Skip to document

Giao trinh lich su cac hoc thuyet mới nhất

Lịch sử kinh tế học, Lí thuyết giá trị , học thuyết kinh tế Mác-Lênin,...
Course

Kinh tế vi mô1 (vmo1 hvtc)

465 Documents
Students shared 465 documents in this course
Academic year: 2020/2021
Uploaded by:
0followers
8Uploads
21upvotes

Comments

Please sign in or register to post comments.

Related Studylists

Documents

Preview text

LỜI NÓI ĐẦU

Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập những vấn đề cơ bản về lịch sử các học thuyết kinh tế, chúng tôi tổ chức biên soạn lại cuốn giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế. Cuốn giáo trình này kế thừa cuốn giáo trình xuất bản năm 2008 của Học viện Tài Chính, đồng thời sử dụng tư liệu từ các tác phẩm gốc của giáo sư Jonh Maynad Keynes và giáo sư P.A. Giáo trình có sự thay đổi về kết cấu, chỉnh lý, bổ sung thêm một số nội dung cho phù hợp với yêu cầu đào tạo, nghiên cứu của Học viện Tài chính trong điều kiện mới. Giáo trình được biên soạn bởiPGS,TS Hà Quý Tình và PGS,TS Vũ Thị Vinh đồng chủ biên. Mặc dù các tác giả đã có nhiều cố gắng, song không thể tránh khỏi những khiếm khuyết về nội dung và hình thức. Tập thể tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để tiếp tục hoàn thiện trong lần tái bản sau. Trong quá trình biên soạn và xuất bản giáo trình, tập thể tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám đốc Học Viện Tài chính, Ban Quản lý khoa học, đồng thời đã tham khảo giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế của Học viện Chính Trị Quốc gia Hồ Chí Minh do GS,TS Chu Văn Cấp chủ biên, Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế của trường Đại học Kinh tế quốc dân do PGS,TS Mai Ngọc Cường chủ biên (xuất bản năm 2005), Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế của trường Đại học Kinh tế quốc dân do PGS,TS Trần Bình Trọng chủ biên (xuất bản năm 2009)..ập thể tác giả chân thành cám ơn các đồng chí đã đóng góp nhiều công sức, ý kiến quý báu cho giáo trình lịch sử học thuyết kinh tế này. Tập thể tác giả

CHƯƠNG 1

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

CỦA MÔN LỊCH SỬCÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ

Xã hội loài người lần lượt trải qua các hình thái kinh tế- xã hội khác nhau. Ở mỗi giai đoạn của trình độ phát triển, con người có những hiểu biết và cách giải thích các hiện tượng kinh tế, xã hội thích ứng. Việc giải thích các hiện tượng kinh tế, xã hội ban đầu là những tư tưởng rời rạc, lẻ tẻ mang tính cá biệt của các nhà kinh tế và về sau những tư tưởng đó phát triển thành học thuyết kinh tế với những quan điểm có tính hệ thống của các giai cấp khác nhau. Môn lịch sử các học thuyết kinh tế cung cấp một cách có hệ thống các quan điểm, học thuyết kinh tế của các trường phái, các đại biểu kinh tế gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của xã hội loài người. 1. Đối tượng nghiên cứu của lịch sử các học thuyết kinh tế. 1.Đối tượng nghiên cứu Lịch sử các học thuyết kinh tế là một môn khoa học xã hội nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của hệ thống các quan điểm kinh tế của các giai cấp cơ bản trong các hình thái kinh tế xã hội khác nhau trong lịch sử xã hội loài người. Hoạt động kinh tế giữ vị trí trung tâm trong mọi hoạt động văn hóa, chính trị, xã hội..ủa con người. Từ thời Cổ đại đến nay, con người đã có nhiều quan điểm, tư tưởng kinh tế khác nhau tương ứng với từng trình độ phát triển lịch sử của xã hội loài người. Tư tưởng kinh tế khi nó phát triển đến giai đoạn cao và có tính hệ thống thì trở thành học thuyết kinh tế. Đối tượng nghiên cứu của lịch sử các học thuyết kinh tế là hệ thống các quan điểm kinh tế của các giai cấp khác nhau tương ứng với mỗi hình thái kinh tế xã hội trong các giai đoạn lịch sử của xã hội loài người, nhằm chỉ ra những giá trị khoa học cũng như những hạn chế của các đại biểu, trường phái kinh tế học.

hướng vào giải quyết vấn đề luân lý, đạo đức, chính trị, đẳng cấp,... đặc biệt là vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, những tư tưởng của họ chưa mang tính khái quát, hệ thống nên chưa xây dựng được lý luận kinh tế khoa học. Đến cuối thế kỷ XV, nền sản xuất hàng hóa nhỏ chuyển sang sản xuất hàng hóa lớn, chủ nghĩa tư bản ra đời, các tư tuởng kinh tế được hình thành có tính hệ thống nên các học thuyết kinh tế ra đời. Học thuyết kinh tế của những người Trọng thương được coi là học thuyết kinh tế đầu tiên, nó được hình thành, phát triển ở nhiều nước Châu Âu như: Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha... Đó là những lý luận kinh tế đầu tiên nghiên cứu về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và cũng là chính sách kinh tế của Nhà nước trong thời kỳ tích lũy nguyên thủy của tư bản. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã chỉ rõ vai trò của ngành sản xuất vật chất là nguồn gốc sáng tạo ra của cải vật chất làm cho lý luận kinh tế của chủ nghĩa trọng thương bị lỗi thời, tan rã, nhường chỗ cho sự ra đời của chủ nghĩa trọng nông ở Pháp và kinh tế chính trị tư sản Cổ điển ở Anh và Pháp. W và F là cha đẻ của học thuyết kinh tế tư sản cổ điển và nó phát triển đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX với tư tưởng kinh tế của ADam SMith, David Ricardo và Sismonde. Học thuyết kinh tế tư sản Cổ điển tuy xuất phát từ lợi ích kinh tế của giai cấp tư sản nhưng nó mang tính khoa học cao. Cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực lý luận, tư tưởng, thực tiễn đã bộc lộ, những mâu thuẫn và hạn chế vốn có của chủ nghĩa tư bản dần được phơi bày. Để bào chữa, che đậy những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản, bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, học thuyết kinh tế của trường phái kinh tế chính trị Tầm thường xuất hiện, đứng đầu là Jean Baptitste Say và Thomas Robert Malthus. Chủ nhĩa tư bản phát triển làm phá sản hàng loạt những người sản xuất nhỏ, hình thành đội quân thất nghiệp ngày càng đông đảo. Do đó, xuất hiện dòng tư tưởng kinh tế phê phán chủ nghĩa tư bản, bảo vê lợi ích của những

ngưòi sản xuất nhỏ, những ngưòi làm thuê - Đó là học thuyết kinh tế Tiểu tư sản và những người chủ nghĩa xã hội không tưởng. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền và sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật làm tăng thêm mâu thuẫn vốn có trong chủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp thường xuyên nổ ra đòi hỏi phải có lý thuyết kinh tế mới làm cơ sở lý luận cho vịêc chỉ đạo hoạt động thực tiễn của sản xuất kinh doanh cũng như điều tiết nền kinh tế ở các nước tư bản. Do vậy, các học thuyết kinh tế tư sản hiện đại ra đời như: học thuyết kinh tế Cổ điển mới, học thuyết kinh tế của J, học thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới, học thuyết kinh tế của P.A... 2. Phương pháp, mục đích và ý nghĩa của nghiên cứu môn lịch sử các học thuyết kinh tế. 2. Phương pháp nghiên cứu. Lịch sử các học thuyết kinh tế là môn khoa học xã hội mang tính hiện thực khách quan. Song hiện thực khách quan rất phức tạp và luôn biến động đòi hỏi việc nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế cần có phương pháp khoa học, đó là: Phương pháp duy vật biện chứng : Hệ thống các quan điểm kinh tế là kết quả của việc nghiên cứu, phản ánh hiện thực quan hệ sản xuất vào ý thức con người trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Các quan điểm kinh tế là yếu tố quan trọng trong kiến trúc thượng tầng tư tưởng của xã hội. Phương pháp nhận thức khoa học chỉ ra rằng, cần phải tìm hiểu nguồn gốc ra đời của lý luận kinh tế, nhữngđiều kiện phát triển, thay thế của chúng ngay trong cơ sở kinh tế - xã hội, trên cơ sởđó xác định mối liên hệ lịch sử cơ bản nhằm phân chia thànhcác giai đoạn phát triển của lý luận kinh tế. Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế đòi hỏi phải xem xét các hiện tượng kinh tế trong mối

về thành tựu lý luận kinh tế của loài người, nâng cao trình độ tư duy kinh tế, trên cơ sở đó vận dụng vào hoạt động thực tiễn của đời sống kinh tế- xã hội. Lịch sử các học thuyết kinh tế là môn khoa học độc lập, chiếm vị trí quan trọng trong các môn kghoa học xã hội. Lịch sử các học thuyết kinh tế có các chức năng: chức năng nhận thức, chức năng thực tiễn và chức năng phương pháp luận. Chức năng nhận thức : Chức năng này yêu cầu phải nghiên cứu, đánh giá các quan điểm kinh tế của các đại biểu, các trường phái kinh tế khác nhau theo quan điểm lịch sử cụ thế. Những quan điểm kinh tế phát sinh, phát triển gắn với điều kiện kinh tế - xã hội và lợiích của những giai cấp nhất định, không có tư tưởng kinh tế phi giai cấp. Lịch sử các học thuyết kinh tế không chỉ dừng lại ở việc tiếp cận một cách giản đơn các quan điểm kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế của giai cấp mình mà còn trang bị cho người học tri thức khoa học để nhận thức, cải tạo thực tiễn trong hoạt động của đời sống kinh tế- xã hội. Chức năng phương pháp luận : Lịch sử các học thuyết kinh tế là môn học cóchức năng phương pháp luận. Nócung cấp một cách có hệ thống các quan điểm, lý luận kinh tế làm cơ sở cho việc nghiên cứu các khoa học kinh tế, nhất là các môn khoa học kinh tế nghiên cứu về vấn đề kinh tế thị trường như: kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, kinh tế phát triển, kinh tế lượng, thương mại quốc tế, quản lý kinh tế..à các môn kinh tế ngành khác. Chức năng thực tiễn : Lịch sử các học thuyết kinh tế luận giải cơ sở hình thành, nội dung, chỉ rõđiểm thành công, hạn chế của các lý thuyết kinh tế. Trên cơ sở đó giúp chúng ta nhận thức, vận dụng vào hoạtđộng thực tiễn củađời sống kinh tế - xã hội. Xuất phát từ đối tượng, mục đích, ý nghĩa của lịch sử các học thuyết kinh tế mà khẳng định: nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế là một bộ phận không thể tách rời việc nghiên cứu các khoa học kinh tế trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại. Các nhà khoa học kinh tế, nhà quản lý

kinh tế chỉ khi nắm chắc và hiểu sâu sắc các tư tưởng, các học thuyết kinh tế mới có đầy đủ hơn những kiến thức cơ bản về các phạm trù, quy luật, lý luận kinh tế để hoạch định, chỉ đạo, thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô, vi mô nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế thị trường. Như vậy, xuất phát từ đối tượng nghiên cứu và ý nghĩa của môn lịch sử các học thuyết kinh tế là cần thiết trang bị tri thức khoa học kinh tế cơ sở nền tảng cho mọi sinh viên khối ngành kinh tế nói chung, đặc biệt là ngành tài chính, ngân hàng.

Câu hỏi ôn tập

  1. Làm rõ đối tượng nghiên cứu của lịch sử các học thuyết kinh tế. Phân biệt đối tượng nghiên cứu của lịch sử các học thuyết kinh tế và lịch sửtư tưởng kinh tế.
  2. Phương pháp, mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu môn lịch sử các học thuyết kinh tế đối với sinh viên khối ngành kinh tế và ngành tài chính.
  • Làm thế nào để tiếp tục duy trì sự tồn tại của chế độ chiếm hữu nô lệ? Trước tình hình đó, một số tác giả đã đưa ra các tư tưởng kinh tế giải quyết những vấn đề đó nhằm phục vụ lợi ích cho giai cấp chủ nô. _1.1. Các tư tưởng kinh tế cơ bản của xã hội Hy Lạp cổđại
  • Chế độ chiếm hữu nô lệ của Hy lạp tồn tại là tất yếu và duy nhất._ Các nhà kinh tế Hy Lạp cổđại đã thấy được nô lệ là bộ phận cơ bản của lực lượng sản xuất để làm ra của cải cho xã hội. Họ coi nô lệ như là công cụ lao động sống (công cụ biết nói), đặt ngang hàng với công cụ câm (cuốc, cày). Chủ nô coi nô lệ là tài sản có thể bán, cho hoặc tặng. Cụ thể: Platon - nhà triết học: Ông đã hình dung ra một xã hội lý tưởng được xây dựng trên cơ sở của chế độ nô lệ. Từ đó ông được đưa ra các tư tưởng hay đề án kinh tế khác nhau để duy trì xã hội nô lệ. Aristote - nhà triết học: ông cho rằng, chế độ chiếm hữu nô lệ tồn tại là tất yếu, duy nhất vì thượng đế đã sinh ra loài người. Có 2 hạng người khác nhau là chủ nô và nô lệ. Trong đó chủ nô là người quản lý, nô lệlà người lao động nặng nhọc, từ đó ông đưa ra 2 vấn đề mang tính khoa học về nô lệ:
  • Làm thế nào để có nhiều nô lệ? Theo ông, chiến tranh là nguồn cung cấp nô lệ nhiều nhất, vì vậy chiến tranh là cần thiết để cướp tù binh biến thành nô lệ. Đối với loài người đây là bước tiến lớn vì trước đó bắt được tù binh thì vứt xuống biển cho cá ăn.
  • Làm thế nào để sử dụng nô lệ tốt nhất? Ông đưa ra các biện pháp: Phải có khối lượng công việc thật nhiều cho nô lệ, cho nô lệ ăn vừa phải vì nếu ăn đầy đủ họ sẽ lười lao động, phải có quá trình kiểm tra kiểm soát quá trình lao động của nô lệ bằng chế độ mệnh lệnh roi vọt. Phải tổ chức nô lệ thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 5-10 người có cai đứng đầu để quản lý. - Tư tưởng coi khinh lao động chân tay - Xénophone Xénophone cho rằng lao động chân tay là nhục nhã hổ thẹn, làm hư hỏng con người. Ông đề cao công việc quản lý kinh tế, coi công việc quản lý kinh tế ngang với hoạt động của Nhà nước. Ông cũng có tư tưởng cấm những

người chủ gia đình làm công việc lao động chân tay vì cho đó là điều hèn hạ. Ông khuyên công dân không nên làm những việc trái với lòng từ thiện như làm nghề thủ công, nghề buôn bán vì làm con người hư hỏng (ở đây ông muốn tạo ra cơ sở lý luận cho chế độ chiếm hữu nô lệ). - Tư tưởng phủ nhận tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay nặng lãi và tầng lớp quí tộc tài chính Platon coi thương nghiệp là giả dối, lừa đảo nên cấm sự buôn bán dối trá. Aristote coi cho vay nặng lãi là tội ác giống như kinh doanh nhà chứa, từ đó phủ nhận sự tồn tại của tư bản với tư cách làm cho giá trị tăng thêm. Các đại biểu Hy Lạp đều không muốn xã hội có kẻ giàu người nghèo, họ không ủng hộ sự ra đời và tồn tại của tầng lớp quý tộc tài chính, tức tầng lớp giàu có về tiền bạc. Trong thời kỳ cổ đại, các đaị biểu đã bắt đầu có sự phân tích một số các phạm trù kinh tế như: giá trị trao đổi, giá trị sử dụng của vật phẩm, một số chức năng của tiền. Họ miêu tả ảnh hưởng của quan hệ cung cầu đối với giá cả hàng hóa, nghiên cứu đặc điểm của nội thương, ngoại thương, phân tích nội dung của tư bản thương nghiệp và tư bản cho vay nặng lãi. Thực chất các tư tưởng kinh tế của Hy Lạp cổđại là hệ tư tưởng của giai cấp chủ nô thống trị xã hội. _1.1. Tư tưởng kinh tế của các nhà kinh tế Hy Lạp cổđại

  • Tư tưởng kinh tế của Platon (427- 347 trước công nguyên)_ Platon là đại biểu tiêu biểu nhất cho quan điểm của tầng lớp quý tộc, là người theo chủ nghĩa duy tâm cổ đại, kịch liệt chống lại chủ nghĩa duy vật. Ông có các tư tưởng kinh tế chủ yếu sau: + Phân công xã hội: được Platon trình bày trong tác phẩm “Chính trị hay nhà nước”. Ông cho rằng: "Mỗi người chúng ta sinh ra đều có bản tính khác nhau, đều nhằm mục đích làm một số công việc nhất định". Từ đó ông kết luận: Sự phân chia thành giai cấp là trạng thái tự nhiên của xã hội. +Tư tưởng phân chia giai cấp : Platon chia xã hội thành 3 giai cấp cơ bản:

liên hệ khăng khít giữa tư tưởng và vật thể. Tuy nhiên có lúc ông lại đồng tình với quan điểm duy tâm của Platon về sự tồn tại một hình thức trừu tượng, phi vật chất (thượng đế) là cơ sở của vật chất. Như vậy ông dao động giữa duy vật và duy tâm. +Tư tưởng phân biệt giá trị sử dụng và giá trị trao đổi : Aristot là người đầu tiên phân biệt giá trị sử dụng về giá trị trao đổi. Ông cho rằng phải có cái chung làm cơ sở cho trao đổi. Ông chỉ ra được cái thuộc về quy luật (cái tất nhiên) và cái không thuộc về quy luật (cái ngẫu nhiên) + Tư tưởng về thương nghiệp : Aristote nêu thuyết về 3 loại thương nghiệp: Một là , thương nghiệp trao đổi: (H- H), đây là sự trao đổi đầu tiên, mầm mống của trao đổi hàng hóa sau này. Hai là , thương nghiệp hàng hóa: (H- T- H) trao đổi này thông qua tiền tệ. Ba là , đại thương nghiệp: (T- H - T’), thương nghiệp trao đổi làm giàu. Qua các hình thức trao đổi trên, Aristot nhận thấy giữa các hàng hóa khác nhau trao đổi được với nhau nó phải có cái gì chung bằng nhau. Tuy ông chưa nói được cái chung ấy là lao động kết tinh vào hàng hóa, nhưng ông đã đề cập đến việc trao đổi phải theo nguyên tắc ngang giá. + Tư tưởng về tiền : Tiền không chứa giá trị lao động, mà giá trị của tiền là do Nhà nước quy định. +Tư tưởng về kinh doanh (Học thuyết kinh doanh): Aristot nêu ra hai loại kinh doanh: Một là , kinh doanh "kinh tế": lấy giá trị sử dụng làm mục đích, trao đổi là phương tiện thực hiện giá trị sử dụng. Loại kinh doanh này là hợp quy luật nên ông ủng hộ. Hai là , kinh doanh việc sản xuất ra của cải. Đây là kinh doanh nhằm mục đích làm giàu, làm cho khối lượng tiền tăng lên tạo ra sự giàu có. Ông kịch liệt phê phán loại kinh doanh này vì nó không hợp quy luật. Aristote là người luôn bảo vệ xã hội nô lệ, phủ nhận tư bản, coi đó là vật xa lạ đối với chế độ nô lệ.

Những hạn chế trong tư tưởng kinh tế của Aristote:

  • Aristote chưa thấy được thực thể của giá trị hàng hóa là gì. Vì ông đã xuất phát từ luân lý để nghiên cứu.
  • Aristote chưa thấy được các bộ phận hợp thành giá trị để chỉ rõ nguyên tắc ngang giá.
  • Aristote cho rằng giá trị của tiền là do Nhà nước quy định
  • Aristote chủ trương phân phối sản phẩm làm ra trong xã hội dựa vào phẩm giá và địa vị xã hội làm cơ sở. - Tư tưởng kinh tế của Xenophone (430- 354 trước công nguyên) Xenophone là một nhà thực tiễn, ủng hộ sự phát triển của nông nghiệp. Ông nghiên cứu lý luận phân công lao động nhưng lấy lý luận sự ham thích để phân tích. Tư tưởng kinh tế cơ bản của Xenophone:
  • Tư tưởng phân công lao động : Xenophone nghiên cứu phân công theo quan điểm giá trị sử dụng, lấy phân công làm cơ sở kinh tế. Ông nhận thấy phân công thúc đẩy lưu thông hàng hóa phát triển, phân công có mối liên hệ với quy mô thị trường. Ông cho rằng ở các thành phố nhỏ phân công phát triển chậm, còn ở các thành phố lớn phân công phát triển nhanh nên thị trường hàng hóa được mở rộng.
  • Tư tưởng về giá trị sử dụng và giá trị trao đổi : Xenophone đã phát hiện ra tính hai mặt của vật thể là vừa đem lại lợi ích lại vừa có khả năng trao đổi với vật thể khác, nên đã vượt lên trên cả Platon và Aristote. + Tư tưởng giá cả phụ thuộc cung - cầu : Xenophone là người đầu tiên nêu lên được giá cả hàng hóa phụ thuộc quan hệ cung - cầu. Ông đề nghị giai cấp chủ nô chỉ nên mua nô lệ theo từng đám nhỏ để giá nô lệ không tăng và chỉ nên mở rộng sản xuất một cách thận trọng để giá cả không bị giảm xuống.
  • Tư tưởng về tiền : Xenophone cho rằng, bạc là tiền nên nhu cầu là vô hạn. Ông khuyên nên sử dụng nhiều nô lệ khai thác bạc để làm tiền.
  • Tư tưởng về sản xuất nông nghiệp : Xenophone cho rằng, nông nghiệp là người mẹ và là vú nuôi của tất cả các nghành nghề khác.

tế với nô lệ, chuyển nô lệ thành lệ nông. Colymele có tư tưởng về chế độ lệ nông nhằm giải phóng một phần cho người nô lệ, tăng năng suất làm ruộng. Lệ nông là chế độ canh tác trên ruộng đất do nông nô làm. Người nông nô một mặt có ruộng đất của chủ nô giao cho tự làm ăn sinh sống ở bản làng, chủ nô không nuôi nô lệ ở trong nhà nữa, mặt khác ngoài thời gian lao động trên đất của mình, nông nô phải đến lao động cày, cấy thu hoạch mùa mạng cho chủ nô mà chủ nô không phải chi phí cho nông nô bất cứ một khoản gì nữa. Về mặt kinh tế,lao động nông nô biểu hiện rõ nét phạm trù lao động thặng dư. Chế độ lệ nông là loại hình canh tác ruộng đất mang tính chất quá độ từ phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ sang phương thức sản xuất phong kiến. - Tư tuởng bình đẳng đối với nô lệ Đại biểu là Seneque (Thế kỷ I trước công nguyên). Ông cho rằng tất cả mọi người đều bình đẳng về bản chất, ông gọi những người nô lệ là "đồng chí". Họ là người bạn ở đẳng cấp thấp hơn. Tuy nhiên tư tưởng bình đẳng của ông không dựa trên cơ sở phải có bình đẳng về kinh tế mà chỉ dựa vào cơ sở phân tích tai họa của chế độ chiếm hữu nô lệ theo quan điểm đạo đức luân lý, nên tư tưởng bình đẳng này mang tính không tưởng. 2. Những tư tưởng kinh tế cơ bản của thời đại phong kiến 2. Hoàn cảnh ra đời, đặc điểm của tư tưởng kinh tế thời đại phong kiến. 2.1. Hoàn cảnh ra đời của tư tưởng kinh tế thời đại phong kiến. So với thời cổ đại, tư tưởng kinh tế của thời đại phong kiến nghèo nànvà ít phát triển hơn. Khi nghiên cứu tư tưởng kinh tế ở thời đại phong kiến người ta thường lấy xã hội phong kiến Tây Âu làm tiêu biểu. Thời đại phong kiến ở Tây âu được chia làm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu thời Trung cổ(từ thế kỷ V- thế kỷ XI)

  • Giai đoạn cuối thời Trung cổ (từ thế kỷ XII - thế kỷ XV)

  • Giai đoạn tích lũy nguyên thủy tư bản (từ thế kỷ XVI - thế kỷ XVII) đây là thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến và ra đời của chủ nghĩa tư bản. Ở đây chỉ đề cập đến tư tưởng kinh tế của giai đoạn đầu và giai đoạn cuối. 2.1. Đặc điểm tư tưởng kinh tế của thời đại phong kiến. -Những tư tưởng kinh tế giống với thời đại nô lệ:

  • Bênh vực cho bạo lực, chiến tranh, đồng tình với các hình thức cưỡng bức siêu kinh tế.
  • Chú trọng phân tích giá trị sử dụng, ít quan tâm đến giá trị, do vậy nền kinh tế còn mang tính chất tự túc, tự cấp. - Những tư tưởng kinh tế khác với thời đại nô lệ:
  • Đánh giá vai trò của nông dân đúng đắn hơn.
  • Các đại biểu thời đại phong kiến cho rằng, lao động chân tay cũng vinh dự như lao động trí óc.
  • Các nhà tư tưởng phong kiến có tư tưởng nhà thờ phải nắm ruộng đất. Lịch sử của thời đại Trung cổ đầy rẫy những cuộc đấu tranh giữa quyền lực trần tục và quyền lực tinh thần. Trong đời sống quốc gia, giới tăng lữ giữ vai trò to lớn, vì họ có tổ chức cao hơn so với tổ chức phong kiến trần tục. Nhà thờ và giới tăng lữ có nhiều tài sản, nhà thờ nắm đến 1/3 ruộng đất canh tác và là nơi tập trung nhiều bộ óc ưu tú của thời đại. Nhà thờ xây dựng được uy tín trong nhân dân và kêu gọi nhân dân đóng góp xây dựng quỹ nhà thờ, do đó nhà thờ thu được những khoản thu nhập phụ thêm rất lớn, sức mạnh của nhà thờ càng tăng lên nên có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.
  • Thái độ đối với tư bản thương nghiệp và cho vay nặng lãi thực tế hơn, đó là những họat động kinh tế cần cho xã hội. 2. Nội dung tư tưởng kinh tế của thời đại Phong kiến 2.2. Tư tưởng kinh tế của Saint Augustin (354- 430) Saint Augustin là người Italia, đại biểu nổi tiếng nhất của thời kỳ Trung cổ. Ông có các tư tưởng kinh tế sau:

nông nghiệp không mâu thuẫn với lòng từ thiện. Còn tiền do con người tạo ra do chiếm đoạt của người khác nên mâu thuẫn với lòng từ thiện. _-Tư tưởng nhượng bộ với tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay nặng lãi

  • Đối với tư bản thương nghiệp_ : Là nhà tư tưởng của kinh tế địa chủ về nhà thờ, ông bảo vệ lợi ích của giai cấp phong kiến trong điều kiện mới, tức là khi quan hệ hàng hóa, tiền tệ phát triển, các vua chúa phong kiến thu được những món lợi từ thương nghiệp và cho vay. Do đó học thuyết của Thomas’dAquin có những nguyên lý chứng minh sự nhượng bộ đối với thươngnghiệp. Ban đầu ông chê trách, phê phán đại thương nghiệp làm giàu (T- H- T') nhưng sau đó ông lập luận: Đại thương nghiệp có thể theo đuổi một mục đích chân lý cần thiết, như thế việc thu lợi nhuận không mâu thuẫn với lòng từ thiện, nó là thu nhập có lao động, đại thương gia cũng là nhân dân lao động.
  • Đối với tư bản cho vay nặng lãi : Thomas'd Aquin giải thích như sau: Một là, tiền cho vay sử dụng vào mục đích tiêu dùng thì không phải trả lợi tức, nhưng được phép lấy một tặng vật làm tiền công. Hai là, tiền cho vay mua vật phẩm sử dụng vào mục đích kinh doanh thì cần có lợi tức.
  • Quan điểm về "giá cả công bằng": Theo Thomas'd Aquin "giá cả công bằng" có cơ sở chung là hao phí lao động. Ông là người đầu tiên nêu lên khái niệm giá trị lao động.
  • Tư tưởng địa tô : địa tô là số tiền công trả công lao động gắn liền với quản lý tài sản ruộng đất. Ông lập luận: Ruộng đất đem lại thu nhập nhờ sự giúp đỡ của tự nhiên, ruộng đất làm cho tinh thần đạo đức tốt lên nên không có bóc lột, không có lừa dân. Do vậy thu địa tô là hoàn toàn hợp lý. - Tư tưởng về tiền : Trong thời kỳ phong kiến, các nhà thần học ít chú ý đến địa tô, nhưng họ rất quan tâm đến giá cả, lợi tức, lợi nhuậnở dĩ như vậy vì trong thời đại phong kiến, không những các công tước, thị dân mà ngay cả tu viện lớn cũng đều có quyền tích trữ tiền. Để quản lý tiền, nhà vua Pháp là

Philip VI đã thống nhất tiền đúc vào tay mình bằng cách thay đổi thường xuyên giá trị tiền. Cho nên các giáo chủ, công tước, thị dân thường bị phá sản về tiền đúc. Trong bối cảnh như vậy, Thomas'd Aquin đã có quan điểm đối với tiền: Tiền đúc là đặc ân của nhà cầm quyền, họ có quyền quy định giá trị tiền đúc. Ông coi giá trị của tiền là đặc tính tự nhiên, tức do giá trị sử dụng của vật làm ra tiền quyết định. Theo ông " Vàng, bạc sở dĩ đắt là do lợi ích đồ vật làm bằng vàng, bạc, do phẩm chất và tính tinh khiết của vàng, bạc", còn sự ra đời của tiền là do ý chí của con người quyết định, chứ không phải do nhu cầu phát triển của quan hệ hàng hóa tiền tệ. Do quan niệm đó, lýluận tiền của ông không mang tính khoa học, thụt lùi so với cả quan điểmcủa Aristote. Kết luận: Những tư tưởng kinh tế của các xã hội nô lệ và phong kiến được hình thành, phát triển là một quá trình con người hiểu biết về tự nhiên và xã hội. Do đứng trên những quan điểm giai cấp khác nhau nên có những nhận xét khác nhau. Vì vậy các nhà kinh tế đã có những quan điểm đúng đắn và cũng có những quan điểm sai lầm, phản động về tư tưởng kinh tế.

Câu hỏi ôn tập

  1. Nội dung tư tưởng kinh tế cơ bản củaxã hộiHy Lạp và La Mã cổđại
  2. Nội dung tư tưởng kinh tế của Saint Augustin và Thomas'd Aquin
  3. Chỉ rõ những điểm giống và khác nhau cơ bản trong tư tưởng kinh tế của các nhà kinh tế thời kỳ nô lệ và phong kiến
Was this document helpful?

Giao trinh lich su cac hoc thuyet mới nhất

Course: Kinh tế vi mô1 (vmo1 hvtc)

465 Documents
Students shared 465 documents in this course
Was this document helpful?
LỜI NÓI ĐẦU
Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập những vấn
đề bản về lịch sử các học thuyết kinh tế, chúng tôi tổ chức biên soạn lại
cuốn giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế. Cuốn giáo trình này kế thừa
cuốn giáo trình xuất bản năm 2008 của Học viện Tài Chính, đồng thời sử
dụng liệu từ các tác phẩm gốc của giáo Jonh Maynad Keynes giáo
P.A.Samuelson. Giáo trình sự thay đổi về kết cấu, chỉnh lý, bổ sung
thêm một số nội dung cho phù hợp với yêu cầu đào tạo, nghiên cứu của Học
viện Tài chính trong điều kiện mới.
Giáo trình được biên soạn bởiPGS,TS Quý Tình PGS,TS Thị
Vinh đồng chủ biên.
Mặc các tác giả đã nhiều cố gắng, song không thể tránh khỏi những
khiếm khuyết về nội dung hình thức. Tập thể tác giả rất mong nhận được
ý kiến đóng góp của bạn đọc để tiếp tục hoàn thiện trong lần tái bản sau.
Trong quá trình biên soạn xuất bản giáo trình, tập thể tác giả đã nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám đốc Học Viện Tài chính, Ban
Quản khoa học, đồng thời đã tham khảo giáo trình lịch sử các học thuyết
kinh tế của Học viện Chính Trị Quốc gia Hồ Chí Minh do GS,TS Chu Văn
Cấp chủ biên, Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế của trường Đại học
Kinh tế quốc dân do PGS,TS Mai Ngọc Cường chủ biên (xuất bản năm
2005), Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế của trường Đại học Kinh tế
quốc dân do PGS,TS Trần Bình Trọng chủ biên (xuất bản năm 2009)…Tập
thể tác giả chân thành cám ơn các đồng chí đã đóng góp nhiều công sức, ý
kiến quý báu cho giáo trình lịch sử học thuyết kinh tế này.
Tập thể tác giả
1