Skip to document

Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Vận dụng

Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Từ đó rút ra phư...
Course

triết học

999+ Documents
Students shared 7623 documents in this course
Academic year: 2021/2022

Comments

Please sign in or register to post comments.
  • Student
    Thks y for such useful doc luv very much
  • Student
    thank you. it's exactly what i want

Related Studylists

Năm 2triếtTriết

Preview text

KIỂM TRA GIỮA KỲ

Môn: Triết học Mác – Lênin

Họ và tên: Trần Thị Phương Linh

Mã số sinh viên: K

Lớp: K21408C (Thứ 6 – Ca 2)

Giảng viên hướng dẫn: Mạch Thị Khánh Trinh

Đề: Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức và rút ra ý nghĩa phương pháp luận từ mối quan hệ này. Bản thân đã vận dụng vào học tập và cuộc sống như thế nào? Cho ví dụ minh họa việc vận dụng này.

Bài làm

1. Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất. a) Vật chất quyết định ý thức - Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.  Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức nên vật chất là cái có trước, là tính thứ nhất. Ý thức chỉ là hình thức phản ánh của vật chất vào trong bộ óc con người nên ý thức là cái có sau, là tính thứ hai.  Phải có sự vận động của vật chất trong tự nhiên (bộ óc người và thế giới khách quan) và vật chất trong xã hội (lao động và ngôn ngữ) thì mới có sự ra đời ý thức. - Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức.  Dưới bất kỳ hình thức nào, ý thức đều là phản ánh hiện thực khách quan. Nội dung của ý thức là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan trong đầu óc con người.  Sự phát triển của hoạt động thực tiễn là động lực mạnh mẽ nhất quyết định tính phong phú và độ sâu sắc nội dung của ý thức con người qua các thế hệ. - Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức.

 Bản chất của ý thức là phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan, tức là thế giới vật chất được dịch chuyển vào bộ óc con người và được cải biên trong đó. Vậy nên vật chất là cơ sở để hình thành bản chất của ý thức. - Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.  Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với sự biến đổi của vật chất. Vật chất thay đổi thì ý thức cũng phải thay đổi theo.  Vật chất luôn vận động và biến đổi nên con người cũng ngày càng phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, thì dĩ nhiên ý thức cũng phát triển cả về nội dung và hình thức phản ánh.  Ví dụ: Tục ngữ có câu “có thực mới vực được đạo”, nghĩa là có ăn uống đầy đủ thì mới có sức để đi theo đạo, hoàn cảnh sẽ quyết định lối suy nghĩ, đời sống vật chất phải được đáp ứng thì chúng ta mới hướng tới đời sống tinh thần. Điều này đã chứng minh cho quan niệm vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức. b) Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất - Thứ nhất, tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào trong đầu óc con người nhưng khi đã ra đời thì ý thức có “đời sống” riêng, không lệ thuộc máy móc vào vật chất mà tác động trở lại thế giới vật chất. - Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Nhờ hoạt động thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện, hoàn cảnh vật chất để phục vụ cho cuộc sống con người. - Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ chỉ đạo hoạt động, hành động của con người, nó có thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại. Ý thức không trực tiếp tạo ra hay làm thay đổi thế giới mà nó trang bị cho con người tri thức về hiện tượng khách quan để con người xác định mục tiêu, kế hoạch, hành động nên làm. Sự tác động của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng:  Tích cực: Khi phản ánh đúng đắn hiện thực, ý thức sẽ là động lực thúc đẩy vật chất phát triển.  Tiêu cực: Khi phản ánh sai lạc hiện thực, ý thức có thể kìm hãm sự phát triển của vật chất.

Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tôi nhận thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh để thực hiện các phương pháp phòng tránh dịch, tuân thủ quy tắc 5K, ở yên tại nhà để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. - Thứ hai, ý thức cũng có sự tác động trở lại với vật chất nên cần phải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức. Tôi phải chủ động tìm kiếm và trau dồi tri thức cho bản thân mình, bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết cho bản thân, không quá phụ thuộc vào người khác mà phải tự phát huy tính sáng tạo, suy nghĩ mới lạ.  Ví dụ: Trước mỗi giờ học, tôi phải chủ động xem trước giáo trình của ngày hôm đó để đánh dấu những chỗ mình vẫn chưa hiểu. Trong giờ học tôi thường xuyên tích cực phát biểu và thảo luận để hiểu rõ hơn bài học. Sau giờ học tôi sẽ tìm thêm bài tập và tài liệu để luyện tập thêm, trau dồi thêm kiến thức. Ngoài ra để cải thiện kỹ năng mềm tôi cũng tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, các phong trào của các tổ chức xã hội. Không chỉ bồi dưỡng kiến thức, tôi còn cố gắng rèn luyện đạo đức, phẩm chất của mình qua việc đọc sách, tập yoga, tham gia các buổi trao đổi, thảo luận. - Thứ ba, tôi phải tiếp thu chọn lọc các ý kiến mới, không để bản thân thụ động, bảo thủ, không chủ quan trước mọi tình huống.  Ví dụ: Khi tham gia thảo luận nhóm, tôi sẽ lắng nghe và tiếp thu những điều hay mà các thành viên góp ý cho mình để hoàn thành công việc theo kế hoạch. Hay khi đăng ký học phần, tôi không chủ quan vào năng lực của mình mà đăng ký quá nhiều môn tránh cho bản thân không kham nổi. Trong cuộc sống, trước khi đánh giá một người nào đó, tôi phải tiếp xúc với người đó và lắng nghe những đánh giá của những người xung quanh về người đó, không thể chủ quan “trông mặt mà bắt hình dong”, không thể chỉ dựa vào cảm xúc cá nhân mà đánh giá người đó. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), NXB chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2021, tr – 182.

Was this document helpful?

Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Vận dụng

Course: triết học

999+ Documents
Students shared 7623 documents in this course
Was this document helpful?
KIỂM TRA GIỮA KỲ
Môn: Triết học Mác – Lênin
Họ và tên: Trần Thị Phương Linh
Mã số sinh viên: K214081843
Lớp: K21408C (Thứ 6 – Ca 2)
Giảng viên hướng dẫn: Mạch Thị Khánh Trinh
Đề: Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức và rút ra ý nghĩa phương pháp
luận từ mối quan hệ này. Bản thân đã vận dụng vào học tập và cuộc sống như thế
nào? Cho ví dụ minh họa việc vận dụng này.
Bài làm
1. Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng,
trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất.
a) Vật chất quyết định ý thức
-Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.
Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức nên vật chất là cái có trước, là tính thứ
nhất. Ý thức chỉ là hình thức phản ánh của vật chất vào trong bộ óc con người nên ý
thức là cái có sau, là tính thứ hai.
Phải có sự vận động của vật chất trong tự nhiên (bộ óc người và thế giới khách quan)
và vật chất trong xã hội (lao động và ngôn ngữ) thì mới có sự ra đời ý thức.
-Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức.
Dưới bất kỳ hình thức nào, ý thức đều là phản ánh hiện thực khách quan. Nội dung
của ý thức là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan trong đầu óc con người.
Sự phát triển của hoạt động thực tiễn là động lực mạnh mẽ nhất quyết định tính
phong phú và độ sâu sắc nội dung của ý thức con người qua các thế hệ.
-Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức.