Skip to document

SGC- CHTP - Ke hoach nghien cuu 03062008

Coop-food Research plan
Course

Statistics for Business (MAT102)

999+ Documents
Students shared 1229 documents in this course
Academic year: 2023/2024
Uploaded by:
Anonymous Student
This document has been uploaded by a student, just like you, who decided to remain anonymous.
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Comments

Please sign in or register to post comments.

Preview text

KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

Vấn đề nghiên cứu

Quyết định đầu tư cho chuỗi cửa hàng thực phẩm (CHTP) hay không và nếu đầu tư thì chuỗi CHTP này như thế nào là vấn đề cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Kết quả nghiên cứu của dự án này cần trả lời được những câu hỏi quan trọng sau: 1. Nhu cầu và yêu cầu mua thực phẩm hiện nay về hệ thống cửa hàng thực phẩm tự chọn có đủ lớn để đi đến quyết định đầu tư không? 2. Khi quyết định đầu tư thì khách hàng mục tiêu cần nhắm tới là ai, chuỗi CHTP này nên khác biệt như thế nào với các cửa hàng, quầy sạp thực phẩm trong siêu thị, chợ và trên các đường phố và các chuỗi CHTP tương tự? Chiến lược thương hiệu và thiết kế thương hiệu nên như thế nào?

Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Xem xét tính khả thi của dự án Chuỗi cửa hàng chuyên doanh thực phẩm tại thị trường TPHCM. Cụ thể các mục tiêu chính bao gồm: - Thông tin nhằm xác định quy mô thị trường - Thông tin nhằm xác định khách hàng mục tiêu - Thông tin nhằm xác định đối thủ cạnh tranh (chợ, siêu thị, Vissan, đối thủ cạnh tranh chính là ai, kể cả CoopMart ... ) - Thông tin nhằm xác định những nhu cầu chưa được đáp ứng về thực phẩm - Thông tin nhằm xác định sự chấp nhận của khách hàng đối với mô hình cửa hàng - Thông tin nhằm phát hiện những nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ chưa được đáp ứng (tư vấn về hàng hóa, tư vấn nấu ăn, các dịch vụ phụ trong bán hàng thực phẩm... - Thông tin về các yếu tố quan tâm khi mua hàng thực phẩm, yếu tố nào quan tâm nhất

Nội dung nghiên cứu (nhu cầu thông tin) 1. Mua thực phẩm: Các loại thực phẩm thường mua, nơi mua và số tiền chi tiêu cho từng loại thực phẩm 2. Các yếu tố quan trọng khi chọn mua thực phẩm: sự tiện lợi khi mua (vị trí gần, thuận tiện đi lại), giá cả hợp lý, chủng loại mặt hàng phù hợp, chất lượng bảo đảm, vệ sinh an toàn thực phẩm, số lượng mặt hàng (chọn cửa hàng nhỏ, chuyên một vài nhóm thực phẩm hay chọn cửa hàng lớn bán nhiều nhóm thực phẩm), cân đong đủ, giờ giấc thoải mái/mở sớm đóng trễ, phục vụ nhanh/mua nhanh, người bán tận tình, người, cảm thấy gần gũi ... 3. Xác định vị trí của các loại hình/điểm bán/thương hiệu thực phẩm trên thị trường theo các yếu tố quan trọng trên, xác định tính cách về từng loại hình/điểm bán/thương hiệu thực phẩm 4. Những mong đợi của đối tượng đối với một cửa hàng thực phẩm tự chọn, chú ý khám phá yếu tố giá cả. 5. Test ý tưởng về chuỗi cửa hàng thực phẩm tự chọn. 6. Tên gọi, kiểu font chữ, logo, màu sắc, và thiết kế mặt tiền cửa hàng (khảo sát riêng sau khi có thiết kế) 7. Đối với những người thích khái niệm chuỗi cửa hàng thực phẩm tự chọn thì sự nhạy cảm về giá cả nói chung hàng hóa bán trong chuỗi cửa hàng tự chọn như thế nào? đắt hơn bao nhiêu (%) so với chợ, các cửa hàng thực phẩm, và siêu thị thì sẽ mua.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để đáp ứng được các mục tiêu nghiên cứu đề ra và dựa trên các khám phá ban đầu qua nghiên cứu định tính, cần thực hiện một nghiên cứu chính thức dưới dạng định lượng.

Đối tượng khảo sát Đối tượng mục tiêu cần khảo sát là những người đi mua thực phẩm ở chợ, cửa hàng và siêu thị cho hộ gia đình, cho nên đơn vị khảo sát và phân tích trong nghiên cứu này là hộ gia đình và người cần thu thập thông tin là người nội trợ chính hay người quyết định việc mua thực phẩm cho gia đình. Đối tượng cần khảo sát là các hộ gia đình có mua thực phẩm ở chợ, cửa hàng và siêu thị. Không khảo sát những hộ không mua hay không mua thường xuyên thực phẩm ở các cửa hàng và siêu thị (mua thực phẩm ở CH và siêu thị ít nhất 1 lần 1 tuần). Những hộ gia đình chỉ mua thực phẩm ở chợ mà hầu như không mua, hay rất ít mua ở CH hay siêu thị là những đối tượng khó thu hút cho chuỗi CHTP thì không được khảo sát vì các thông tin những người này cung cấp hầu như không có giá trị đối với việc ra quyết định về chuỗi CHTP, thậm chí còn làm nhiễu các thông tin thu được từ các đối tượng quan trọng. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là chỉ khảo sát các đối tượng chỉ mua thực phẩm ở các CH và siêu thị. Các đối tượng khảo sát có thể mua chính ở chợ và mua một phần hay mua bổ sung ở các CH và siêu thị, hoặc ngược lại mua chính ở CH và siêu thị và mua một phần hay mua bổ sung ở chợ.

Cụ thể tiêu chuẩn đối tượng khảo sát  Nữ, tuổi 25-  Có việc làm hay không có việc làm  Mức sống: A, B, C (trên trung bình)  Là người chịu trách nhiệm về việc mua thực phẩm cho gia đình (có nấu ăn hay không trực tiếp nấu ăn)  Trình độ học vấn: lớp 9 trở lên

Quy mô mẫu khảo sát

Quy mô mẫu phù hợp thường được xác định theo hai công thức sau :

Nếu mục tiêu chính của nghiên cứu là các trung bình : 2

2 2

n  z (1)

Nếu mục tiêu chính của nghiên cứu là các tỷ lệ : 2

2 ( 1 )

n  z p  p (2)

Trong đó :  z là hệ số tin cậy tra từ bảng phân phối chuẩn. Độ tin cậy thường dùng trong nghiên cứu là 95%, tương ứng với z = 1,  σ là độ lệch chuẩn của tổng thể từ những lần nghiên cứu trước trong trường hợp mục tiêu nghiên cứu chính là trung bình  p là tỷ lệ của tổng thể từ những lần nghiên cứu trước trong trường hợp mục tiêu nghiên cứu chính là tỷ lệ.  ε là sai số cho phép

Trong nghiên cứu này, nếu đặt mục tiêu nghiên cứu chính là các tỷ lệ (chủ yếu là tỷ lệ chấp nhận concept, tỷ lệ sẽ mua), thì quy mô mẫu được tính theo công thức (2). Để tính toán quy mô mẫu thì cần biết p là tỷ lệ nhận biết ở các kỳ nghiên cứu trước hay từ kinh nghiệm và quan sát thực tế và ε là sai số cho phép do người sử dụng thông tin chấp nhận. Nếu sai số cho phép ít thì quy mô mẫu cần thực hiện phải lớn và ngược lại. Ý nghĩa của sai số này là nếu SGC chấp nhận (cho phép) sai số này là ± 0, (2%) thì nếu kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chấp nhận concept là 12%, thì tỷ lệ thực chấp nhận concept của toàn thị trường (khu vực thành thị của TPHCM) là trong khoảng 12% ± 2%, tức là từ 10% đến 14%.

Nếu sử dụng độ tin cậy 90% và ước chừng tỷ lệ chấp nhận (nếu đây là tỷ lệ quan trọng nhất trong cuộc nghiên cứu) là vào khoảng 12%, và sai số cho phép là 2% thì quy mô mẫu cần khảo sát là :

Về sai số cho phép, với thang điểm đánh giá 5 mức độ, yêu cầu về sai số = 0,1 là khá tốt. Theo công thức trên ta tính được quy mô mẫu với yêu cầu về sai số và theo 3 kịch bản độ lệch chuẩn như sau : Kịch bản về ý kiến đánh giá

Ước lượng σ

Quy mô mẫu theo công thức với độ tin cậy 95%

Khả năng xảy ra Rất khác nhau 0,6667 171 Trung bình Khá khác nhau 0,5000 96 Cao Hơi khác nhau 0,3333 43 Trung bình

Trên cơ sở tính toán trên, The Pathfinder đề nghị phương án về quy mô mẫu nghiên cứu vừa tương đối tin cậy về kết quả, vừa khả thi trong thời gian có hạn là 840 hộ tại TPHCM

Với quy mô mẫu đề nghị như trên thì kết quả chung sẽ có độ tin cậy khá cao. Tuy nhiên với quy mô mẫu này thì khi tách kết quả nghiên cứu cho từng nhóm đối tượng mà SGC quan tâm, thì kết quả ở từng nhóm đối tượng sẽ ở mức độ tin cậy chỉ ở mức tương đối (khoảng 90%) đối với các chỉ tiêu tỷ lệ và tốt đối với các chỉ tiêu trung bình (95%) hoặc độ tin cậy sẽ thấp hơn nữa khi tách những nhóm nhỏ ra xem xét riêng.

Chọn mẫu

Để ước lượng quy mô thị trường thì mẫu ngẫu nhiên là phù hợp. Tuy nhiên do danh sách lấy mẫu là danh sách tất cả các hộ gia đình ở khu vực thành thị của TPHCM không có, cho nên có thể lấy mẫu trực tiếp theo khoảng cách trên thực địa khi thu thập dữ liệu. Cần chú ý khi có hộ gia đình không đáp ứng tiêu chuẩn phỏng vấn (về việc có đi mua thực phẩm ở các CH và siêu thị) thì PVV phải ghi chép và nhật ký tiếp xúc (contact sheet) vì việc này rất quan trọng trong việc xác định tỉ lệ hộ gia đình chỉ mua thực phẩm ở chợ mà hầu như không có mua thực phẩm ở siêu thị hay các cửa hàng (là đối tượng khách hàng tiềm năng của chuỗi CHTP đang nghiên cứu).

Quota mẫu 840 hộ được phân bổ vào các quận để bảo đảm sự phân bố rộng rãi của các đơn vị mẫu trong dân số. Cụ thể, có 14 quận được khảo sát, mỗi quận chọn ra 2 phường, tại mỗi phường chọn ra 1 khu phố để tiến hành khảo sát. Số mẫu cần khảo sát của mỗi quận là 60 hộ, mỗi phường khảo sát 30 hộ.

− Ở mỗi khu phố, PVV xuất phát từ điểm mốc là nhà kế bên bảng khu phố, đi theo chiều từ kim đồng hồ (bám theo tay phải của mình) đếm bỏ 3 nhà hỏi nhà thứ tư, nếu trong nhà này không có người thỏa điều kiện phỏng vấn thì hỏi nhà kế bên. Khi đã hỏi được 1 nhà, thì tiếp tục nước nhảy là bỏ 3 nhà hỏi nhà thứ tư.

− Nếu gặp khu chung cư, căn hộ thì mỗi tầng chỉ được hỏi quá 2 hộ, mỗi block nhà không được hỏi quá 10 hộ.

Để có thể tách riêng kết quả cho nhóm cư dân trong các căn hộ chung cư chưa có siêu thị hay cửa hàng thực phẩm ngay tại khu chung cư hay trong phạm vi bán kính 500m xung quanh. Sẽ chọn ra 4 phường có khu chung cư và khảo sát 120 hộ đang ở chung cư.

Phương pháp thu thập dữ liệu

Phỏng vấn trực tiếp cá nhân, mặt đối mặt với bản câu hỏi cấu trúc (có một vài câu hỏi mở) với showcard và bản mô tả concept.

Phân tích kết quả

Các nội dung kết quả chính bao gồm

  • Tỷ lệ hộ gia đình có mua thực phẩm tại các cửa hàng hay siêu thị.
  • Mức độ chi tiêu cho từng loại thực phẩm, trong đó chi mua tại chợ, tại các cửa hàng và tại siêu thị
  • Tỷ lệ hộ gia đình có mua thực phẩm tại các cửa hàng hay siêu thị chấp nhận concept và muốn mua, việc mua tại CHTP mới này sẽ thay thế việc mua thực phẩm ở đâu (chợ, các CH hay siêu thị) và chi mua thực phẩm tại CHTP này bao nhiêu.
  • Doanh số dự kiến nếu bao phủ xx % thị trường mục tiêu
  • Mô tả nhóm chân dung khách hàng chấp nhận concept và muốn tới mua (tầng lớp kinh tế, học vấn, nơi cư trú, và các yếu tố quan trọng)

Ngoài kết quả chung, các phân nhóm chính cần lưu ý trong trong các phân tích chính kết quả bao gồm:

  1. Mức thu nhập/mức sống của hộ gia đình: nhóm A-B và nhóm C hoặc tách riêng cho từng nhóm riêng nếu số lượng mẫu quan sát thực tế cho phép khi có kết hợp với các phân nhóm khác như địa bàn (trên 40 hộ quan sát mỗi phân nhóm nhỏ)
  2. Phân tích theo nhóm đối tượng:  Phụ nữ nấu ăn & không nấu ăn nhưng có trách nhiệm/quyết định việc mua thực phẩm cho gia đình  Phụ nữ không đi làm & có đi làm  Độ tuổi  Học vấn
  3. Nơi mua sắm chính của hộ gia đình (phân loại theo ý kiến trả lời của mẫu quan sát là người là nội trợ/người chịu trách nhiệm mua sắm chính và chịu trách nhiệm mua tạp hóa của hộ gia đình)  Mua thực phẩm phần lớn ở siêu thị  Mua thực phẩm phần lớn ở chợ
  4. Khu vực cư trú:  Khu dân cư cũ & Khu dân cư quy hoạch mới  Chung cư & nhà riêng  Gần/tiện đường đi chợ/siêu thị & không gần/không tiện đường đi chợ & siêu thị

Ghi chú: Có thể trong quá trình phân tích cần gia trọng - weighting - các nhóm đối tượng khác nhau để có một kết quả tổng hợp đúng đắn.

Was this document helpful?

SGC- CHTP - Ke hoach nghien cuu 03062008

Course: Statistics for Business (MAT102)

999+ Documents
Students shared 1229 documents in this course
Was this document helpful?
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
Vấn đề nghiên cứu
Quyết định đầu tư cho chuỗi cửa hàng thực phẩm (CHTP) hay khôngnếu đầuthì chuỗi CHTP này
như thế nào vấn đề cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Kết quả nghiên cứu của dự án này
cần trả lời được những câu hỏi quan trọng sau:
1. Nhu cầu yêu cầu mua thực phẩm hiện nay về hệ thống cửa hàng thực phẩm tự chọn đủ
lớn để đi đến quyết định đầu tư không?
2. Khi quyết định đầuthì khách hàng mục tiêu cần nhắm tới là ai, chuỗi CHTP này nên khác biệt
như thế nào với các cửa hàng, quầy sạp thực phẩm trong siêu thị, chợ và trên các đường phố và
các chuỗi CHTP tương tự? Chiến lược thương hiệu và thiết kế thương hiệu nên như thế nào?
Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Xem xét tính khả thi của dự án Chuỗi cửa hàng chuyên doanh thực phẩm tại thị
trường TPHCM. Cụ thể các mục tiêu chính bao gồm:
-Thông tin nhằm xác định quy mô thị trường
-Thông tin nhằm xác định khách hàng mục tiêu
-Thông tin nhằm xác định đối thủ cạnh tranh (chợ, siêu thị, Vissan, đối thủ cạnh tranh chính là ai,
kể cả CoopMart … )
-Thông tin nhằm xác định những nhu cầu chưa được đáp ứng về thực phẩm
-Thông tin nhằm xác định sự chấp nhận của khách hàng đối với mô hình cửa hàng
-Thông tin nhằm phát hiện những nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ chưa được đáp ứng (tư vấn về
hàng hóa, tư vấn nấu ăn, các dịch vụ phụ trong bán hàng thực phẩm…
-Thông tin về các yếu tố quan tâm khi mua hàng thực phẩm, yếu tố nào quan tâm nhất
Nội dung nghiên cứu (nhu cầu thông tin)
1. Mua thực phẩm: Các loại thực phẩm thường mua, nơi mua và số tiền chi tiêu cho từng loại thực
phẩm
2. Các yếu tố quan trọng khi chọn mua thực phẩm: sự tiện lợi khi mua (vị trí gần, thuận tiện đi lại),
giá cả hợp lý, chủng loại mặt hàng phù hợp, chất lượng bảo đảm, vệ sinh an toàn thực phẩm, số
lượng mặt hàng (chọn cửa hàng nhỏ, chuyên một vài nhóm thực phẩm hay chọn cửa hàng lớn
bán nhiều nhóm thực phẩm), cân đong đủ, giờ giấc thoải mái/mở sớm đóng trễ, phục vụ
nhanh/mua nhanh, người bán tận tình, người, cảm thấy gần gũi …
3. Xác định vị trí của các loại hình/điểm bán/thương hiệu thực phẩm trên thị trường theo các yếu tố
quan trọng trên, xác định tính cách về từng loại hình/điểm bán/thương hiệu thực phẩm
4. Những mong đợi của đối tượng đối với một cửa hàng thực phẩm tchọn, chú ý khám phá yếu
tố giá cả.
5. Test ý tưởng về chuỗi cửa hàng thực phẩm tự chọn.
6. Tên gọi, kiểu font chữ, logo, màu sắc, thiết kế mặt tiền cửa hàng (khảo sát riêng sau khi
thiết kế)
7. Đối với những người thích khái niệm chuỗi cửa hàng thực phẩm tự chọn thì sự nhạy cảm về giá
cả nói chung hàng hóa bán trong chuỗi cửa hàng tự chọn như thế nào? đắt hơn bao nhiêu (%)
so với chợ, các cửa hàng thực phẩm, và siêu thị thì sẽ mua.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đáp ứng được các mục tiêu nghiên cứu đề ra và dựa trên các khám phá ban đầu qua nghiên cứu
định tính, cần thực hiện một nghiên cứu chính thức dưới dạng định lượng.
Saigon Coop – the Pathfinder 7/2008
1