Skip to document

HÌNH TƯỢNG DÒNG SÔNG ĐÀ - Phân tích/Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông Hương ở đoạn trong lòng thành phố Huế.

Phân tích/Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông Hương ở đoạn trong lòng thành phố Huế.
Course

văn học dân gian (LITR1234)

405 Documents
Students shared 405 documents in this course
Academic year: 2020/2021
Uploaded by:
0followers
11Uploads
14upvotes

Comments

Please sign in or register to post comments.

Related Studylists

Văn 12văn 12văn

Preview text

HÌNH TƯỢNG DÒNG SÔNG ĐÀ:

1. Dòng sông hung bạo Charles Dubos từng nói: “Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng”. Nhưng nhà văn không chỉ là người đi tìm cái đẹp mà còn phải là “người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”, cho người đọc biết yêu, biết quý những giá trị thẩm mĩ của văn chương và của cuộc đời. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, có lẽ thật khó để tìm một người xứng với danh hiệu “người dẫn đường” ấy hơn là Nguyễn Tuân. Với tùy bút “Người lái đò Sông Đà”, những vẻ đẹp kì thú của con sông và con người Tây Bắc đồng thời hiện lên thật sinh động, hấp dẫn dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn. Đặc biệt, hình tượng dòng Sông Đà trong đoạn trích “...” đã để lại nhiều ấn tượng cho người đọc. Bài kí cũng chất chứa trọn vẹn phong cách thơ tài hoa, uyên bác rất độc đáo của Nguyễn Tuân.

Người yêu văn chương hẳn đã không còn xa lạ với tên tuổi Nguyễn Tuân – một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Minh Châu coi Nguyễn Tuân là “cái định nghĩa rất chuẩn về người nghệ sĩ chân chính”. Bởi lẽ, trong từng con chữ của Nguyễn Tuân đều mang đậm phong cách tài hoa, uyên bác vô cùng độc đáo mà hiếm nhà văn nào có được. Là một người mang cá tính “ngông”, hiển nhiên Nguyễn Tuân không chấp nhận những cái tầm thường nhạt nhẽo. Ông là nhà văn của những tính cách phi thường, những cảm xúc mãnh liệt, của phong cảnh tuyệt mĩ nơi sông sâu thác dữ. Và điều này đã thôi thúc cây bút đầy cá tính ấy tìm về với sông Đà trong chuyến đi thực tế lên miền Tây Bắc của Tổ quốc. Chuyến đi này với Nguyễn Tuân không chỉ để thỏa mãn thú vui “xê dịch”, mà còn là để tìm kiếm “chất vàng” của thiên nhiên và con người Tây Bắc – một “thứ vàng mười đã thử qua lửa”. Và từ chuyến đi thực tế ấy, tập “Sông Đà”, mà tùy bút “Người lái đò Sông Đà” là một tác phẩm tiêu biểu, đã ra đời. Qua tác phẩm này, người đọc nhận ra một diện mạo hoàn toàn mới mẻ ở Nguyễn Tuân. Nếu trước Cách mạng, Nguyễn Tuân tìm kiếm cái đẹp đặc tuyển, cái đẹp ở những bậc kì tài, ở quá khứ “Vang bóng một thời”, ở chủ nghĩa xê dịch hay “đời sống trụy lạc”, thì giờ đây Cách mạng đã thổi một làn gió mới vào sáng tác của ông. Nguyễn Tuân vẫn miệt mài đi tìm cái đẹp, nhưng là cái đẹp của quần chúng nhân dân, cái đẹp của con người bình dị, vô danh và của cuộc sống đời thường. Tùy bút “Người lái đò Sông Đà” đã thể hiện rõ quan điểm sáng tác này của ông qua việc tập trung xây dựng hai hình tượng chính là hình tượng Sông Đà và hình tượng người lái đò. Đặc biệt, đoạn trích “...” đã làm nổi bật hình tượng con Sông Đà hung bạo.

Mở đầu thiên tùy bút, Nguyễn Tuân đã dẫn hai câu thơ làm đề từ: “đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông” và “Chúng thủy giai đông tẩu/Đà giang độc

bắc lưu”. Như vậy nhà văn đã ngầm thông báo với bạn đọc về hai đặc điểm của con sông với nét tính cách đối nghịch: dữ dội, hiểm ác – kiều diễm, thơ mộng. Dưới con mắt của bậc du tử luôn khát tìm sự lạ hóa, thiên nhiên sông Đà như một bản thể có tâm tính phức tạp. Thoạt tiên ta có thể nhận thấy tính chất hùng vĩ, dữ dội hiểm ác của con sông Đà.

Một trong những hình ảnh đầu tiên gợi lên sự hùng vĩ của sông Đà chính là "cảnh đá bờ sông dựng vách thành". Nghệ thuật ẩn dụ trong hình ảnh "vách thành" đã phần nào thể hiện sự vững chãi, thâm nghiêm và những sức mạnh bí ẩn đầy đe dọa của sông Đà với vách đá như thành cao, vực thẳm như hào sâu. Tác giả đã dùng những chi tiết tưởng như bâng quơ, ngẫu nhiên nhưng lại có giá trị gợi tả gián tiếp độ hẹp của lòng sông, độ cao của vách đá, như chi tiết "mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời" đến việc đứng bên này bờ "nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách...". Độ hẹp của lòng sông Đà khi bị những vách đá lớn bên bờ sông chèn ép tới nghẹt thở còn được tái hiện một cách tài hoa khi nhà văn sử dụng động từ "chẹt" trong một hình ảnh so sánh rất ấn tượng về cái yết hầu: "vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu". Đặc biệt, nghệ thuật miêu tả sự việc thông qua cảm giác rất quen thuộc của Nguyễn Tuân đã được thể hiện độc đáo khi nhà văn tạo ra ấn tượng tương phản của xúc giác với chi tiết "ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh", tạo ra ấn tượng đặc biệt cho thị giác khi lấy hè phố tả mặt sông, lấy nhà cao gợi vách đá, truyền cho người đọc những hình dung về cái tối tăm, lạnh lẽo đột ngột khi con thuyền trôi từ ngoài vào khúc sông có đá dựng vách thành. Những hình ảnh so sánh độc đáo kết hợp với cấu trúc trùng điệp của kiểu ngôn từ không xác định như "nào", "mấy", trong so sánh về "một khung cửa sổ nào trên cái tầng thứ mấy vừa tắt phụt đèn điện" đã làm tăng thêm cảm giác về độ cao hun hút, thăm thẳm của vách đá qua cái nhìn chới với rợn ngợp của người quan sát.

Sự hung bạo của sông Đà tiếp tục được đẩy cao hơn trong đoạn văn miêu tả "cảnh mặt ghềnh Hát Loóng". Nhịp ngắt ngắn, nhanh, dồn dập, sự xuất hiện dày đặc các thanh sắc, những hình ảnh điệp nối tiếp luân chuyển, thế chỗ nhau trong cụm từ ngữ "hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió..." đã tái hiện sinh động quần thể những sức mạnh thiên nhiên dữ dội nhất của nước, sóng, gió và đá sông Đà. Động từ "xô" điệp lại trong cả ba vế gây ấn tượng về những chuyển động vĩnh hằng và sức mạnh khủng khiếp của thiên nhiên, ghềnh thác; kết cấu ngôn ngữ đặc sắc như mô phỏng hình ảnh những con sóng dữ cuồn cuộn chồm lên nhau theo chiều ngang, vút lên cao theo chiều dọc rồi đổ ập xuống, trùng điệp ghê rợn trên mặt ghềnh. Từ láy "gùn ghè" và hình ảnh so sánh mang đậm sắc thái nhân hóa về việc sóng gió trên mặt ghềnh Hát Loóng "lúc nào cũng như đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò

thuật, thể thao, quân sự để làm sống dậy một con sông. Nhà văn xoay ngắm ở nhiều chiều, nhiều bề: cao – rộng, trên bề mặt – dưới lòng sâu, đào xới đến tận cùng bản chất dữ dằn, hiểm ác để chứng tỏ sông Đà – con thủy quái – kẻ thù số một của con người.

"Không có nghệ sĩ, con người sẽ sớm chán ngấy sự đơn điệu của tự nhiên" (Apollinaire). Bởi lẽ, chỉ nhờ người nghệ sĩ và con đường nghệ thuật, con người mới nhận ra, mới trân trọng cái đẹp của tự nhiên. Thông qua quan sát tinh tế, cách diễn tả tài hoa, những tri thức uyên bác, ngòi bút của Nguyễn Tuân đã tung hoành sảng khoái giữa dòng thác ngôn từ. Nhà văn tài hoa đã khiến ngôn từ dựng lên hình ảnh dòng sông Đà hung bạo, hiểm ác không chỉ như một con thủy quái, kẻ thù số một của con người mà còn trở thành một công trình mĩ thuật kì vĩ, tuyệt vời của tạo hóa, khơi gợi cảm giác hãi hùng đầy ngưỡng mộ, mê đắm.

2. Dòng sông trữ tình Charles Dubos từng nói: “Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng”. Nhưng nhà văn không chỉ là người đi tìm cái đẹp mà còn phải là “người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”, cho người đọc biết yêu, biết quý những giá trị thẩm mĩ của văn chương và của cuộc đời. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, có lẽ thật khó để tìm một người xứng với danh hiệu “người dẫn đường” ấy hơn là Nguyễn Tuân. Với tùy bút “Người lái đò Sông Đà”, những vẻ đẹp kì thú của con sông và con người Tây Bắc đồng thời hiện lên thật sinh động, hấp dẫn dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn. Đặc biệt, hình tượng dòng Sông Đà trong đoạn trích “...” đã để lại nhiều ấn tượng cho người đọc. Người yêu văn chương hẳn đã không còn xa lạ với tên tuổi Nguyễn Tuân – một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Minh Châu coi Nguyễn Tuân là “cái định nghĩa rất chuẩn về người nghệ sĩ chân chính”. Bởi lẽ, trong từng con chữ của Nguyễn Tuân đều mang đậm phong cách tài hoa, uyên bác vô cùng độc đáo mà hiếm nhà văn nào có được. Là một người mang cá tính “ngông”, hiển nhiên Nguyễn Tuân không chấp nhận những cái tầm thường nhạt nhẽo. Ông là nhà văn của những tính cách phi thường, những cảm xúc mãnh liệt, của phong cảnh tuyệt mĩ nơi sông sâu thác dữ. Và điều này đã thôi thúc cây bút đầy cá tính ấy tìm về với sông Đà trong chuyến đi thực tế lên miền Tây Bắc của Tổ quốc. Chuyến đi này với Nguyễn Tuân không chỉ để thỏa mãn thú vui “xê dịch”, mà còn là để tìm kiếm “chất vàng” của thiên nhiên và con người Tây Bắc – một “thứ vàng mười đã thử qua lửa”. Và từ chuyến đi thực tế ấy, tập “Sông Đà”, mà tùy bút “Người lái đò Sông Đà” là một tác phẩm tiêu biểu, đã ra đời.

Cảm hứng lãng mạn luôn có xu hướng tạo ra những ấn tượng mạnh mẽ bởi sự tương phản. Trong tùy bút "Người lái đò sông Đà", sự tương phản hiện hữu ngay trong đối tương miêu tả bởi làm nên dòng sông Đà thực sự, ngoài chất hung bạo, không thể không nhắc đến chất thi vị trữ tình đằm thắm. Vẫn là dòng sông ấy, nhưng sau khi dòng sông "vặn mình vào một cái bến cát", khi chút bọt nước cuối cùng của sóng gió thượng nguồn "xèo xèo tan trên cát", ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân đã bất ngờ dẫn người đọc đến một sông Đà êm đềm như một giấc mơ, dịu hiền như một miền cổ tích.

Làm nên nét trữ tình đầu tiên là hình ảnh "con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân". Chính nhịp câu, lời văn và nghĩa chữ đã góp phần gợi tả những nét thi vị thật đặc biệt của dòng sông. Câu văn rất dài chỉ có một dấu ngắt duy nhất kết hợp với điệp ngữ "tuôn dài tuôn dài..." vừa gợi tả sinh động độ dài của dòng sông, vừa đem đến cảm giác về liền mạch bất tận, gợi hình ảnh dòng sông uốn lượn tuôn chảy từ những dãy núi hùng vĩ của vùng biên giới Tây Bắc, miên man chảy xuống đồng bằng, lặng lẽ hòa vào sông Hồng rồi thao thiết đổ ra biển. Những thanh bằng liên tiếp ở đầu câu văn cũng làm tăng thêm sự yên ả, một "áng tóc trữ tình", nhà văn đã đem đến cho dòng sông Đà nét mềm mại, đằm thắm, vẻ duyên dáng đầy nữ tính, nhưng lại không làm mất đi vẻ đẹp hùng vĩ, lớn lao của dòng sông. Trong câu văn miêu tả rất tài hoa của Nguyễn Tuân, có thể thấy sông Đà đã nhận thêm vào dòng chảy của mình nét thơ mộng, huyền ảo của "mây trời", sự tươi tắn rực rỡ của "hoa ban gạo tháng hai", và đặc biệt là cái ấm áp thật gần gũi thân yêu của làn "khói núi Mèo đốt nương xuân". Cách miêu tả của Nguyễn Tuân đã cho thấy vẻ đẹp sông Đà làm say mê trái tim nghệ sĩ trước hết vì nó là vẻ đẹp của đất nước Tổ quốc bao la, sau nữa là là vì nó gắn bó gần gũi thân thiết với cuộc sống con người. Nhà văn của những vẻ đepj "vang bóng một thời" nay đã có sự thay đổi cơ bản trong quan niệm thẩm mĩ: Cái đẹp không còn cô đơn lạc lỏng, xa xôi, cái đẹp hiện ra ấm áp giữa cuộc đời bình dị, cái đẹp hiện diện ngay trong cuộc sống đời thường của những người lao động bình thường.

Vẻ đẹp trữ tình của dòng sông còn được thể hiện giữa thiên nhiên, mây trời tạo nên nét riêng biệt không trộn lẫn, bởi vậy dù bất cứ lúc nào nó cũng khiến người thưởng thức bị thu hút: "Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước sông Đà”. Không chỉ vậy, sông Đà còn khiến người ta thích thú bởi sắc nước đổi thay theo mùa: “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước

với “áng cỏ sương”, rồi “đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi” và “tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến”. Cảnh thiên nhiên cứ mở rộng dần bằng vẻ đẹp vừa hiện thực vừa biến ảo trong cái nhìn đắm mình trong thơ mộng của nhà văn.

“Không có nghệ sĩ, con người sẽ sớm chán ngấy sự đơn điệu của tự nhiên” (Apollinaire). Bởi lẽ, chỉ nhờ người nghệ sĩ và con đường nghệ thuật, con người mới nhận ra, mới trân trọng cái đẹp của tự nhiên. Với tùy bút “Người lái đò Sông Đà” mà trích đoạn trên là trích đoạn đặc sắc, Nguyễn Tuân đã cho người đọc một dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của dòng sông miền Tây Bắc qua những trang văn cũng rất đẹp của mình. Áng văn ấy, con người ấy sẽ còn sống mãi, ghi một dấu ấn không phai trong nền văn học nước nhà.

Was this document helpful?

HÌNH TƯỢNG DÒNG SÔNG ĐÀ - Phân tích/Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông Hương ở đoạn trong lòng thành phố Huế.

Course: văn học dân gian (LITR1234)

405 Documents
Students shared 405 documents in this course
Was this document helpful?
HÌNH TƯỢNG DÒNG SÔNG ĐÀ:
1. Dòng sông hung bạo
Charles Dubos từng nói: “Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh
sáng”. Nhưng nhà văn không chỉ là người đi tìm cái đẹp mà còn phải là
“người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”, cho người đọc biết yêu, biết quý
những giá trị thẩm mĩ của văn chương và của cuộc đời. Trong nền văn học
Việt Nam hiện đại, có lẽ thật khó để tìm một người xứng với danh hiệu
“người dẫn đường” ấy hơn là Nguyễn Tuân. Với tùy bút “Người lái đò Sông
Đà”, những vẻ đẹp kì thú của con sông và con người Tây Bắc đồng thời hiện
lên thật sinh động, hấp dẫn dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn. Đặc biệt, hình
tượng dòng Sông Đà trong đoạn trích “...” đã để lại nhiều ấn tượng cho
người đọc. Bài kí cũng chất chứa trọn vẹn phong cách thơ tài hoa, uyên bác
rất độc đáo của Nguyễn Tuân.
Người yêu văn chương hẳn đã không còn xa lạ với tên tuổi Nguyễn Tuân –
một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Không phải ngẫu nhiên
mà Nguyễn Minh Châu coi Nguyễn Tuân là “cái định nghĩa rất chuẩn về
người nghệ sĩ chân chính”. Bởi lẽ, trong từng con chữ của Nguyễn Tuân đều
mang đậm phong cách tài hoa, uyên bác vô cùng độc đáo mà hiếm nhà văn
nào có được. Là một người mang cá tính “ngông”, hiển nhiên Nguyễn Tuân
không chấp nhận những cái tầm thường nhạt nhẽo. Ông là nhà văn của
những tính cách phi thường, những cảm xúc mãnh liệt, của phong cảnh tuyệt
mĩ nơi sông sâu thác dữ. Và điều này đã thôi thúc cây bút đầy cá tính ấy tìm
về với sông Đà trong chuyến đi thực tế lên miền Tây Bắc của Tổ quốc.
Chuyến đi này với Nguyễn Tuân không chỉ để thỏa mãn thú vui “xê dịch”,
mà còn là để tìm kiếm “chất vàng” của thiên nhiên và con người Tây Bắc –
một “thứ vàng mười đã thử qua lửa”. Và từ chuyến đi thực tế ấy, tập “Sông
Đà”, mà tùy bút “Người lái đò Sông Đà” là một tác phẩm tiêu biểu, đã ra
đời. Qua tác phẩm này, người đọc nhận ra một diện mạo hoàn toàn mới mẻ ở
Nguyễn Tuân. Nếu trước Cách mạng, Nguyễn Tuân tìm kiếm cái đẹp đặc
tuyển, cái đẹp ở những bậc kì tài, ở quá khứ “Vang bóng một thời”, ở chủ
nghĩa xê dịch hay “đời sống trụy lạc”, thì giờ đây Cách mạng đã thổi một làn
gió mới vào sáng tác của ông. Nguyễn Tuân vẫn miệt mài đi tìm cái đẹp,
nhưng là cái đẹp của quần chúng nhân dân, cái đẹp của con người bình dị,
vô danh và của cuộc sống đời thường. Tùy bút “Người lái đò Sông Đà” đã
thể hiện rõ quan điểm sáng tác này của ông qua việc tập trung xây dựng hai
hình tượng chính là hình tượng Sông Đà và hình tượng người lái đò. Đặc
biệt, đoạn trích “...” đã làm nổi bật hình tượng con Sông Đà hung bạo.
Mở đầu thiên tùy bút, Nguyễn Tuân đã dẫn hai câu thơ làm đề từ: “đẹp vậy
thay tiếng hát trên dòng sông” và “Chúng thủy giai đông tẩu/Đà giang độc