Skip to document

HÌNH TƯỢNG CON SÔNG ĐÀ

HÌNH TƯỢNG CON SÔNG ĐÀ
Course

Đầu Tư quốc tế

54 Documents
Students shared 54 documents in this course
Academic year: 2021/2022

Comments

Please sign in or register to post comments.

Preview text

HÌNH TƯỢNG CON SÔNG ĐÀ

Nguyễn Tuân là nhà văn lớn có vị trí vẻ vang trong văn học nước nhà. Với ngòi bút độc đáo, tài hoa, uyên bác, ông đã để lại nhiều tác phẩm đặc sắc. Tiêu biểu là tùy bút “Người lái đò Sông Đà” – kết quả chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958 của ông. Bằng ngòi bút tài hoa và sắc sảo, Nguyễn Tuân đã tái hiện con Sông Đà như một sinh thể có hồn, tâm trạng và có tính cách phức tạp. Sông Đà hiện lên vừa hung bạo, vừa trữ tình thơ mộng. Sông Đà là dòng sông lớn ở phía Bắc, khai sinh từ Trung Quốc, có tên là Li Tiên, chảy qua Việt Nam khoảng 500km trước khi nhập vào sông Hồng. Dòng chảy này đã từng gây ấn tượng mạnh mẽ với Nguyễn Tuân, một nhà có cá tính mạnh mẽ, phóng khoáng, không thích những gì bằng phẳng, nhợt nhạt, không ưa mọi sự khuôn phép, gò bó. Là một bậc thầy của ngôn từ miêu tà, nhà văn đã vận dung vốn từ ngữ phong phú cùng công phu quan sát để tìm hiểu sự hung bạo của con Sông Đà ở nhiều phương diện. Cái hung bạo hiểm ác của Sông Đà trước hết là ở cái quang cảnh huyền bí, hoang sơ của dòng chảy. Một dòng chảy bạo ngược khác hẳn với những con sông khác “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu” Tất cả các sông khác đều chảy về hướng Đông chỉ riêng Sông Đà ngang ngược chảy về hướng Bắc. Sự ngang ngược ấy dự báo về một con sông không hiền hòa. Đó còn là dòng chảy với hai bên bờ sông “là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu”. Bằng biện pháp nói quá kết hợp với hình ảnh liên tưởng gần gũi, nhà văn vừa miêu tả dòng sông với độ cao thẳng đứng vừa diễn tả cái cảm giác rợn ngợp, ớn lạnh dù đang ngay giữa mùa hè. Cái hung dữ của Sông Đà còn thể hiện ở quãng mặt ghềnh Hát Loóng, có những đoạn sóng dữ dội “ dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm”. Cả một quãng sông dài hàng cây số mà đều là cái cảnh đá xô sóng dậy như vậy thì thật là nguy hiểm. Chỉ một chút sơ suất của tay lái, con thuyền sẽ dễ bị lật ngửa bụng ra. Sóng nước Sông Đà được miêu tả bằng một loạt động từ mạnh, điêp cấu trúc tăng tiến cùng với một loạt thanh trắc liên tiếp tạo nên âm hưởng dữ dội của sức nước, sức gió. Ở quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La, Sông Đà lại thể hiện sự dữ dằn của mình bằng những cái hút nước nguy hiểm. Chúng xuất hiện bất ngờ giống những cái giếng bê tông, “nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc... những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”. Những chiếc thuyền qua đây không dám lại gần những hút nước đó, sơ sẩy chút thôi là bị trồng cây chuối ngược ngay, chỉ mươi phút sau là sẽ tan xác. Bằng vốn sống phong phú, trí tưởng tượng độc đáo, Nguyễn Tuân đã miêu tả cường lực ghê gớm của những cái hút nước. Ông còn dùng cả kiến thức điện ảnh để miêu tả. Những cái thác nước Sông Đà cũng rất ghê rợn. “Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo.” Dòng sông như trở thành một sinh thể có hồn, có tâm trạng, rồi nó lại “rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre rừng nứa nổ lửa,...” Nguyễn Tuân dùng “rừng” để miêu tả “thác”, dùng “lửa” để miêu tả “nước”, dùng tiếng ngàn con trâu mộng đang chìm trong biển lửa để từ đó bật lên âm thanh ghê rợn của những cái thác nước Sông Đà. Nhưng nguy hiểm nhất ở Sông Đà vẫn là những thạch trận đá. Đá từ ngàn năm như mai phục hết lòng sông, “mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền.” Đá Sông Đà có diện mạo quái dị, mặt hòn nào trông cũng ngỗ ngược, nhăn nhúm và méo mó. Chúng bày ra ba hàng để tiêu diệt con đò trong sự hò reo vang dậy của sóng nước. Ở vòng vây đầu tiên, Sông Đà dàn trận bằng bốn cửa tử và một cửa sinh, cửa sinh nằm ở phía bên trái, Lúc này Sông Đà được nhân hóa như một loài thủy quái nham hiểm và hung ác. Đám đá tiền vệ tiến lên phía trước dụ dỗ, khiêu khích con thuyền lao vào chiến trận. Khi con thuyền tiến vào đám đá tảng phía sau lao tới đánh quật trở lại. Sóng nước như quân liều mạng chực bẻ gãy cán thuyển, có lúc chúng đội cả thuyền lên, đòi lật ngửa con thuyền, đánh vào chỗ hiểm của người lái đó. Ở vòng vây thứ hai, Sông Đà thay đổi chiến thuật mở ra nhiều cửa tử để đánh lạc hướng con thuyền. Cửa sinh nằm ở bên phải, bọn thủy quân ở bờ trái xô ra đe dọa, níu con thuyền vào tập đoàn cửa từ. Vượt thác Sông Đà như cưỡi hổ, phải đối diện với nguy hiểm chết người. Ở vòng vây thứ ba, Sông Đà lại tiếp tục thay đổi chiến thuật, nó đánh và sơ hở của người lái đò, “..ên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống này ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đã hậu vệ của con thác.” Chỉ có những người lái đò dày dặn kinh nghiệm mới dám lái con thuyền vào chính giữa. Nhấn mạnh cái hung dữ của Sông Đà tác giả muốn làm nổi bật hơn hình ảnh những

con người lao động mới ngày đêm lao động sản xuất, chế ngự thiên nhiên để làm giàu cho Tổ quốc, xây dựng cuộc sống mới tươi đẹp. Bên cạnh bản tính hung bạo, dữ tợn, Sông Đà còn là một dòng sông trữ tình, thơ mộng. Nét tính cách này được Nguyễn Tuân khai thác và nhìn ở nhiều góc độ khác nhau. Từ trên tàu bay nhìn xuống “Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mùi khói núi Mèo đốt nương xuân.” Nguyễn Tuân hình dung Sông Đà như một người con gái kiều diễm với dáng hình mềm mại, xinh đẹp. Câu văn trải dài, vừa có chất nhạc, chất thơ, chất họa, như khúc nhạc nhè nhàng, êm ái, như một bức tranh sơn thủy hữu tình tươi sáng giúp người đọc hình dung vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của cảnh sắc Sông Đà. Nhà văn còn phát hiện ra nước thay đổi theo mùa ở Sông Đà, điều này góp phần làm nên vẻ đẹp trử tình riêng biêt cho dòng sông. Nhà văn đã chọn góc nhìn từ nhiều thời điểm khác nhau để miêu tả màu nước Sông Đà. Chúng đẹp nhất vào hai mùa xuân, thu, mùa xuân nước xanh màu “xanh ngọc bích”, mùa thu nước “lừ lừ chín đỏ”. Ông say sưa đắm mình vào vẻ đẹp cảnh sắc để tận hưởng cái đẹp, cái trong trẻo nguyên sơ, để từ đó phản đối dữ dội cái tên Sông Đen mà bọn thực dân Pháp đã đặt. Nhà văn đã dụng công tạo ra một không gian mơ mộng giúp người đọc lạc vào một thế giới kì ảo nên thơ. Từ trên đá núi nhìn xuống, Sông Đà thật tươi tắn, trong trẻo, ông miêu tả cái lấp lánh của mặt nước, phẳng lặng đẹp như thơ. Với tác giả Sông Đà còn gợi cảm gợi nhớ biết bao cho lòng người. Cái tên Sông Đà được gọi lên nhiều lần như diễn tả niềm vui, niềm hạnh phúc, chúng còn thân thiết như một cố nhân, xa thì thương nhớ khôn nguôi, lúc gặp lại thì có cảm giác “đằm đằm ấm ấm”. Gặp lại Sông Đà vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Cảnh ven Sông Đà có chỗ đẹp như trong truyền thoại. Chúng đẹp ở sự tĩnh lặng, nên thơ bởi “Cảnh ven sông ở đây lặng tờ”, hằn in dấu tích lịch sử qua bao đời Lý, Trần, Lê. “Bờ sông hoang dại như bờ tiền sử”, hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Đó còn là vẻ đẹp đầy thi vị. Với màu xanh tràn đầy sức sống của nương ngô nhú lá ngô non đầu mùa, của cỏ gianh đồi núi đang ra nõn búp. Điểm giữa màu xanh ấy là đàn hươu thơ ngộ đang ngốn búp cỏ đẫm sương. Đó còn là tiếng “đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi.” Cũng có quãng Sông Đà lại êm đềm trôi chảy với bao nỗi niềm cảm xúc, nó “..ư nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc... như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi...” Bằng khả năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy, biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh, nói quá... cùng với khả năng am hiểu về võ thuật, quân sự, hội họa, điện ảnh... Nguyễn Tuân đã khắc họa hình tượng con Sông Đà vừa mang bản tính, mang tâm địa hung hãn, hiểm ác, xảo quyệt nhưng cũng rất hiền hòa, thơ mộng, thấm đẫm chất trữ tình. Dòng Sông Đà trở thành một biểu tượng mới, một cảnh đẹp non sông đất nước mà ai nghe xong cũng muốn được chinh phục. Qua hình ảnh con Sông Đà với hai đặc điểm hung bạo và trữ tình, nhà văn muốn khẳng định thiên nhiên bao giờ cũng có hai mặt đối lập. Thiên nhiên vô cùng dữ dội khắc nghiệt nhưng thiên nhiên cũng là một công trình thiên tạo tuyệt vời. Hiểu rõ thiên nhiên, Sông Đà như vậy chắc hẳn nhà văn phải là người yêu quê hương đất nước, có tình cảm gắn bó sâu nặng đối với quê hương đất nước.

Was this document helpful?

HÌNH TƯỢNG CON SÔNG ĐÀ

Course: Đầu Tư quốc tế

54 Documents
Students shared 54 documents in this course
Was this document helpful?
HÌNH TƯỢNG CON SÔNG ĐÀ
Nguyễn Tuân nhà văn lớn vị trí vẻ vang trong văn học nước nhà. Với ngòi bút độc đáo, tài hoa,
uyên bác, ông đã để lại nhiều tác phẩm đặc sắc. Tiêu biểu tùy bút “Người lái đò Sông Đà” kết quả chuyến
đi thực tế Tây Bắc năm 1958 của ông. Bằng ngòi bút tài hoa và sắc sảo, Nguyễn Tuân đã tái hiện con Sông Đà
như một sinh thể hồn, tâm trạng tính cách phức tạp. Sông Đà hiện lên vừa hung bạo, vừa trữ tình thơ
mộng.
Sông Đà dòng sông lớn phía Bắc, khai sinh từ Trung Quốc, tên Li Tiên, chảy qua Việt Nam
khoảng 500km trước khi nhập vào sông Hồng. Dòng chảy này đã từng gây ấn tượng mạnh mẽ với Nguyễn
Tuân, một nhà cótính mạnh mẽ, phóng khoáng, không thích những bằng phẳng, nhợt nhạt, không ưa mọi
sự khuôn phép, gò bó.
một bậc thầy của ngôn từ miêu tà, nhà văn đã vận dung vốn từ ngữ phong phú cùng công phu quan
sát để tìm hiểu sự hung bạo của con Sông Đà nhiều phương diện. Cái hung bạo hiểm ác của Sông Đà trước
hết cái quang cảnh huyền bí, hoang của dòng chảy. Một dòng chảy bạo ngược khác hẳn với những con
sông khác “Chúng thủy giai đông tẩu Đà giang độc bắc lưu” Tất cả các sông khác đều chảy về hướng Đông
chỉ riêng Sông Đà ngang ngược chảy về hướng Bắc. Sngang ngược ấy dự báo về một con sông không hiền
hòa. Đó còn dòng chảy với hai bên bờ sông “là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy
chỉ lúc đúng ngọ mới mặt trời. vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu”. Bằng biện pháp
nói quá kết hợp với hình ảnh liên tưởng gần gũi, nhà văn vừa miêu tả dòng sông với độ cao thẳng đứng vừa
diễn tả cái cảm giác rợn ngợp, ớn lạnh dù đang ngay giữa mùa hè.
Cái hung dữ của Sông Đà còn thể hiện ở quãng mặt ghềnh Hát Loóng, có những đoạn sóng dữ dội “ dài
hàng cây số nướcđá, đá xô sóng, sóng gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm”. Cả một quãng sông
dài hàng cây sốđều cái cảnh đásóng dậy như vậy thì thật là nguy hiểm. Chỉ một chút suất của tay
lái, con thuyền sẽ dễ bị lật ngửa bụng ra. Sóng nước Sông Đà được miêu tả bằng một loạt động từ mạnh, điêp
cấu trúc tăng tiến cùng với một loạt thanh trắc liên tiếp tạo nên âm hưởng dữ dội của sức nước, sức gió.
Ở quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La, Sông Đà lại thể hiện sự dữ dằn của mình bằng những cái hút
nước nguy hiểm. Chúng xuất hiện bất ngờ giống những cái giếng bê tông, “nước ở đây thở và kêu như cửa cống
cái bị sặc… những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”. Những chiếc thuyền qua đây không
dám lại gần những hút nước đó, sẩy chút thôi bị trồng cây chuối ngược ngay, chỉ mươi phút sau sẽ tan
xác. Bằng vốn sống phong phú, trí tưởng tượng độc đáo, Nguyễn Tuân đã miêu tả cường lực ghê gớm của
những cái hút nước. Ông còn dùng cả kiến thức điện ảnh để miêu tả.
Những cái thác nước Sông Đà cũng rất ghê rợn. “Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là
van xin, rồi lại như khiêu khích, giọng gằn chế nhạo.” Dòng sông như trở thành một sinh thể hồn,
tâm trạng, rồi nó lại “rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre rừng nứa
nổ lửa,…” Nguyễn Tuân dùng “rừng” để miêu tả “thác”, dùng “lửa” để miêu tả “nước”, dùng tiếng ngàn con
trâu mộng đang chìm trong biển lửa để từ đó bật lên âm thanh ghê rợn của những cái thác nước Sông Đà.
Nhưng nguy hiểm nhất Sông Đà vẫn những thạch trận đá. Đá từ ngàn năm như mai phục hết lòng sông,
“mỗi lần chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền.” Đá Sông
Đà diện mạo quái dị, mặt hòn nào trông cũng ngỗ ngược, nhăn nhúm méo mó. Chúng bày ra ba hàng để
tiêu diệt con đò trong sự hò reo vang dậy của sóng nước. Ở vòng vây đầu tiên, Sông Đà dàn trận bằng bốn cửa
tử và một cửa sinh, cửa sinh nằm ở phía bên trái, Lúc này Sông Đà được nhân hóa như một loài thủy quái nham
hiểm và hung ác. Đám đá tiền vệ tiến lên phía trước dụ dỗ, khiêu khích con thuyền lao vào chiến trận. Khi con
thuyền tiến vào đám đá tảng phía sau lao tới đánh quật trở lại. Sóng nước như quân liều mạng chực bẻ gãy cán
thuyển, lúc chúng đội cả thuyền lên, đòi lật ngửa con thuyền, đánh vào chỗ hiểm của người lái đó. vòng
vây thứ hai, Sông Đà thay đổi chiến thuật mra nhiều cửa tử để đánh lạc hướng con thuyền. Cửa sinh nằm
bên phải, bọn thủy quân bờ trái ra đe dọa, níu con thuyền vào tập đoàn cửa từ. Vượt thác Sông Đà như
cưỡi hổ, phải đối diện với nguy hiểm chết người.vòng vây thứ ba, Sông Đà lại tiếp tục thay đổi chiến thuật,
đánh hở của người lái đò, “…bên phải bên trái đều luồng chết cả. Cái luồng sống này chặng ba
này lại ngay giữa bọn đã hậu vệ của con thác.” Chỉ những người lái đò dày dặn kinh nghiệm mới dám lái
con thuyền vào chính giữa. Nhấn mạnh cái hung dữ của Sông Đà tác giả muốn làm nổi bật hơn hình ảnh những