Skip to document

Bài thơ Cây dừa - Bản thảo lưu hành nội bộ 22 - Chú ý của học sinh tiểu học chủ yếu hướng

Bản thảo lưu hành nội bộ 22 - Chú ý của học sinh tiểu học chủ yếu...
Course

Chủ nghĩa xã hội khoa học

234 Documents
Students shared 234 documents in this course
Academic year: 2020/2021
Uploaded by:
0followers
10Uploads
21upvotes

Comments

Please sign in or register to post comments.

Preview text

Bài thơ CÂY DỪA

Lê Quý Kì từng viết: “ Nhà thơ gói tâm tình vào trong thơ. Người đọc mở ra bỗng thấy tâm hồn của chính mình trong đó.” Mỗi tác phẩm nghệ thuật giống như một bông hoa tuyệt sắc, mang trong mình chất mặn mòi của cuộc sống, hương thơm nồng nàn mà người sáng tạo gửi gắm. Với một trái tim yêu người, yêu đời,yêu thiên nhiên, yêu quê hương nơi mình được sinh ra, nhà thơ Trần Đăng Khoa với sự hồn nhiên của tuổi lên 9 đã dẫn dắt người đọc đến hình ảnh đầy cảm xúc qua bài thơ “ Cây dừa ”.

Cây dừa xanh toả nhiều tàu Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh Ai mang nước ngọt, nước lành Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa

Tiếng dừa làm dịu nắng trưa Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo Trời trong đầy tiếng rì rào Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra...

Đứng canh trời đất bao la Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

Bài thơ Cây dừa được Trần Đăng Khoa sáng tác năm 1967 in trong tập thơ đầu tay “Góc sân và khoảng trời”. Ông được mệnh danh là thần đồng thơ trẻ vì khi lên 4 ông đã có thể làm thơ, 8 tuổi đã có những bài thơ đầu tiên được in trên báo, 10 tuổi đã là nhà thơ hiếm hoi xuất bản tập thơ mang tên “ Góc sân và khoảng trời”. Và khi ông viết bài thơ “Cây dừa” ông cũng chỉ là một đứa trẻ. Bởi vậy, những câu thơ trong bài được ông tái hiện với sự hồn nhiên, ngây ngô và hết sức gần gũi.

Nhắc đến cây dừa, ta không thể nào không nghĩ tới khung cảnh làng quê mộc mạc với hàng dừa xanh tỏa bóng mát. Bởi là thế, dừa gắn bó với cuộc sống của những người dân chất phác mộc mạc nơi miền quê nghèo, với những đứa trẻ chăn trâu khi ấy. Chúng có thể leo, có thể trèo, có thể chơi nhưng không phải đứa trẻ nào cũng có tài quan sát và tái hiện với đôi mắt ngây ngô như Trần Đăng Khoa năm ấy:

Cây dừa xanh toả nhiều tàu Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

Câu thơ đầu tiên “đứa trẻ này” đã miêu tả màu sắc của cây dừa là màu xanh và nó tỏa ra nhiều tàu. Dường như dưới sự hồn nhiên ấy, mọi thứ trên cây dừa hầu như đang chuyển động , tác giả đã dùng phép nhân hóa để khiến cây dừa trở thành một người bạn của “cậu bé”, một “nhân vật có thực” vô cùng đáng yêu và nhí nhảnh. Không phải là đu đưa đón gió mà là “dang tay đón gió”, chẳng phải đứng dưới ánh trăng mà là “gật đầu gọi trăng”.Trần Đăng Khoa ngoài việc sử dụng phép nhân hóa, ông đã khéo léo lồng ghép phép đối (dang tay- gật đầu, đón - gọi, gió - trăng). Chỉ mới hai câu thơ đầu mà ta cũng có thể cảm nhận được sự thân thuộc giữa tác

Không chỉ quan sát cây dừa vào ban ngày, nhà thơ cũng nhìn ngắm cây dừa vào ban đêm- khi không còn những tia nắng gay gắt của Mặt trời. Mùa hè cũng là lúc hoa dừa nở rộ nhất, là thời điểm vô cùng thích hợp để có thể nhìn ngắm hoa dừa nở. “Cậu bé Trần Đăng Khoa năm đó” đã quan sát hình ảnh “người bạn ấy” với đôi mắt vô cùng tinh tế, tinh tế ở chỗ qua câu thơ “Đêm hè hoa nở cùng sao”, ta có thể mường tượng ra hình ảnh cây dừa hiện lên với vẻ đẹp lunh linh, huyền ảo của đêm hè. Vì sao lại lung linh và huyền ảo? Vì trong mắt của nhà thơ, hoa dừa nở bung cùng ánh sao trời, hoa cũng là sao mà sao cũng là hoa, cả hai như hòa quyện lại tỏa ánh sáng rực rỡ trên bầu trời đêm. Ngày rồi đêm, đêm rồi lại ngày, khi ánh sáng len lỏi qua từng kẽ lá, khi áng mây bồng bềnh trôi lơ lửng trên bầu trời xanh cũng là lúc “đứa trẻ 9 tuổi ấy” quan sát “người bạn” của mình. Bây giờ, tác giả lại nhìn thấy tàu dừa với nhiều lá dài nhọn xếp kín tàu lá trông như một chiếc lược. Hình ảnh chiếc lược khá quen thuộc với tác giả, vì hầu như đó là vật dụng mà nhà ai cũng có. Biện pháp so sánh được sử dụng trong câu thơ “Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh” khiến người đọc càng khâm phục trí tưởng tượng độc đáo của Trần Đăng Khoa. Tàu dừa như chiếc lược chải vào mái tóc bồng bềnh của mây xanh, vào mái tóc của người con gái thướt tha dịu dàng. Không chỉ sử dụng phép so sánh, mà biện pháp nhân hóa cũng đã làm nổi bật hơn nét đẹp của cây dừa- người con gái thuớt tha dịu dàng. Hai câu thơ tiếp theo trong khổ hai, là 2 câu hỏi tu từ không lời hồi đáp thể hiện sự tò mò, thích thú của tác giả: Ai mang nước ngọt, nước lành Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa Sự hồn nhiên, tinh nghịch pha thêm chút tò mò về thế giới xung quanh khiến Trần Đăng Khoa trong mắt đọc giả trở nên thông minh lạ kì. Có lẽ, “cậu bé này” khác hẳn với bạn bè cùng lứa, tỉ mỉ quan sát mọi thứ xung quanh, cảm nhận được sự đổi thay từng ngày của sự vật. Thắc mắc của

tác giả trong 2 câu thơ trên là thắc mắc ko có người hồi đáp vì đơn giản đấy chỉ là hai câu thơ thể hiện trí tò mò, sự thích thú muốn khám phá của một đứa trẻ. Hẳn là đứa trẻ này đã uống qua “nước ngọt, nước lành” bên trong trái dừa, biết được rằng nước dừa rất ngon, rất mát, gắn liền với tuổi thơ của cậu. Trí tưởng tượng, sự thích thú muốn được khám phá cùng với sự ngọt ngào mà nước dừa mang đến khiến nhà thơ bất giác đặt ra câu hỏi không biết ai là người “mang nước ngọt, nước lành”, ai “ đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa”. Tất cả đều chỉ là sự tò mò của “cậu bé 9 tuổi” đầy thông minh nhưng lại khiến khổ thơ trở nên lôi cuốn, hấp dẫn, kèm theo đó là sự thích thú của người đọc về hình ảnh cây dừa qua đôi mắt trẻ thơ.

Trần Đăng Khoa không chỉ có tài sử dụng ngôn từ để tả cảnh, vẽ tranh mà còn là một người có tâm hồn nhạy và tâm lý vô cùng thâm thúy. Trong khi những cô cậu bé bằng tuổi nhà thơ đang mải rong chơi, mải vòi vĩnh quà bánh thì tác giả đã có những tâm tưởng thật chín chắn. Bởi thế, tác giả vẽ cây dừa ra không đơn thuần chỉ vì yêu dấu vẻ đẹp của nó mà hơn hết tác hiểu được tầm quan trọng của cây dừa.

Tiếng dừa làm dịu nắng trưa Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo Trời trong đầy tiếng rì rào Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra...

Với những vùng quê nhiều dừa, thì những hàng dừa sẽ luôn là nơi che bóng mát cho mọi người vào những trưa hè nóng bức. Bởi thế, khi những chiếc lá dừa đu đưa kêu xào xạc thì sẽ mang theo làn gió mát giúp “làm dịu nắng trưa”. Dừa không chỉ gọi cơn gió đến mà sẽ gọi cả “đàn gió đến”. Đến không chỉ để thổi mát cho mọi người mà còn gõ nhịp múa reo những vũ điệu sôi động, vui nhộn. Đọc đến đây độc giả có thể mường

xác và hợp logic. Tạo nên một bức tranh cây dừa vừa khái quát, vừa chi tiết lại vừa có đủ sắc màu. Ngoài ra những từ láy như “đủng đỉnh”, “rì rào” giúp bài thơ thêm gợi hình, gợi thanh. Cả những phép lặp câu hỏi tu từ cũng nhấn mạnh thêm thông điệp yêu thiên nhiên của tác giả.

Qua bài thơ này, người đọc có thể nhận ra một tâm hồn trong trẻo hồn nhiên yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Chỉ có một người lạc quan, yêu đời, yêu người như vậy mới có thể viết nên những ca tư trong sáng và ý nghĩa đó. Các bạn nhỏ ngày nay, nếu được hãy cố gắng nuôi dưỡng tâm hồn như nhà thơ nhé. Trước hết các bạn có thể tìm đọc thơ của ông rồi từ đó tự mình quan sát xung quanh và sáng tác. Biết đâu một ngày đẹp trời, các bạn cũng có thể làm nên những tác phẩm đặc sắc như ông và hơn ông.

Was this document helpful?

Bài thơ Cây dừa - Bản thảo lưu hành nội bộ 22 - Chú ý của học sinh tiểu học chủ yếu hướng

Course: Chủ nghĩa xã hội khoa học

234 Documents
Students shared 234 documents in this course
Was this document helpful?
Bài thơ CÂY DỪA
Lê Quý Kì từng viết: “ Nhà thơ gói tâm tình vào trong thơ. Người đọc
mở ra bỗng thấy tâm hồn của chính mình trong đó.” Mỗi tác phẩm nghệ
thuật giống như một bông hoa tuyệt sắc, mang trong mình chất mặn mòi
của cuộc sống, hương thơm nồng nàn người sáng tạo gửi gắm. Với
một trái tim yêu người, yêu đời,yêu thiên nhiên, yêu quê hương nơi mình
được sinh ra, nhà thơ Trần Đăng Khoa với sự hồn nhiên của tuổi lên 9
đã dẫn dắt người đọc đến hình ảnh đầy cảm xúc qua bài thơ “ Cây dừa ”.
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt, nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra...
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.