Skip to document

Bai-thu-hoach-ket-thuc-hoach-phan-IV BTC

tài liệu thu hoạch kết thúc học phần IV trung cấp chính trị
Course

Quan Hệ Đối Ngoại Việt Nam (QH3204D)

94 Documents
Students shared 94 documents in this course
Academic year: 2021/2022
Uploaded by:
0followers
13Uploads
9upvotes

Comments

Please sign in or register to post comments.

Preview text

MỤC LỤC

  • PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................
  • PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................
    • dân tộc ............................................................................................................. I. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay về chính sách
    • Đảng và Nhà nước Việt Nam ......................................................................... 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đường lối, chính sách dân tộc của
    • nay .................................................................................................................... 2. Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện
    • II. Thực trạng tại địa phương ......................................................................
    • 1. Đặc điểm địa phương ...............................................................................
    • 2. Kết quả thực hiện công tác dân tộc .........................................................
    • 3. Những tồn tại hạn chế ..............................................................................
    • 4. Phương hướng nhiệm vụ giai đoạn tiếp theo .........................................
    • 5. Đề xuất, giải pháp ...................................................................................
  • PHẦN KẾT LUẬN ..........................................................................................
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................

Việt Nam là một quốc gia thống nhất, đa dân tộc, đa tín ngưỡng, tôn giáo. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đồng bào các dân tộc, tôn giáo luôn luôn đoàn kết, chung tay đấu tranh với “thiên tai, địch họa”, xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu mạnh

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định vấn đề dân tộc, vấn đề tôn giáo và công tác dân tộc, công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt; thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo, phát huy truyền thống và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là một đảm bảo quan trọng cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.

Sau khi học xong học phần IV. Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội của lớp Trung cấp lý luận chính trị hành chính - khóa 79, hệ không tập trung, theo kế hoạch số 29- KH/TCT ngày 01/9/2021 của trường chính trị Tỉnh Lâm Đồng. Tôi xin chọn nội dung: “Nội dung đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Thực trạng công tác dân tộc tại địa phương ”, làm báo cáo cuối khoá cho học phần này.

Kết cấu của báo cáo: Gồm có 3 phần chính: Phần mở đầu;

PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................

PHẦN KẾT LUẬN ..........................................................................................

Hai là , các dân tộc ở Việt Nam có truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, gắn bó lâu đời trong quá trình đấu tranh dựng và giữ nước của dân tộc.

Ba là , các dân tộc ở Việt Nam đều có bản sắc văn hoá riêng tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của văn hoá Việt Nam.

Bốn là , xuất phát từ thực tiễn đã đang đặt ra hiện nay của vấn đề dân tộc ở nước ta

2. Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay 2. Quan điểm về vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nêu rõ: “Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng đoàn kết, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các dân tộc với nhau cùng phát triển...” 1.

Đây là vấn đề cơ bản, lâu dài song cũng là vấn đề cấp bách của các mạng Việt Nam.

Sau 30 năm đổi mới, đất nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực đáng tự hào, trong đó về cơ bản đã giải quyết tốt quan hệ dân tộc, khối đại đoàn kết dân tộc dược tăng cường. Mặc dù vậy, nhiều vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số đời sống vật chất và tinh thần vẫn còn khó khăn. Từ thực tế đó, Đảng chỉ rõ: Tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, duyên hải miền Trung. Đây là nhiệm vụ cần phải được coi trọng trong những năm tới.

Đại hội XII của Đảng cũng chỉ rõ những nhiệm vụ cần tập trung thực hiện tốt, đó là: “Nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, chất lượng nguồn

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxbính trị quốc gia, H, tr.

nhân lực và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ ngườ dân tộc thiểu số, người tiêu biểu có uy tín trong cộng đồng các dân tộc. Tăng cường kiểm tra, giám sát, kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ở các cấp. Chống kỳ thị dân tộc, nghiêm trịnhững âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc”. 2

Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ và trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành trong cả nước. Để giải quyết tốt vấn đề dân tộc hiện nay, một mặt chúng ta cần nắm vững chính sách dân tộc, mặt khác cần quán triệt và cận dụng tốt các quan điểm chỉ đạo của Đảng vào từng hoàn cảnh cụ thể, giai đoạn lịch sử cụ thể của từng dân tộc.

2. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay Chính sách dân tôc là hệ thống những quan điểm chính sách của một giaị cấp, đại diện là chính Đảng và Nhà nước để giải quyết vấn đề dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

Chính sách dân tộc ở Việt Nam là cụ thể hóa quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc, tác động trực tiếp đến việc giải quyết vấn đề dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là một chính sách thể hiện những nguyên tắc cơ bản: bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ cùng phát triển trong giải quyết vấn đề dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc, được thể hiện cụ thể ở các nội dung đó là:

Về mục tiêu, Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước nhằm khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của các dân tộc và của đất nước để phục vụ đời sống nhân dân các dân tộc, thực hiện từng bước khắc phục khoảng cách chênh lệch, miền núi và miền xuôi, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxbính trị quốc gia, H, tr-

**II. Thực trạng tại địa phương

  1. Đặc điểm địa phương** Huyện Đức Trọng có diện tích tự nhiên là 90 ha, dân số là 180. người (năm 2020), trong đó đồng bào dân tộc thiểu số 62 người, chiếm tỉ lệ 33,4% dân số toàn huyện, với 20 dân tộc thiểu số cùng sinh sống xen kẽ trên địa bàn các xã, thị trấn Liên Nghĩa, tạo nên bản sắc văn hóa phong phú và đa dạng, bao gồm: Cơ ho, Chu ru, Tày, Thái, Mường, Khơ me, Nùng, H’mông, Ê đê, Ba na, Chăm, Xơ Đăng, Sán Dìu, Raglai, Mnông, Thổ, Xtiêng, Cơ Tu, Mạ và người Hoa

Giai đoạn 2016-2020, huyện Đức Trọng có xã Đa Quyn là xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017 – 2020; 06 thôn (thôn Tân Hạ, Tơmrang, Chơ Rung, Toa Cát xã Đa Quyn; thôn Klong Bong, Cha Rang Hao xã Tà Năng) là thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 – 2020.

Hiện nay, theo các Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 433/QĐ-UBND ngày 18/6/2021 của Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc v/v phê duyệt danh sách xã, thôn đặc biệt khó khăn khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 thì trên địa bàn huyện Đức Trọng không còn xã đặc biệt khó khăn mà chỉ còn 05 thôn đặc biệt khó khăn (thôn Ma Bó, Chơ Rung, Toa Cát xã Đa Quyn; thôn Klong Bong, Cha Rang Hao xã Tà Năng).

2. Kết quả thực hiện công tác dân tộc Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và sự nỗ lực cố gắng của nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên cuộc sống của người

dân tộc thiểu số nói riêng và người dân toàn huyện Đức Trọng nói chung đạt được những kết quả tốt như sau:

  • Triển khai thực hiện kịp thời các chính sách, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ cho các hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số như Chương trình 135, Chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt;

  • Thực hiện tốt các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, chính sách trợ giá giống cây trồng, hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo ;

  • Công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng góp phần phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương;

  • Công tác xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên, đến nay toàn huyện không còn hộ đói, đến cuối năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 0,6%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số là 1,5%. tỷ lệ hộ nghèo giảm khá nhanh qua từng năm. Khoảng cách về mức sống giữa vùng đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa ngày càng thu hẹp so với các vùng gần trung tâm của huyện;

  • Đặc biệt, nhờ chú trọng công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cây trồng vật nuôi cho người dân trong vùng dân tộc thiểu số, hướng người dân ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng cơ giới nhằm tăng giá trị trên một đơn vị diện tích, nên thu nhập người dân tộc thiểu số tăng dần lên.

  • Công tác phát triển cơ sở vật chất được quan tâm, tình trạng nhà tạm đã được giải quyết; nhu cầu điện, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường nông thôn từng bước được cải thiện.

  • Mặt bằng dân trí từng bước được nâng cao, toàn huyện đã phổ cập giáo dục hệ mầm non 5 tuổi, phổ cập tiểu học, THCS; hệ thống trường lớp ở

chế đến khai thác công suất, năng lực công trình theo dự án thiết kế ban đầu; Công tác quản lý các công trình còn gặp nhiều khó khăn, ý thức người dân trong việc sử dụng, bảo vệ các công trình và nguồn nước một số nơi còn hạn chế. Các công trình tuy đã đáp ứng được nhu cầu của người dân, tuy nhiên vào mùa khô, do ảnh hưởng của hạn hán kéo dài một số điểm vẫn xảy ra tình trạng thiếu nước.

  • Về bố trí việc làm cho sinh viên dân tộc sau khi tốt nghiệp ra trường vẫn còn hạn chế, hiện nay trên địa bàn huyện có rất nhiều sinh viên dân tộc gốc tây nguyên tốt nghiệp đại học cao đẳng ngoài hệ cử tuyển chưa có việc làm

4. Phương hướng nhiệm vụ giai đoạn tiếp theo - Về ổn định dân cư, dân số, dân tộc vùng dân tộc thiểu số: Tiếp tục bám sát cơ sở để kịp thời nắm bắt diễn biến tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội trong vùng đồng bào dân tộc, tâm tư nguyện vọng của đồng bào các dân tộc thiểu số tại các địa phương để kịp thời phối hợp giải quyết hoặc báo cáo, đề xuất UBND huyện và Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo giải quyết.

  • Về phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc thiểu số: Phối hợp với các ngành, các địa phương hướng dẫn cho nhân dân trong vùng đồng bào dân tộc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chăm sóc cây trồng, bảo vệ đàn vật nuôi, chủ động phòng chống dịch. Thực hiện bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, khôi phục một số làng nghề truyền thống, làng văn hóa kiểu mẫu trong vùng đồng bào dân tộc. Tuyên truyền xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu như hôn nhân cận huyết thống, tảo hôn, thách cưới, mê tín dị đoan. Thực hiện tốt công tác dạy và học nhất là việc duy trì sĩ số học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng công tác y tế tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chủ động nắm chắc diễn biến tình hình, giải quyết kịp thời những mâu thuẫn nội bộ ngay từ cơ sở.

  • Về thực hiện nhiệm vụ đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số: Chỉ đạo các ngành chuyên môn hướng dẫn các xã triển khai thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục tham mưu đề xuất các cấp có thẩm quyền bố trí vốn triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc nhằm đảm bảo tiến độ triển khai thực hiện các chương trình và phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

5. Đề xuất, giải pháp Tiếp tục duy trì các chương trình, chính sách đối với các xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn và hộ nghèo trong vùng dân tộc thiểu số; tiếp tục đầu tư vốn cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, cải thiện mức độ tiếp cận của người nghèo đối với các dịch vụ xã hội, nâng mức cho vay đối với hộ nghèo, điều chỉnh mức lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo để họ có điều kiện vươn lên trong cuộc sống.

Đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới gắn với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và những cuộc vận động khác trong đồng bào dân tộc thiểu số. Cùng với việc tập trung đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới cần thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo nhanh, bền vững theo hướng đa chiều.

Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, giải quyết dứt điểm các trường hợp lấn chiếm đất lâm nghiệp. Thực hiện tốt công tác giao khoán, quản lý bảo vệ rừng. Chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo vệ rừng.

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, xóa bỏ các phong tục lạc hậu, mê tín dị đoan, ngăn chặn kịp thời tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh, năng động trong sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống

PHẦN KẾT LUẬN

Quán triệt sâu sắc chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị đã chú trọng thực hiện công tác dân tộc và các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các vùng dân tộc thiểu số và miền núi có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, bước đầu hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, như: cà phê, chè, tiêu, cây dược liệu, cây lấy gỗ và sản phẩm ngoài gỗ,... Kết cấu hạ tầng vùng dân tộc thiểu số và miền nùi từng bước hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được cải thiện rõ rệt nhất là về phát triển kinh tế, an sinh xã hội được đảm bảo; giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của các dân tộc được quan tâm; an ninh quốc phòng vùng dân tộc thiểu số và miền núi được giữ vững; niềm tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với Đảng, Nhà nước được nâng lên. Có được những kết quả trên là nhờ sự tăng cường, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc, đã tạo được sự đồng thuận của xã hội trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh to lớn của Nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, củng cố lòng tin của đồng bào các dân tộc thiểu số đối với Đảng, Nhà nước./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................

(1) Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2) Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, “Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội”

(3) Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Đức Trọng lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020-

(4) Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2020 trên địa bàn huyện Đức Trọng

Was this document helpful?

Bai-thu-hoach-ket-thuc-hoach-phan-IV BTC

Course: Quan Hệ Đối Ngoại Việt Nam (QH3204D)

94 Documents
Students shared 94 documents in this course
Was this document helpful?
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................2
I. Quan điểm của Đảng Nhà nước Việt Nam hiện nay về chính sách
dân tộc.............................................................................................................2
1. sở luận thực tiễn của đường lối, chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước Việt Nam.........................................................................2
2. Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện
nay....................................................................................................................3
II. Thực trạng tại địa phương......................................................................6
1. Đặc điểm địa phương...............................................................................6
2. Kết quả thực hiện công tác dân tộc.........................................................6
3. Những tồn tại hạn chế..............................................................................8
4. Phương hướng nhiệm vụ giai đoạn tiếp theo.........................................9
5. Đề xuất, giải pháp...................................................................................10
PHẦN KẾT LUẬN..........................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................13