngày cuộc sống cũng như trong quá trình học tập sinh viên phải rèn luyện hàng ngày để hình thành những thói quen học tập, rèn luyện tốt, như:phải biết tiết kiệm thời gian,làm việc nghiêm túc và khoa học,...ích lũy nhiều thói quen như vậy sẽ góp phần hình thành nên tính cách, giúp chúng ta thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống. *Sự phát triển bền vững của tập thể phụ thuộc vào bản thân mỗi sinh viên. Một tập thể bao gồm nhiều cá nhân. Mỗi cá nhân có phẩm chất tốt (lượng) sẽ góp phần tạo nên “chất” tốt cho tập thể đó. Một lớp học tập tốt, nếu trong lớp có nhiều cá nhân có ý thức học tập tốt, luôn cố gắng để phấn đấu đạt được thành tích cao. Một lớp đoàn kết nếu các cá nhân luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Có thể nói uy tín, thành tích của một lớp phụ thuộc vào sự phấn đấu nỗ lực của mỗi sinh viên.

Tóm lại, việc vận dụng nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất cũng như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai trò to lớn trong việc học tập và rèn luyện của sinh viên trường Đại học hiện nay. Lượng và chất là hai mặt thống nhất biện chứng của sự vật, chỉ khi nào lượng được tích lũy tới một độ nhất đinh mới làm thay đổi về chất, do đó trong hoạt động nhận thức, hoạt động học tập của sinh viên phải tích lũy dần về lượng và đồng thời phải biết thực hiện và thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi để biến đổi về chất. Những việc làm vĩ đại của con, bao giờ cũng tổng hợp những việc làm bình thường, vì vậy mỗi sinh viên phải luôn tích cực học tập, chủ động trong công việc học tập và rèn luyện của mình cả đức và tài, để trở thành một con người phát triển toàn diện, tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội mà không chịu tích lũy về kiến thức (lượng). Cũng như trong hoạt động của mình ông cha thường có câu: “tích tiểu thành đại”,...

Was this document helpful?

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại

Course: triết (ab321)

646 Documents
Students shared 646 documents in this course
Was this document helpful?
Câu 4: Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng
dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại.
Phân tích quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi
về chất và ngược lại, từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận. Vận dụng quy luật này
vào trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên ngày nay.
Bài làm:
- Định nghĩa quy luật: Là mối liên hệ phổ biến, khách quan, bản chất, bền vững,tất
yếu giữa các đối tượng và nhất định tác động khi có điều kiện phù hợp.
+ Căn cứ vào trình độ tính phổ biến, các quy luật có thể được chia thành:
Các quy luật riêng:Là các quy luật biểu hiện những mối liên hệ đặc trưng
cho một phạm vi nhất định những hiện tượng cùng loại.
Ví dụ: Quy luật vật lý, quy luật hóa học, quy luật sinh học.
Các quy luật chung:Đó là các quy luật phạm vi tác động rộng hơn so với
quy luật riêng.
dụ: Quy luật bảo toàn chuyển hóa năng lượng. Quy luật này được áp dụng
cho cả vật lý, hóa học, sinh học…
Những quy luật phổ biến:Đây là những quy luật tác động trong mọi lĩnh của
tự nhiên, xã hội và tư duy.
Ví dụ: Ba quy luật của phép biện chứng duy vật:
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay
đổi về chất và ngược lại.
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
Quy luật phủ định của phủ định.
+Căn cứ vào lĩnh vực tác động, các quy luật được chia thành ba nhóm lớn sau:
Quy luật tự nhiên: những quy luật nảy sinh, tác động không cần sự
tham gia của con người, mặc một số quy luật tự nhiên cũng tồn tại trong con
người.