Skip to document

NHỮNG MÂU THUẪN CƠ BẢN TRONG LÒNG XÃ HỘI VIỆT NAM THUỘC ĐỊA NỬA PHONG KIẾN. CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG ĐÃ ĐỀ RA CHỦ TRƯƠNG ĐỂ GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN ĐÓ NHƯ THẾ NÀO?

Bài tiểu luận kết thúc học phần
Course

Lịch Sử Đảng

999+ Documents
Students shared 5054 documents in this course
Academic year: 2021/2022
Uploaded by:
12Uploads
247upvotes

Comments

Please sign in or register to post comments.

Preview text

####### HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

####### KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

####### TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

####### MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

####### ĐỀ TÀI: NHỮNG MÂU THUẪN CƠ BẢN TRONG LÒNG XÃ HỘI VIỆT

####### NAM THUỘC ĐỊA NỬA PHONG KIẾN. CƯƠNG LĨNH

####### CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG ĐÃ ĐỀ RA CHỦ TRƯƠNG ĐỂ

####### GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN ĐÓ NHƯ THẾ NÀO?

####### Ý NGHĨA CỦA CƯƠNG LĨNH

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Chinh Sinh viên thực hiện: Lê Thị Minh Hiền Mã sinh viên: 23A Nhóm tín chỉ: PLT10A Mã đề: 7

Hà Nội, tháng 1 năm 2022

MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU....................................................................................................................
    • 1ính cấp thiết của đề tài
    • 2ục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
      • 2.1ục đích
      • 2.2ệm vụ
    • 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    • 4ơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    • 5.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
  • NỘI DUNG
    • Chương 1: Phần lý luận
      • kiến 1.1ững mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong
        • 1.1.1ình hình thế giới
        • 1.1.2ã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp
        • thuộc địa nửa phong kiến 1.1.3ình hình giai cấp và những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam
      • 1.2ội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
        • 1.2.1ự ra đời của các tổ chức Cộng sản
        • 1.2.2ội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
        • 1.2.3ương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam
        • lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng....................................................................... 1.2.Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương
    • Chương 2: Liên hệ thực tiễn
      • tiên với thực tiễn hiện nay 2.Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu
      • 2.2ên hệ bản thân
  • LỜI KẾT
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

thuộc địa nửa phong kiến 1.1.3ình hình giai cấp và những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam

phong kiến và nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng về việc giải quyết những mâu thuẫn đó. Phạm vi nghiên cứu: Xã hội Việt Nam trong giai đoạn thực dân Pháp cai trị (1858 - 1945).

4ơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Phương pháp nghiên cứu: Cùng với hai phương pháp cơ bản là phương pháp lịch sử và logic, đề tài cũng sử dụng các phương pháp so sánh, tổng kết thực tiễn lịch sử, vận dụng lý luận vào thực tiễn.

5.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa lý luận: Đề tài làm rõ được những mâu thuẫn dân tộc, dân chủ trong xã hội Việt Nam nửa phong kiến cũng như những chủ trương của Đảng trong giải quyết mâu thuẫn đó được đề cập ở Cương lĩnh chính trị đầu tiên. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài khẳng định tầm quan trọng sự lãnh đạo của Đảng và những bài học kinh nghiệm cho Đảng và nhà nước ta vận dụng vào xã hội Việt Nam hiện nay.

NỘI DUNG

Chương 1: Phần lý luận

1.1ững mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến

1.1.1ình hình thế giới

Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa), đẩy mạnh quá trình xâm chiếm và nô dịch thuộc địa. Trước bối cảnh đó, nhân dân các dân tộc bị áp bức đã đứng lên đấu tranh tự giải phóng, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, rộng khắp. Cùng với phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản ở các nước tư bản chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trở thành một bộ phận quan trọng trong cuộc đấu tranh chung chống tư bản, thực dân. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á đầu thế kỷ XX phát triển rộng khắp, tác động mạnh mẽ đến phong trào yêu nước Việt Nam. Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã làm biến đổi sâu sắc tình hình thế giới. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đối với các nước tư bản, mà còn có tác động sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa. Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản, do V.Iênin đứng đầu, được thành lập, trở thành bộ tham mưu chiến đấu, tổ chức lãnh đạo phong trào cách mạng vô sản thế giới. Cách mạng Tháng Mười Nga và những hoạt động tích cực của Quốc tế Cộng sản đã ảnh hưởng mạnh mẽ và thức tỉnh phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam và Đông Dương.

1.1.2ã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp

Là quốc gia Đông Nam Á nằm ở vị trí địa chính trị quan trọng, Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của thực dân Pháp. Triều đình phong kiến Nguyễn đã từng bước thỏa hiệp, sau Hiệp ước Patơnốt Việt Nam hoàn toàn trở thành thuộc địa của Pháp. Triều đình nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp, nhưng nhân dân Việt Nam không chịu khuất phục. Pháp đã dùng vũ lực để bình định, đàn áp đẫm máu sự nổi dậy

cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng, chủ yếu xuất thân từ nông dân, sớm vươn lên tiếp nhận tư tưởng tiên tiến của thời đại, nhanh chóng phát triển từ “tự phát” đến “tự giác”, thể hiện là giai cấp có năng lực lãnh đạo cách mạng. Giai cấp tư sản: Một bộ phận gắn liền lợi ích với tư bản Pháp, tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế của chính quyền thực dân Pháp, trở thành tầng lớp tư sản mại bản. Một bộ phận là giai cấp tư sản dân tộc, họ bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm, tiềm lực kinh tế yếu ớt. Vì vậy, phần lớn tư sản dân tộc Việt Nam có tinh thần dân tộc, yêu nước nhưng không có khả năng tập hợp các giai tầng để tiến hành cách mạng. Tầng lớp tiểu tư sản: Họ bị đế quốc, tư bản chèn ép, khinh miệt, có tinh thần dân tộc, yêu nước và rất nhạy cảm về chính trị và thời cuộc. Tuy nhiên, do địa vị kinh tế bấp bênh, thái độ hay dao động, thiếu kiên định, do đó tầng lớp tiểu tư sản không thể lãnh đạo cách mạng. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Việt Nam đã có sự biến đổi rất quan trọng cả về chính trị kinh tế xã hội. Chính sách cai trị và khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm phân hóa những giai cấp vốn là của chế độ phong kiến, đồng thời tạo nên những giai cấp, tầng lớp mới với thái độ chính trị khác nhau. Lúc này, xã hội Việt Nam dần xuất hiện hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nhân dân với địa chủ phong kiến, trong đó mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu nhất cần tập trung giải quyết hàng đầu là mâu thuẫn dân tộc.

1.2.3ương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam
1.2.1ự ra đời của các tổ chức Cộng sản

Trước yêu cầu cấp thiết giải phóng dân tộc, với nhiệt huyết cứu nước, nhãn quan chính trị sắc bén, vượt lên trên hạn chế của các bậc yêu nước đương thời, năm 1911, Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã tác động mạnh mẽ tới nhận thức của Nguyễn Tất Thành. Tháng 6-1919, Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Ái Quốc thay mặt “Hội những người An Nam yêu nước ở Pháp” gửi tới Hội nghị Véc xây bản Yêu sách của nhân dân An Nam. Những yêu sách đó dù không được Hội nghị đáp ứng, nhưng sự kiện này đã tạo nên tiếng vang lớn trong dư luận quốc tế và

Nguyễn Ái Quốc càng hiểu rõ hơn bản chất của đế quốc, thực dân. Tháng 7-1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.Iênin đăng trên báo L'Humanité, số ra ngày 16 và 17-7-1920. Tháng 12-1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt đưa Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản, trở thành người cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Sau khi xác định được con đường cách mạng đúng đắn “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”[1], Nguyễn Ái Quốc tiếp tục khảo sát, tìm hiểu để hoàn thiện nhận thức về đường lối cách mạng vô sản, đồng thời tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam, chuẩn bị các điều kiện để thành lập Đảng. Tháng 3-1929, những người lãnh đạo Kỳ bộ Bắc Kỳ họp tại số nhà 5D phố Hàm Long, Hà Nội quyết định thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. Ngày 17-6-1929, đại biểu của các tổ chức cộng sản ở Bắc Kỳ họp tại số nhà 312 phố Khâm Thiên (Hà Nội) quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng. Trước ảnh hưởng của Đông Dương Cộng sản Đảng, những thanh niên yêu nước ở Nam Kỳ theo xu hướng cộng sản lần lượt tổ chức những chi bộ cộng sản. Tháng 11-1929, trên cơ sở các chi bộ cộng sản ở Nam Kỳ, An Nam Cộng sản Đảng được thành lập tại Khánh Hội, Sài Gòn. Tại Trung Kỳ, Tân Việt Cách mạng Đảng chịu tác động mạnh mẽ của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã đi theo khuynh hướng cách mạng vô sản. Tháng 9- 1929, những người tiên tiến trong Tân Việt cách mạng Đảng họp bàn việc thành lập Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn. Đến cuối tháng 12-1929, tại đại hội các đại biểu liên tỉnh tại nhà đồng chí Nguyễn Xuân Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành liên tỉnh, nhất trí quyết định “Bỏ tên gọi Tân Việt. Đặt tên mới là Đông Dương Cộng sản liên đoàn”. Sự ra đời 3 tổ chức cộng sản trên cả nước đã khẳng định bước phát triển về chất của phong trào yêu nước Việt Nam theo khuynh hướng cách mạng vô sản phù hợp với xu thế và nhu cầu bức thiết của lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên sự ra đời 3 tổ chức cộng sản ở ba miền không tránh khỏi sự phân tán về lực lượng và thiếu thống

Từ việc phân tích thực trạng và mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam trong đó có công nhân, nông dân với đế quốc ngày càng gay gắt, Cương lĩnh chính trị đầu tiên xác định mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam Nam đó là “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Về chính trị, Hồ Chí Minh nhận xét từ sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga: “Tiếng sấm Cách mạng Tháng Mười Nga đã vang dội làm chấn động địa cầu : Nhân dân lao động đã làm chủ nước nhà, những dân tộc nhỏ yếu đã giành được độc lập ruộng đất về tay dân cày. Tiếng sấm ấy đã thúc đẩy những người Việt Nam yêu nước hướng về phía Liên Xô: hấp thụ lý luận vĩ đại của chủ nghĩa Lênin” [2], Cương lĩnh xác định: Chống đế quốc và chống phong kiến là nhiệm vụ cơ bản để giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày, trong đó chống đế quốc, giành độc lập cho dân tộc được đặt ở vị trí hàng đầu. Về xã hội, Cương lĩnh xác định rõ: dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền; phổ thông giáo dục theo công nông hóa. Về kinh tế, thủ tiêu hết các thứ quốc trái; thâu hết phải nghiệp lớn của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công nông binh quản lý; thu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân càng nghèo; mở mang công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm 8 giờ... Về lực lượng cách mạng, đoàn kết công nhân, nông dân, trong đó giai cấp công nhân lãnh đạo; đồng thời chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp, các lực lượng tiến bộ yêu nước để tập trung chống đế quốc và tay sai, Đảng “phải thu phục được cho đại bộ phận giai cấp mình”, “phải thu phục được đại bộ phận dân cày,... hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông... để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản ánh cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập”. Về phương pháp cách mạng, sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được thoả hiệp. Có sách lược đấu tranh cách mạng thích hợp để lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông về phía giai cấp vô sản, nhưng kiên quyết: “bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ”.

Về đoàn kết quốc tế, vừa thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc, vừa tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ của các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp, cách mạng Việt Nam liên lạc mật thiết và là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Về vai trò lãnh đạo của Đảng, “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”, “Đảng là đội tiên phong của đạo quân vô sản gồm một số lớn của giai cấp công nhân và làm cho họ có đủ năng lực lãnh đạo quần chúng”. Như vậy, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng phân tích thấu đáo đặc điểm, tính chất xã hội thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX, chỉ rõ những mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của dân tộc Việt Nam lúc đó, đặc biệt là đánh giá đúng đắn, sát thực thái độ các giai tầng xã hội đối với nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Từ đó, các văn kiện đã xác định đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam, đồng thời xác định phương pháp cách mạng, nhiệm vụ cách mạng và lực lượng cách mạng để thực hiện đường lối chiến lược và sách lược đã đề ra. Độc lập dân tộc, theo Hồ Chí Minh, là phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Ngay từ khi tiếp cận Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, Hồ Chí Minh đã hình thành đường lối cứu nước: giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, gắn bó thống nhất giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội [3].

lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng....................................................................... 1.2.Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương

chính trị đầu tiên của Đảng.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt sự khủng hoảng bế tắc về đường lối cứu nước đưa cách mạng Việt Nam sang một bước ngoặt lịch sử vĩ đại Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Cương lĩnh chính trị đầu tiên được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng đã khẳng định lần đầu tiên cách mạng Việt Nam có một bản cương lĩnh chính trị phản ánh đúng quy luật khách quan, đáp ứng những nhu cầu cơ bản và cấp bách của xã hội Việt Nam, phù hợp với xu thế của

Từ khi thành lập đến nay, Đảng đã trở thành lực lượng lãnh đạo, có đường lối chính trị đúng đắn, sáng tạo, thống nhất đất nước theo con đường cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Vì vậy, Người khẳng định: "Kế hoạch rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha của nông dân ta. Vì vậy, Đảng đã đoàn kết được các lực lượng cách mạng to lớn xung quanh giai cấp của mình. Các đảng của các giai cấp khác đều bị phá sản hoặc bị cô lập. Vì vậy, chúng ta Đảng-công nhân. Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc đã chọn con đường tiến lên cách mạng Việt Nam.

2.2ên hệ bản thân

Là một sinh viên, em thấy việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, sống, học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam cho bản thân mình. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay, chúng ta không những cần hòa nhập để phát triển kinh tế, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại mà còn tránh để “hòa tan” làm mất đi bản sắc dân tộc, không lan truyền những sự thật sai trái về những thành quả mà cha ông ta phải đánh đổi cả xương máu để mang về nền độc lập dân tộc. Bên cạnh học tập tốt những kiến thức chuyên ngành, bản thân mỗi sinh viên cũng cần trang bị những kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, nắm được những điều cốt lõi của chủ nghĩa Mác -Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh để rèn luyện được bản lĩnh chính trị trước những luận điệu xuyên tạc, “diễn biến hòa bình” từ các thế lực thù địch lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin. Tuy nhiên, một số sinh viên còn chưa rõ hướng đi của mình, chưa hiểu rõ về truyền thống cách mạng của Đảng và dân tộc, chưa hiểu biết nhiều về tình hình đất nước và thế giới. Một số khác lại không có ý thức tiến bộ trong học tập và rèn luyện, sa sút, thiếu tự tin, thậm chí bị lôi kéo, xúi giục từ các thế lực thù địch hoạt động trái pháp luật. Một số sinh viên lại chỉ quan tâm đến lợi ích trực tiếp và cá nhân, chỉ quan tâm đến việc học chuyên môn, tập trung đi học, sau đó đi làm thêm, ít quan tâm đến các vấn đề chính trị xã hội, ít tham gia các hoạt động thể thao và xã hội. Thậm chí nhiều sinh viên còn bị ảnh hưởng bởi các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch, tư tưởng còn mông lung, có lúc mơ hồ, không vững vàng, thiếu hoài bão, không tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao, hoạt động xã hội. Chính vì vậy, việc

học tập và trau dồi lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống trong sinh viên là vô cùng quan trọng. Bản thân em nhận thấy, khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, việc hội nhập quốc tế đã và đang mang đến rất nhiều cơ hội cũng như thách thức cho sinh viên. Lĩnh vực kinh tế là một lĩnh vực đòi hỏi sự năng động, sáng tạo bởi nền kinh tế luôn thay đổi từng ngày, từng giờ. Vì thế, ngay từ bây giờ, bản thân em thấy mình không chỉ học các kiến thức qua sách vở mà còn tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội. Điều này không những mang tới kinh nghiệm mà còn là sự cống hiến của cá nhân đối với tập thể nói riêng và xã hội nói chung, góp phần tạo nên một thế hệ sinh viên đầy nhiệt huyết, tài năng, làm rạng danh đất nước.

####### TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt 1. Tài liệu học tập môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - Học viện Ngân hàng, Khoa Lý luận chính trị 2. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (sử dụng trong các trường đại học - hệ không chuyên lý luận chính trị) - Bộ Giáo dục và Đào tạo Tài liệu trực tuyến 1. [1] Nguyễn Võ Cường (Trưởng phòng Lý luận Chính trị - Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM) - Theo Trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin vào Việt Nam và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, bước ngoặt lịch sử vĩ đại 2. [2] TS. Phạm Hồng Chương, Viện Hồ Chí Minh – Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề dân tộc và con người | C. Mác; Ph. Ăngghen; VI Lênin; Hồ Chí Minh 3. [3] Thiếu tá, TS. Lê Thị Quý – Phó Chủ nhiệm Chính trị Lữ đoàn TTG 26/QK7, TS. Nguyễn Thị Chinh – Học viện Ngân hàng Chủ tịch Hồ Chí Minh với con đường cách mạng Việt Nam 4. [4] Phạm Xuân Ngọc – Cổng thông tin điện tử - Đảng bộ tỉnh Quảng Trị GIÁ TRỊ CỦA CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG

Was this document helpful?

NHỮNG MÂU THUẪN CƠ BẢN TRONG LÒNG XÃ HỘI VIỆT NAM THUỘC ĐỊA NỬA PHONG KIẾN. CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG ĐÃ ĐỀ RA CHỦ TRƯƠNG ĐỂ GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN ĐÓ NHƯ THẾ NÀO?

Course: Lịch Sử Đảng

999+ Documents
Students shared 5054 documents in this course
Was this document helpful?
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: NHỮNG MÂU THUẪN CƠ BẢN TRONG LÒNG XÃ HỘI VIỆT
NAM THUỘC ĐỊA NỬA PHONG KIẾN. CƯƠNG LĨNH
CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG ĐÃ ĐỀ RA CHỦ TRƯƠNG ĐỂ
GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN ĐÓ NHƯ THẾ NÀO?
Ý NGHĨA CỦA CƯƠNG LĨNH
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Chinh
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Minh Hiền
sinh viên: 23A4050132
Nhómn chỉ: PLT10A13
đề: 7
Hà Nội, tháng 1 năm 2022