Skip to document

VĂN HỌC 12 - Mở bài, Chuyển ý và Kết bài mẫu (Thi THPT Quốc gia)

Mở bài, Chuyển ý và Kết bài mẫu (Thi THPT Quốc gia)
Course

Văn học Việt Nam (LIT101)

999+ Documents
Students shared 1013 documents in this course
Academic year: 2021/2022
Uploaded by:
Anonymous Student
This document has been uploaded by a student, just like you, who decided to remain anonymous.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Comments

Please sign in or register to post comments.
  • hj
    thanks

Related Studylists

Literature 12NhiVăn

Preview text

VIỆT BẮC

Tố Hữu

I

Bàn về sức sống của văn chương nghệ thuật, nhà thơ Bằng Việt từng viết: “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ Như đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu”. Vâng! Có những tác phẩm ra đời để rồi chìm khuất giữa ồn ào náo nhiệt của phiên chợ văn chương, nhưng cũng có những tác phẩm lại như “những dòng sông đỏ nặng phù sa”, như “bản trường ca rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn” để rồi in dấu ấn và chạm khắc trong tâm khảm ta những gì đẹp nhất để “suốt đời đi vẫn nhớ”. Đó phải chăng là những tác phẩm đã “vượt qua mọi băng hoại” của thời gian trở thành “bài ca đi cùng năm tháng” để lại trong tâm hồn bạn đọc bao thế hệ những dư vang không thể nào quên. Một trong số bài ca đó phải kể đến “Việt Bắc” của người nghệ sĩ đa tài Tố Hữu. Trong bài thơ có những vần thơ thật lắng đọng, đặc biệt là :

II

aái quát chung “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn” Câu thơ của Chế Lan Viên là sự đúc kết một quy luật nhân sinh, một sự kì diệu của tâm hồn: Sự gắn bó với mỗi miền đất sẽ trở thành chính ta, một phần đời ta, là hành trang tinh thần không thể thiếu. Phải chăng vì lí do này mà những vần thơ viết về quê hương đất nước luôn xuất phát từ những rung động thường trực? Và Việt Bắc – khúc hùng ca, khúc tình ca của cách mạng cũng được chắp bút từ sợi dây liên kết vô hình của Tố Hữu với mảnh đất này. Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, vào tháng 10 năm 1954, Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc để về lại thủ đô Hà Nội, nhưng trái tim người thi sĩ đa cảm vẫn lưu luyến nơi đây. Từ những xúc cảm bâng khuâng dạt dào đó, người sáng tác Việt Bắc. Đoạn trích trên nằm ở phần giữa của thi phẩm trong khúc tâm tình.....

bân tích chứng minh

LĐ1: Nội dung Lao động nghệ thuật là hình thức lao động của trái tim. Tư tưởng của một nhà văn dù có giá trị đến đâu, độc đáo mới mẻ đến nhường nào thì nó cũng chi là một xác buớm é p khô trên trang giấy. Thơ ca phai được khơi dậy trong lòng ta lớp lớp những đợt sóng cuộn trào và muôn vàn cung bậc tình cảm: yêu thương, căm giận xót xa, nghẹn ngào, xao xuyến hay bâng khuâng. Do vậy, thi sĩ không thể làm nên thơ nếu cửa lòng đóng khép, nếu không “mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời” (Nam Cao). Bởi vậy, mà trong khúc tâm tình tha thiết, người ra đi đã mở rộng lòng mình tỏ bày với người ở lại lời của trái tim chân thành:

“Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”

Cuộc sống bao giừ cũng là nguồn cảm hứng mênh mông bất tận của những tâm hồn nghệ sĩ. Thơ ca cũng như văn chương và các loại hình nghệ thuật khác, nếu không bám rễ vào cuộc đời, nếu không hút nguồn nhựa sống dạt dào ngầm chảy trong lòng cuộc sống thì nó sẽ mãi mãi là một cây non èo uộc, không mang trên mình những phiến lá xanh tươi phơi phới dưới ánh nắng mặt trời.

Là một nhà thơ chân chính với những vần thơ neo chặt trong bến tâm hồn người thưởng thức, ngòi bút của Tố Hữu đã chấm vào nghiên mực cuộc đời mà khắc hoạ cuộc sống khó khăn gian khổ nhưng thấm đượn nghĩa tình, dáng hình người mẹ Việt Bắc và cuộc sống yên bình thơ mộng lạc quan bằng một nỗi nhớ, niềm thương và sự trân trọng nhất:

“Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật Một mật ngọt thành, đòi vạn chuyến ong bay.” (Chế Lan Viên) Cuộc đời vốn bao la, vô tận kia như một bức tranh với ba chiều không gian trải dài đến vô cùng. Nhà thơ cũng như những con ong cần mẫn bay lượn trong khu vườn cuộc đời ấy để hút lấy chất mật tinh tuý nhất, ngọt ngào nhất để tạo nên những vần thơ thật sự có giá trị. Sống trong những ngày tháng lịch sử của dân tộc với vô vàn những khó khăn khắc nghiệt nhưng Tố Hữu đã lượm nhặt những gì đẹp nhất, bình yên nhất, thơ mộng nhất của thiên nhiên con người bốn mùa xuân, hạ, thu, đông dâng trọn vào áng thơ Việt Bắc.

LĐ2: Nghệ thuật

  • Trước tiên phải kể đến thể thơ lục bát phù hợp trong việc thể hiện nỗi nhớ và tình cảm ngọt ngào tha thiết.
  • Kết cấu đối đáp và cặp đại từ ta mình quen thuộc trong ca dao giao duyên khiến cho những tình cảm bốn mang màu sắc chính trị trở nên sâu lắng dễ đi vào lòng người.
  • Tố Hữu vận dụng ngôn ngữ hình ảnh giản dị gần gũi quen thuộc đậm màu sắc dân tộc.
  • Biện pháp nghệ thuật quen thuộc như so sánh, điệp, đối khiến giọng thơ thêm mềm mại chân thành.

c, Đánh giá

III. KB Thời gian nghiệt ngã, biến tuổi trẻ thành tuổi già, biến hoa nở thành hoa tàn, biến trăng tròn thành trăng khuyết, rồi những thành trì kiên cố cung theo bước đi của thời gian mà sụp đổ thành những đống cát bụi nhưng riêng thành thì chữ nghĩa của văn chương nghệ thuật đích thực thì còn mãi. Giống như tác phẩm “Việt Bắc” của nhà thơ Tố Hữu, dù đã ra đời cách đây gần 70 năm nhưng đến nay vẫn còn tiếng vọng, vẫn là niềm tự hào của bạn đọc bao thế như Hoài Thanh đã viết: “Thời đại ta may mắn có được nhà thơ Tố Hữu”.

VỢ CHỒNG A PHỦ

 Tô Hoài đã chạm thật khẽ vào tâm hồn người đọc làm rung lên biết bao thanh âm cuộc sống.

c, Đánh giá  Khẳng định VĐNL  Khẳng định vai trò đoạn văn: đoạn văn không chi góp phần thúc đẩy sự phát triển của truyện mà còn góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm  Đọc “Vợ Chồng A Phủ”, người đọc không chi ấn tượng trước một Tô Hoài giàu tài năng nghệ thuật mà còn tâm huyết với cuộc sống con người. Có thể nói lần đầu tiên trong văn học, chân dung và tâm hồn con người vùng cao được trân trọng và yêu mến đến nhường vậy. Lách ngòi bút vào tận sâu tiềm thức mơ hồ, gạt phủi đi lớp tro bụi tối tăm, Tô Hoài như đang đặt tất cả niềm tin yêu vào những con người “mặc bộ đồ tôi tớ nhưng tâm hồn không tôi tớ” (Vích-to Huy-gô)  Quả thực, Tô Hoài xứng đáng là thế hệ vàng của văn chương hiện đại, làm nên mùa gặt ngoạn mục nhất của văn học thế ki 20, cùng với Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Xuân Diệu, Huy Cận.

III. KB Đến với “Vợ Chồng A Phủ” bằng tất cả sự trân trọng, ta nhận về từng giọt mật cuộc đời mà Tô hoài đã miệt mài chắt chiu, miệt mài khơi sáng từ núi rừng Tây Bắc hoang sơ mộc mạc, từ lòng ham sống khát sống của Mị và A Phủ dẫu ở trong số phận bất hạnh khổ đau. Thứ mật ấy từng giọt từng giọt rơi xuống trang văn, làm nên vẻ đẹp tuyệt sắc của tuyệt bút “Vợ Chồng A Phủ”. Đã đẹp, đang đẹp và mãi mãi một vẻ đẹp vẹn nguyên.

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

Nguyễn Tuân

I Khi sáng tạo ra thế giới và loài người, Thượng đế đã cất giấu nơi trái tim của mỗi người một sứ mệnh thiêng liêng để con người khám phá, kiếm tìm. Nếu Tô Ngọc Vân đến với cuộc đời mang theo sứ mệnh của người họa sĩ, Trịnh Công Sơn chọn âm nhạc là điểm dừng chân nơi cõi người thì Nguyễn Tuân đã tìm thấy sứ mệnh của riêng mình trong thiên chức “người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”, bởi Nguyễn Tuân đã dẫn đưa bạn đọc tới vẻ đẹp của dòng sông Đà/ người lái đò sông Đà trong áng thiên tuỳ bút xuất sắc nhất đời văn ông – “Người lái đò Sông Đà”.

II a,Khái quát chung  Trần Đình Sử từng viết: “Nếu Xuân Diệu xem tình yêu là tôn giáo thì Nguyễn Tuân xem cái đẹp như tôn giáo của mình”. Thật vậy, Nguyễn Tuân là nhà văn “suốt đời đi tìm cái đẹp” và các sáng tác của người chính là hành trình tìm kiếm vẻ đẹp khuất lấp trong thiên nhiên, con người.  Tùy bút “Người lái đò Sông Đà” – trích trong tập tuỳ bút cùng tên cũng là thành tựu nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch sau chuyến đi thực tế gian khổ mà hào hùng tới miền Tây Bắc xa xôi, rộng lớn vào năm 1958.

 Đây là thời điểm văn học có những chuyển biến đặc biệt và Tây Bắc chính là mảnh đất mà biết bao nhà văn hướng ngồi bút của mình tới để thực hiện cuộc lột xác về văn học. Và với tác phẩm “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân đã lột xác hình tượng con Sông Đà từ một thiên nhiên vô tri vô giác và thành một sinh thể sống động với hai nét tính cách nổi bật: hung bạo và trữ tình/ hình tượng người lái đò sông Đà: họ không chi là những con người lao động thông thường mà là những người nghệ sĩ thực thụ.

b, Nghệ thuật

  • Chi với một đoạn văn ngắn, Nguyễn Tuân đã đem tới cho người đọc những hình dung và tưởng tượng đầy thú vị nhưng không kém phần sợ hãi khi trải nghiệm qua những .... Chính những từ ngữ, những hình ảnh so sánh, nhân hóa cùng những liên tưởng độc đáo, mới lạ đã làm nên một phong cách nghệ thuật mang màu sắc riêng cho Nguyễn Tuân.
  • Nhà văn đã quan sát đã khám phá và phát hiện vẻ đẹp hùng vĩ của Sông Đà ở phương diện văn hóa thẩm mỹ. Sông Đà hiện lên vừa mang cái hùng vĩ của đại ngàn Tây Bắc, vừa mang cái hoang sơ dữ dội của chốn thâm sơn cùng cốc.
  • Bên cạnh đó Nguyễn Tuân đã vận dụng tri thức của nhiều ngành, nghề nhiều lĩnh vực để khắc họa vẻ đẹp độc đáo của Đà giang.
  • Những ví von, những so sánh liên tưởng tưởng tượng cũng đầy độc đáo bất ngờ và rất thú vị.
  • Ngôn ngữ phong phú, sống động, tinh tế, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao, in đậm dấu ấn riêng.
  • Nhịp điệu câu văn biến đổi linh hoạt lúc thì hối hả gân guốc lúc thì chậm rãi trữ tình.
  • Câu văn đa dạng nhiều tầng nghĩa co duỗi nhịp nhàng, giàu giá trị tạo hình

c, Đánh giá

  • Tác phẩm nghệ thuật được xây dựng từ những chất liệu mượn ở thực tại thế nhưng người nghệ sĩ không chi muốn ghi lại cái đã có mà muốn nói một điều gì mới mẻ hơn. Đoạn văn khắc họa hình tượng dòng sông Đà trong trang văn của Nguyễn Tuân không chi đơn thuần là ghi lại sự hùng vĩ, dữ dội, hung bạo của một dòng sông mà nhà văn còn muốn nói với bạn đọc bao điều mới mẻ. Sông Đà không chi đơn thuần là một dòng sông với cá tính độc đáo “Chúng thủy giai đông tàu/ Đà giang độc bắc lưu.” mà Sông Đà thực sự trở thành một công trình kỳ vĩ trác tuyệt của thiên nhiên. Từ đó, nhà văn muốn gửi đến chúng ta một thông điệp: thiên nhiên khắc nghiệt nhưng thiên nhiên cũng ẩn chứa sức mạnh to lớn. Cũng như, cái đẹp với Nguyễn Tuân phải là cái đẹp tuyệt đinh phải có sự tổng hợp và phải đập mạnh vào giác quan của con người.
  • Đọc “Người lái đò sông Đà”, người đọc không chi ngỡ ngàng trước một Nguyễn Tuân “ngông ngạo với đời” với cái tôi độc đáo: tài hoa, uyên bác mà còn ngỡ ngàng trước một trái tim nhạy cảm đong đầy tình yêu với thiên nhiên con người Tổ Quốc và một đôi mắt rất đỗi trìu mến khi đã “nhìn thấy cái khác thường trong cái bình thường, và trong cái khác thường nhìn thấy cái bình thường” để từ đó tạc vẽ lên một người lái đò sông Đà rất đời và cũng rất độc/ một Đà giang sống động độc đáo.
  • Tác phẩm nghệ thuật chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng. Và dẫu những trang tùy bút tài hoa của Nguyễn Tuân đã khép lại thế nhưng hình tượng của người lái đò sông Đà với vẻ đẹp bình dị, đời thường mà cao cả, khác thường vẫn tỏa sáng trong tâm hồn bạn đọc bao thế hệ.

III

người lao động sông nước bình thường mà còn là một người lao động nghệ thuật với nghệ thuật chèo đò.

Trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, có một câu văn thật giản dị nhưng càng ngâm ngợi ta lại càng thấy độc đáo và ý nghĩa. Nam Cao đã viết “Những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon”. Nếu “cháo hành” là cái bình thường thì vị ngon của nó sẽ là sự khác thường. Cái khác thường luôn ẩn chứa trong chính điều bình thường. Và phải cần có một đôi mắt tinh tế, một cái tâm nhiệt huyết mới có thể phát hiện ra những điều khác thường đó. Nếu không tài không tâm, không yêu không mến thì sao Nguyễn Tuân có thể nhìn thấy vẻ đẹp khác thường trong hình hài đời thường của người lái đò trên sông nước? Tuy nhiên, xét đến cùng, cái đời thường, cái quen thuộc nhỏ bé mới là cái gốc của vạn vật muôn loài “Cây lớn một ôm khởi sinh từ một cái mầm nhỏ, đài cao chín tầng khởi đầu từ một sọt đất, đi xa ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân”. Vì thế, nghệ sĩ chân chính phải luôn “trong cái khác thường nhìn thấy cái bình thường” để đưa những cái độc đáo, mới lạ trở nên gần gũi, chân thật với cuộc sống và con người. Nguyễn Tuân cũng đã làm vẹn tròn thiên chức đó. Những phẩm chất khác thường của một anh hùng lao động trên sông nước, một dũng tướng mưu trí tài ba, một nghệ sĩ tài hoa với nghệ thuật vượt thác ghềnh xét đến cùng, cội rễ của nó đều từ tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước, trách nhiệm với nghề nghiệp của người lái đò – những chân lí giản đơn.

Và sẽ là thiếu sót khi không nhắc đến tài năng trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ của một người “phu chữ”. Nếu Tô Hoài coi mỗi chữ là một “hạt ngọc thả xuống trang văn” thì Nguyễn Tuân coi mỗi chữ viết ra phải tựa như một “giọt tinh huyết”. Vì thế, nhà văn đã rất kì công lựa chọn, gọt giũa từng từ ngữ, từng câu văn trước khi tung ra các trang viết của mình. Có thể thấy, để miêu tả cuộc giao tranh giữa người với thác dữ, Nguyễn Tuân đã có “ngón chơi” động từ độc đáo.

Người ta nói “Cái đẹp nằm trong đôi mắt của kẻ si tình”. Cách nhìn, góc nhìn trong cuộc sống đã quan trọng, trong văn học lại càng quan trọng hơn. Đó là vấn đề sống còn của người nghệ sĩ, bởi “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng vật liệu mượn ở thực tại, nhưng người nghệ sĩ không ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ hơn”.

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?

Hoàng Phủ Ngọc Tường

I Nhà văn người Nga Lec – môn – tốp từng viết: “Có những đêm không ngủ, mắt rực sáng và thổn thức, lòng ngập tràn nhung nhớ ... Khi đó, tôi viết”. Bất kì tác phẩm nghệ thuật chân chính nào cũng bắt nguồn từ một trái tim dạt dào xúc cảm, không khi nào vơi cạn tình yêu với cuộc đời của người cầm bút. Để từ trái tim chạm đến trái tim, văn phẩm neo chặt trong bến tâm hồn người thưởng thức. Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một trong số đó. Ân sâu nghĩa nặng của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho xứ Huế và Hương Giang đã được gửi gắm trọn vẹn qua thiên tuỳ bút xuất sắc nhất đời văn của ông.

II

aái quát chung

 Ngày xưa, An-đéc-xen – người kể chuyện cổ tích – đã thong thả dạo qua khắp các con phố của Đan Mạch bằng một tấm lòng thành thực yêu mến cuộc đời con người để dệt nên những giấc mơ huyền thoại. Ngày nay, ta lại bắt gặp một Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng mến dòng sông Hương, mến xứ Huế như thế ở áng văn “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”.  Tác phẩm được viết vào năm 1981 - đây là thời kỳ đất nước vừa đi qua khói lửa chiến tranh và văn học có những bước chuyển mình đặc biệt.  Trong cuộc chuyển mình ấy của văn chương, nhiều tác giả đã bộc lộ sở trường của bản thân với một thể gọi văn học nhất định. Và Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khẳng định mình với thể loại tuỳ bút – “Một trong số những nhà văn viết tùy bút hay nhất Việt Nam hiện nay.’’ (Nguyên Ngọc) bằng lối viết phóng túng tài hoa, giàu thông tin và đậm chất thơ, chất trữ tình.

bệ thuật  Có ai đó từng định nghĩa: Tùy bút là tùy theo ngòi bút. Nhưng không vì thế mà thể văn phóng khoáng tự do ấy cho phép sự tùy tiện của người cầm bút. Sức sống của tùy bút chính là sự độc đáo của cái tôi nghệ thuật. Để khắc hoạ trọn vẹn vẻ đẹp dòng sông Hương trong áng văn, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vận dụng nghệ thuật độc đáo.  Bằng ngôn ngữ tinh tế giàu chất thơ cùng với lối hành văn hướng nội mê đắm tài hoa, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đưa bạn đọc trở về với xứ Huế để chiêm ngưỡng vẻ đẹp rất riêng của dòng sông Hương – người tình dịu dàng chung thủy, điệu slow tình cảm đành riêng cho xứ Huế thơ.  Bên cạnh đó, sự nhuần nhuyễn trong nghệ thuật so sánh nhân hoá rất ngọt rất tình đã tạo nên những liên tưởng độc đáo thú vị trong tâm trí bạn đọc về hình tượng sông Hương.  Lời văn uyển chuyển, giọng điệu nhẹ nhàng linh hoạt  Hoàng Phủ sử dụng vốn kiến thức phong phú về văn hóa lịch sử địa để làm bật lên nét đẹp riêng biệt của sông Hương so với những dòng sông đẹp khác trên thế giới.

c,Đánh giá  Khẳng định VĐNL  Khẳng định vai trò đoạn văn: “Nghệ thuật không chi là thế giới sống mà còn là thế giới biết nói.” Hình tượng sông Hương trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” nói chung và đoạn văn nói riêng đã nói cho chúng ta biết bao điều. Đó là tiếng nói ngợi ca vẻ đẹp của dòng sông ở vùng đất cố đô một vẻ đẹp độc đáo không trộn lẫn với bất kỳ dòng sông nào khác trên dải đất Việt Nam cũng như trên thế giới.  Đọc “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, người đọc còn cảm nhận trước cái tài cái tâm của một nhà văn chân chính ở Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đó là cái tài của một phong cách nghệ thuật có sự kết hợp nhân Nguyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và tư duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về văn hóa lịch sử địa lý và văn chương cùng lối hành văn hướng nội mê đắm tài hoa. Đó là cái tâm với tình yêu tha thiết của tác giả dành cho sông Hương và xứ Huế mộng mơ, ẩn sâu trong đó là tình yêu quê hương đất nước niềm tự hào về non sông trên đất nước Việt Nam.

III

cuộc sống nông thôn và người nông dân nghèo trong nạn đói dữ dội năm 1945 ở truyện ngắn “Vợ Nhặt”.

II

aái quát chung  Sống trong những ngày tháng lịch sử của dân tộc với vô vàn những khó khăn khắc nghiệt, nạn đói khủng khiếp và dữ dội năm 1945 đã hằn in trong tâm trí Kim Lân - nhà văn một lòng đi về với "đất" với "người" với "thuần hậu nguyên thuỷ" của cuộc sống nông thôn (Nguyên Hồng) để ông gửi gắm trọn vào thiên truyện ngắn xuất sắc nhất đời văn ông – “Vợ Nhặt”.  Tác phẩm trích từ tập truyện ngắn “Con chó xấu xí” được sáng tác năm 1945, dựa trên một phần bản thảo của tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” mà nhà văn viết ngay sau Cách Mạng Tháng Tám thành công nhưng bị dang dở và thất lạc.  Truyện xoay quanh một cốt truyện ngắn tưởng như thật đơn giản: anh Tràng – dân xóm ngụ cư nghèo khổ đã nhặt được vợ giữa lúc tối sầm vì đói khát. Thế nhưng, ẩn chứa trong “áng văn xuôi đơn giản” đó, người đọc như vỡ được ra bao điều.

bệ thuật  Đó là tài năng dựng chuyện và dẫn truyện của nhà văn. Nhà văn đã dựng lên một tình huống truyện độc đáo và é o le , tình huống truyện anh Tràng – một anh nông dân nghèo khổ xấu xí thô kệch, là người dân xóm ngụ cư, đã nhặt được vợ giữa lúc tối sầm vì đói khát. Tình huống truyện đã hẻm mở nhan đề của tác phẩm và được thể hiện ngay trong đoạn văn.  Bên cạnh đó, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn của Kim Lân với các tình tiết không kịch tính nhưng được sắp xếp hợp lý gây sự bất ngờ.  Các chi tiết đặc sắc gây sự hứng thú cho người đọc.  Nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng được nhà văn chú trọng. Tác giả xây dựng anh Tràng, người vợ nhặt cùng với những người dân xóm ngụ cư trong đoạn văn này qua dáng vẻ lời nói cử chi hành động.  Ngôn ngữ đậm chất nông thôn mộc mạc tự nhiên.  Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật cũng là một thành công của Kim Lân. Nhà văn đã dựng nên những đối thoại tự nhiên sinh động, đó là ngôn ngữ giao tiếp đời thường của những người dân lao động trong xã hội cũ.

c.Đánh giá  Khẳng định VĐNL  Khẳng định vai trò của đoạn văn trong tác phẩm: đoạn văn trên là điểm nhấn tỏa sáng tác phẩm “Vợ Nhặt” và góp phần làm rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm: “những người đói họ không nghĩ đến cái chết mà luôn nghĩ đến con đường sống.”  Cái tâm của Kim Lân: đó là cái tâm của một nhà văn một lòng đi về với đất, với người với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn ngày trước. Đó là tấm lòng, tình yêu thương và niềm ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của những người lao động nghèo khổ.  Cái tài của Kim Lân: bên cạnh đó, người đọc còn cảm phục trước một tài năng nghệ thuật bậc thầy của nhà văn qua nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật và ngôn ngữ mang đậm màu sắc của cuộc sống nông thôn.

 Sự hội tụ tài năng và tâm huyết của Kim Lân đã làm nên giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm. Đúng như lời nhận xét của Nguyễn Khải: “Tôi không tin Nguyễn Tuân viết “Chữ người tử tù”, Kim Lân viết “Làng” và “Vợ Nhặt”. Đó là thần bút. thần mượn tay người viết.”

III

THAM KHẢO

Trong một lần phát biểu, Kim Lân từng nói “Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chi nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hy vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người”.

Và điểm sáng mà nhà văn muốn đem vào tác phẩm chính là ở chỗ đó. Đó chính là tình người và niềm hy vọng về cuộc sống, về tương lai của những con người đang kề cận với cái chết. Bằng cách dẫn truyện, xây dựng nên tình huống “nhặt vợ” tài tình kết hợp với khả năng phân tích diễn biến tâm lý nhân vật thật tinh tế và sử dụng thành công ngôn ngữ nông dân, ngôn ngữ dung dị, đời thường nhưng có sự chọn lọc kỹ lưỡng ấy, nhà văn đã tái hiện lại trước mắt ta một không gian năm đói thật thảm hại, thê lương.

Trong đó ngổn ngang những kẻ sống, người chết, những bóng ma vật vờ, lặng lẽ, giữa tiếng khóc hờ và tiếng gào thét kinh hoàng của đám quạ. Bằng tấm lòng đôn hậu chân thành, nhà văn đã gửi gắm vào trong không gian tối đen như mực ấy những mầm sống đang cố vươn đến tương lai, những tình cảm chân thành, yêu thương bình dị nhưng rất đỗi cao quí ấy và nhà văn đã để những số phận như anh Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ được thăng hoa trước ngọn cờ đỏ phấp phới cùng đám người đói phá kho thóc Nhật ở cuối thiên truyện.

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

Nguyễn Minh Châu

I Bước qua khói lửa chiến tranh, những tưởng con người sẽ được sống một cuộc sống hạnh phúc yên bình. Thế nhưng, trong cuộc sống thời hậu chiến, đâu đó vẫn có những con người nhỏ bé, đáng thương phải "vật lộn" với những lo toan, mưu sinh để rồi bao bi kịch, nghịch lí nảy sinh từ đói nghèo. Hiện thực cuộc sống với tất cả những phức tạp, đa diện ấy được “người mở đường tài năng và tinh anh nhất của nền văn học Việt Nam” - Nguyễn Minh Châu phát hiện và thể hiện đầy tinh tế trong truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa". Truyện ngắn không chi sự trăn trở, xót xa trước những nghịch cảnh, góc khuất của cuộc đời của Nguyễn Minh Châu mà còn gửi gắm thông

  • Đó là thông điệp về con người. Những con người lao động lam lũ xấu xí thô kệch mang trong mình những “hạt ngọc ẩn giấu nơi bề sâu tâm hồn”. Tuy có số phận bất hạnh trong cuộc sống mưu sinh, họ luôn nỗ lực trên hành trình mưu cầu hạnh phúc cũng như sự bình yên. Mỗi người trong chúng ta cần dành cho những con người ấy sự cảm thông trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp khuất lấp trong tâm hồn họ.
  • Đó là thông điệp về cuộc đời và nghệ thuật. Cuộc đời và nghệ thuật có mối quan hệ chặt chẽ và không thể tách rời với nhau. Nghệ thuật là cuộc đời và nghệ thuật chân chính phải vì con người vì cuộc đời. Vì vậy, trong quá trình lao động nghệ thuật, người nghệ sĩ không chi cần có tài năng mà phải có tấm lòng biết trăn trở băn khoăn trước số phận của cuộc đời con người để từ đó sáng tạo nên những trang văn chạm đến trái tim bạn đọc
  • Đọc những trang văn của “Chiếc thuyền ngoài xa”, người đọc không chi ấn tượng bảo phong cách nghệ thuật rất riêng của Nguyễn Minh Châu – một ngòi bút sâu sắc mang cảm hứng đời tư thế sự, đi sâu vào cuộc sống con người cá nhân mà còn ấn tượng trước một trái tim luôn đông đầy tình yêu với cuộc đời và con người, một trái tim dũng cảm để sẵn sàng khám phá và phản ánh vấn đề xã hội bằng thái độ cảm thông và trân trọng.
  • Chính cái tay và cái tâm đó đã làm tỏa sáng tên tuổi của Nguyễn Minh Châu và tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”.

III

THAM KHẢO

Nguyễn Minh Châu là một nhà văn lớn của văn xuôi Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ. Mang trên mình màu xanh áo lính, người nghệ sĩ – chiến sĩ ấy đã để lại những tác phẩm xuất sắc mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, đưa sự nghiệp của nhà văn đạt đến thành côn rực rỡ trong nền văn học cách mạng. Nhưng khi cuộc chiến đã qua đi, con người bước ra từ khói lửa để trở lại với đời thường, các sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã bắt nhịp ngay với thời đại, hướng tới cuộc sống đời tư, thế sự với phong cách tự sự - triết lí đặc sắc. Phải chăng đó là minh chứng rõ nét nhất cho điều mà ông vẫn hằng tâm niệm: “Nhà văn phải là một thứ côn trùng dùng cái râu của mình mà thăm dò không khí thời đại”. Vì nhạy bén với những đổi thay của thời cuộc như thế, cho nên truyện ngắn Nguyễn Minh Châu thường thiên về khám phá hiện thực ở bề sâu của nó, khám phá cả bề sâu tâm hồn con người để từ đó cất lên tiếng nói đồng cảm và xót thương sâu sắc trước số phận con người trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn, trong hành trình gian nan tìm kiếm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. Và truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” chính là minh chứng cho quan niệm sáng tác ấy của Nguyễn Minh Châu. Đây là một tác phẩm xuất sắc của ông trong giai đoạn sáng tác thứ hai, được viết năm 1983 và in trong tập truyện ngắn cùng tên, xuất bản năm 1987. “Chiếc thuyền ngoài xa” kể về hành trình đi tìm một bức ảnh đẹp cho bộ lịch của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Sau gần một tuần tìm kiếm, cuối cùng anh cũng tìm thấy một “cảnh “đắt” trời cho”. Nhưng ngay trong giây phút người nghệ sĩ ấy vừa “khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện”, vừa bắt được “cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”, thì cũng là lúc Phùng phải chứng kiến một cảnh bạo lực gia đình: người đàn bà bị chồng đánh đập dã man. Chi trong ba hôm phải chứng kiến cảnh tượng ấy đến hai lần khiến Phùng không thể chịu được, bản lĩnh và phẩm chất của một người chiến sĩ – nghệ sĩ đã thôi thúc anh phải dùng vũ lực buộc lão đàn ông phải chấm dứt hành động độc ác. Cũng vì thế mà anh bị thương và được đưa về trạm y tế của tòa án huyện. Tại đây, anh đã được nghe câu chuyện của người đàn bà hành chài, cũng từ đó mà hình ảnh người đàn bà với số phận khổ đau nhưng lại mang những phẩm chất cao đẹp hiện lên thật rõ nét.

Was this document helpful?

VĂN HỌC 12 - Mở bài, Chuyển ý và Kết bài mẫu (Thi THPT Quốc gia)

Course: Văn học Việt Nam (LIT101)

999+ Documents
Students shared 1013 documents in this course
Was this document helpful?
VIỆT BẮC
_Tố Hữu_
I.MB
Bàn về sức sống của văn chương nghệ thuật, nhà thơ Bằng Việt từng viết:
“Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ
Như đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu”.
Vâng! Có những tác phẩm ra đời để rồi chìm khuất giữa ồn ào náo nhiệt của phiên chợ văn
chương, nhưng cũng có những tác phẩm lại như “những dòng sông đỏ nặng phù sa”, như “bản
trường ca rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn” để rồi in dấu ấn và chạm khắc trong tâm khảm ta
những gì đẹp nhất để “suốt đời đi vẫn nhớ”. Đó phải chăng là những tác phẩm đã “vượt qua mọi
băng hoại” của thời gian trở thành “bài ca đi cùng năm tháng” để lại trong tâm hồn bạn đọc bao
thế hệ những dư vang không thể nào quên. Một trong số bài ca đó phải kể đến “Việt Bắc” của
người nghệ sĩ đa tài Tố Hữu. Trong bài thơ có những vần thơ thật lắng đọng, đặc biệt là :
II.TB
a.Khái quát chung
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”
Câu thơ của Chế Lan Viên là sự đúc kết một quy luật nhân sinh, một sự kì diệu của tâm hồn: Sự
gắn bó với mỗi miền đất sẽ trở thành chính ta, một phần đời ta, là hành trang tinh thần không thể
thiếu. Phải chăng vì lí do này mà những vần thơ viết về quê hương đất nước luôn xuất phát từ
những rung động thường trực? Và Việt Bắc – khúc hùng ca, khúc tình ca của cách mạng cũng
được chắp bút từ sợi dây liên kết vô hình của Tố Hữu với mảnh đất này. Sau khi cuộc kháng
chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, vào tháng 10 năm 1954, Trung ương Đảng và chính phủ
rời chiến khu Việt Bắc để về lại thủ đô Hà Nội, nhưng trái tim người thi sĩ đa cảm vẫn lưu luyến
nơi đây. Từ những xúc cảm bâng khuâng dạt dào đó, người sáng tác Việt Bắc. Đoạn trích trên
nằm ở phần giữa của thi phẩm trong khúc tâm tình…..
b . Phân tích chứng minh
LĐ1: Nội dung
Lao động nghệ thuật là hình thức lao động của trái tim.
Tư tưởng của một nhà văn dù có giá tr] đến đâu, độc đáo mới m^ đến nhường nào thì nó cũng chi
là một xác buớm `p khô trên trang giấy. Thơ ca phai được khơi dậy trong lòng ta lớp lớp những
đợt sóng cuộn trào và muôn vàn cung bậc tình cảm: yêu thương, căm giận xót xa, nghẹn ngào,
xao xuyến hay bâng khuâng. Do vậy, thi sĩ không thể làm nên thơ nếu cửa lòng đóng kh`p, nếu
không “mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời” (Nam Cao). Bởi vậy, mà trong khúc
tâm tình tha thiết, người ra đi đã mở rộng lòng mình tỏ bày với người ở lại lời của trái tim chân
thành:
“Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”