Skip to document

Khóa luận tốt nghiệp Quản trị tài chính công ty đa quốc gia

quản trị tài chính công ty đa quốc gia
Course

Giáo trình quản trị học

999+ Documents
Students shared 1216 documents in this course
Academic year: 2017/2018
Uploaded by:
Anonymous Student
This document has been uploaded by a student, just like you, who decided to remain anonymous.
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên

Comments

Please sign in or register to post comments.

Related Studylists

tcctđqg

Preview text

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ----------***---------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC

GIA

Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Như Thi Lớp : Pháp 2 Khoá : 43F Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thuý Anh

Hà Nội, 06/

MỤC LỤC

  • LỜI MỞ ĐẦU
  • CÔNG TY ĐA QUỐC GIA CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
  • I. Tổng quan về quản trị tài chính doanh nghiệp
    • 1. Tài chính doanh nghiệp
    • 2. Quản trị tài chính doanh nghiệp
      • 2 Đối tượng của quản trị tài chính doanh nghiệp
      • 2 Vai trò của quản trị tài chính............................................................
      • 2 Nội dung của quản trị tài chính
        • 2.3 Quyết định đầu tư
        • 2.3 Quyết định tài trợ
        • 2.3 Quyết định tài chính ngắn hạn......................................................
  • II. Tổng quan về công ty đa quốc gia
    • 1. Khái niệm
    • 2. Đặc điểm của công ty đa quốc gia
      • 2 Phạm vi hoạt động trải rộng trên nhiều quốc gia
      • khác nhau 2 Các công ty đa quốc gia khác nhau có những động lực phát triển
      • thu lợi nhuận nhiều hơn 2 Các công ty đa quốc gia luôn tận dụng cơ chế chuyển giao nội bộ để
  • III. Quản trị tài chính công ty đa quốc gia
    • 1. Vai trò của quản trị tài chính công ty đa quốc gia
    • 2. Nội dung quản trị tài chính công ty đa quốc gia
      • 2 Quyết định đầu tư
      • 2 Quyết định tài trợ
      • 2 Quyết định tài chính ngắn hạn
        • 3 Bài học rút ra
      • ro tài chính 4. Kinh nghiệm của Kodak, Rolls-Royce và Avon trong việc quản trị rủi
        • 4 Kodak đối phó với những biến động tiền tệ
        • 4 Công ty Rolls-Royce
        • 4 Avon với quyết định thu hẹp sản xuất tại châu Á
          • để đối phó với khủng hoảng tiền tệ 4.3 Giảm thiểu rủi ro tiền tệ và điều chỉnh về chiến lược kinh doanh
          • 4.3 Những bài học về quản trị rủi ro tài chính
  • TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM CHƯƠNG III: KHẢ NĂNG ÁP DỤNG KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ
  • I. Thực trạng quản trị tài chính của doanh nghiệp Việt Nam
    • 1. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung
    • 2. Tình hình phát triển của các tập đoàn kinh tế Việt Nam - 2 Thực trạng khung pháp luật đối với quản trị doanh nghiệp - quản trị tài chính 2 Các doanh nghiệp Việt Nam chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của - 2 Đào tạo nhân lực tài chính chưa đáp ứng được nhu cầu
  • II. Khả năng áp dụng
    • 1. Dự báo sự phát triển của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam
      • QTTC của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam 2. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng áp dụng kinh nghiệm
        • 2 Nhóm giải pháp chung
          • thống nhất 2.1 Tổ chức bộ phận quản trị tài chính doanh nghiệp theo một cơ cấu
          • 2.1 Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tài chính-kế toán
          • 2.1 Tiếp cận mục tiêu QTTC một cách phù hợp
    • 2 Nhóm giải pháp liên quan quyết định đầu tư
      • 2.2 Thẩm định dự án trước khi đưa ra quyết định đầu tư
      • 2.2 Xác định lãi suất chiết khấu thích hợp khi đánh giá dự án
      • 2.2 Tính đến chi phí cơ hội khi lựa chọn dự án đầu tư.......................
    • 2 Nhóm giải pháp liên quan quyết định tài trợ
      • kinh doanh của doanh nghiệp 2.3 Huy động và đảm bảo đầy đủ, kịp thời nguồn vốn cho hoạt động
      • 2.3 Tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và hiệu quả
    • 2 Nhóm giải pháp liên quan quyết định tài chính ngắn hạn
    • 2 Nhóm giải pháp liên quan quản trị rủi ro
      • 2.5 Giữ tỷ lệ vốn nợ trong cơ cấu vốn ở mức thích hợp
      • 2.5 Trích lập các quỹ dự phòng sự biến động lãi suất trên thị trường
  • KẾT LUẬN

hợp, nhằm tạo hành lang và môi trường cho các thành phần kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, những loại hình công ty mới ra đời đã phần nào làm cho kinh tế Việt Nam càng thêm sôi động và phát triển. Theo xu thế cạnh tranh và hội nhập quốc tế, chắc chắn rằng không lâu nữa loại hình công ty đa quốc gia mà công ty mẹ nằm ở lãnh thổ Việt Nam và các công ty con hoạt động ở các nước trên thế giới sẽ hình thành và phát triển phù hợp với quy luật phát triển kinh tế. Chính vì thế em đã chọn đề tài “Quản trị tài chính trong các công ty đa quốc gia” nhằm tìm hiểu các vấn đề lý thuyết liên quan đến quản trị tài chính công ty đa quốc gia, nghiên cứu kinh nghiệm của một số mô hình công ty đa quốc gia điển hình trên thế giới thông qua phân tích một số trường hợp cụ thể và từ đó rút ra những bài học để tiếp thu và áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của khóa luận là: - Tìm hiểu các vấn đề lý thuyết liên quan đến quản trị tài chính công ty đa quốc gia;

1. Vai trò của quản trị tài chính công ty đa quốc gia

quốc gia điển hình và rút ra bài học; - Nghiên cứu khả năng áp dụng kinh nghiệm quản trị tài chính của các công ty đa quốc gia tại các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế Việt Nam trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động quản trị tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những vấn đề lý thuyết liên

2. Nội dung quản trị tài chính công ty đa quốc gia

công ty đa quốc gia và thực tiễn quản trị tài chính ở một số công ty đa quốc gia cụ thể.

4. Phạm vi nghiên cứu Quản trị tài chính bản thân nó đã bao gồm rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu, quản trị tài chính trong các công ty đa quốc gia lại càng phức tạp hơn do đặc thù mang tính quốc tế đa dạng của các công ty đa quốc gia. Chính vì thế trong phạm vi khóa luận này tác giả chỉ nghiên cứu những vấn đề lý thuyết cơ bản nhất bao gồm: quyết định đầu tư, quyết định tài trợ, quyết định tài chính ngắn hạn và quản trị rủi ro tài chính. Trong phần tìm hiểu kinh nghiệm của một số công ty đa quốc gia trên thế giới, khóa luận sẽ nghiên cứu một số trường hợp điển hình minh hoạ cho nội dung lý thuyết nhằm nghiên cứu khả năng áp dụng tại các tập đoàn kinh tế của Việt Nam. 5. Kết cấu khoá luận Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, khoá luận được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản trị tài chính đối với công ty đa quốc gia Chương 2: Thực tiễn quản trị tài chính của một số công ty đa quốc gia điển hình trên thế giới Chương 3: Khả năng áp dụng kinh nghiệm quản trị tài chính của công ty đa quốc gia tại Việt Nam.

trở lại phần quan trọng các nguồn tài chính trong nền kinh tế. Từ khái niệm tài chính nói trên có thể rút ra khái niệm về tài chính doanh nghiệp là cách thức mà các doanh doanh nghiệp huy động, sử dụng và phân phối các quỹ tiền tệ có tính đến yếu tố thời gian và rủi ro nhằm thỏa mãn mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, đến sự phát triển hay suy thoái của nền sản xuất. Tài chính doanh nghiệp có quan hệ mật thiết với tất cả các bộ phận của hệ thống tài chính trong quá trình hình thành và sử dụng vốn cho các nội dung khác nhau, quá trình kinh doanh chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Mỗi quan hệ đều có những nét khác biệt và có những tác động khác nhau đến tài chính doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, đặc trưng cơ bản của bộ phận tài chính doanh nghiệp thể hiện ở chỗ: nó bao gồm những quan hệ tài chính vận hành theo cơ chế kinh doanh hướng tới lợi nhuận cao. Chính nhờ cơ chế này mà nguồn tài chính được tăng cường và mở rộng không ngừng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài chính doanh nghiệp là một lĩnh vực đặc biệt của ngành tài chính. Nó liên quan đến việc đưa ra các quyết định về mặt tài chính của một doanh nghiệp, các công cụ cũng như những phân tích được sử dụng để đưa ra các quyết định này. Mục đích chủ yếu của tài chính doanh nghiệp là nhằm nâng cao giá trị doanh nghiệp đồng thời tránh được các rủi ro đáng tiếc về mặt tài chính.

2. Quản trị tài chính doanh nghiệp

2 Đối tượng của quản trị tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp liên quan mật thiết với quản trị tài chính doanh nghiệp. Quản trị tài chính doanh nghiệp là quá trình ra quyết định và triển khai các quyết định liên quan đến tài chính doanh nghiệp nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Quản trị tài chính doanh nghiệp quan tâm đến

mọi mặt của hoạt động tài chính trong một doanh nghiệp như quyết định đầu tư, quyết định về vốn đầu tư, đánh giá các cơ hội đầu tư. Đối tượng của quản trị tài chính bao gồm hàng loạt những chức năng rộng lớn trong các đơn vị kinh doanh. Quản trị tài chính phải giúp doanh nghiệp trả lời được các câu hỏi như: Doanh nghiệp cần phải huy động tiền cho đầu tư như thế nào, ở đâu và vào thời điểm nào? Đầu tư vào lĩnh vực nào, dài hạn hay ngắn hạn, lợi nhuận làm ra có xứng đáng không? Những câu hỏi này chỉ có thể được trả lời một cách chuẩn xác sau khi phân tích một khối lượng lớn những thông tin mới nhất, cả ở bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Do đó công việc hàng ngày của Giám đốc tài chính gồm rất nhiều nhiệm vụ như: dự báo tài chính, định lượng hiệu quả của những nguồn ngân quỹ huy động trên thị trường vốn, đánh giá hiệu quả tiềm tàng của các dự án đầu tư, phân tích các cơ hội thuê tài sản. Đồng thời đánh giá chính sách phân chia lợi tức cổ phần và cơ cấu vốn đầu tư; phân tích các chiến lược định giá và ảnh hưởng của chúng tới doanh số và lợi nhuận... Bởi vậy, các nhà quản trị tài chính phải thông thạo, hiểu rõ về các thị trường tài chính và có khả năng thu thập, xử lý những thông tin mới nhất. Mọi quyết định tài chính đều phải dựa trên cơ sở những thông tin thị trường được thu thập xử lý theo một phương pháp nào đó. Chẳng hạn khi quyết định huy động thêm nguồn ngân quỹ mới, đòi hỏi doanh nghiệp phải phân tích nhiều nguồn tài trợ khác nhau để lựa chọn. Thêm vào đó, thay vì đi vay ngân hàng, doanh nghiệp có thể huy động nguồn tài chính bằng cách bán ra những chứng khoán mới. Nhưng nên phát hành loại chứng khoán nào? Công ty nên bán trái phiếu dài hạn hay ngắn hạn? Nên phát hành cổ phần ưu đãi hay cổ phần thường? Tất cả những câu hỏi này phải được trả lời bằng những thông tin có thể thu thập được.

doanh của doanh nghiệp luôn có những biến động nhất định trong từng thời kỳ. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản trị tài chính là xem xét, lựa chọn cơ cấu vốn sử dụng sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất: - Quản trị tài chính trong doanh nghiệp phải tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu nguồn vốn huy động tối ưu cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

  • Quản trị tài chính trong doanh nghiệp còn có nhiệm vụ kiểm soát việc sử dụng cả các tài sản trong doanh nghiệp, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích.
    • Quản trị tài chính phải thiết lập một chính sách phân chia lợi nhuận một cách hợp lý đối với doanh nghiệp, vừa bảo vệ được quyền lợi của chủ doanh nghiệp và các cổ đông, vừa đảm bảo được lợi ích hợp pháp, hợp lý cho người lao động; xác định phần lợi nhuận để lại từ sự phân phối này là nguồn quan trọng cho phép doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh mới, sản phẩm mới, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có mức độ tăng trưởng cao và bền vững. Có thể nói, nhiệm vụ của bộ phận quản trị tài chính, bộ não của doanh nghiệp, rộng hơn và phức tạp hơn rất nhiều so với bộ phận kế toán - thống kê. Người đứng đầu bộ phận quan trọng này được gọi là giám đốc tài chính (CFO). Trong các tập đoàn kinh tế đa quốc gia trên thế giới, giám đốc tài chính chịu trách nhiệm toàn bộ về mặt tài chính kế toán trước tổng giám đốc và quản trị tài chính là bộ phận chức năng quan trọng nhất trong các bộ phận chức năng của doanh nghiệp.
2 Vai trò của quản trị tài chính............................................................

Quản trị tài chính quan tâm đến việc đầu tư, mua sắm, tài trợ và quản lý tài sản doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Qua định nghĩa này có thể thấy quản trị tài chính liên quan đến 3 loại quyết định chính: quyết định đầu tư, tài trợ và quản lý tài sản.

2 Quyết định đầu tư

Quyết định đầu tư là một trong những quyết định tài chính quan trọng vì sai lầm không thể sửa chữa được cho nên trước khi quyết định các nhà quản trị cần phải đánh giá kĩ lưỡng và đúng đắn các cơ hội đầu tư thông qua việc thẩm định các dự án đầu tư. Nội dung của quyết định đầu tư thường gồm các bước như sau:

  • Đề xuất dự án đầu tư Đây là bước đầu tiên trong quy trình để đưa ra một quyết định đầu tư. Đề xuất dự án đầu tư không chỉ do nhà quản trị tài chính mà nó phải là quyết định chung của nhà quản trị doanh nghiệp. Bởi vì trước khi đưa ra một đề xuất dự án các nhà quản trị phải dựa vào các nghiên cứu về thị trường, về khách hàng, về nguồn cung cấp hàng... Các ý tưởng về những dự án đầu tư có thể xuất phát từ rất nhiều nguồn trong doanh nghiệp như: từ bộ phận marketing, bộ phận kế hoạch, bộ phận R&D hay từ những người bán hàng do họ thường xuyên tiếp xúc với người tiêu dùng và hiểu được mức cầu của thị trường đối với từng sản phẩm cụ thể. Tuy nhiên để duy trì tính cạnh tranh, các doanh nghiệp cần phải tìm những dòng tư duy mới về các dự án đầu tư. Do đó, nhiều doanh nhgieepj thường bổ nhiệm một số người chuyên đảm nhiệm việc theo dõi và giải quyết những công việc này.
  • Xác định dòng tiền của dự án Sau khi có đề xuất một dự án, nhà quản trị tài chính phải là người xác định các dòng tiền của dự án, đó chính là các dòng tiền kỳ vọng. Dòng tiền của dự án bao gồm các dòng tiền vào và các dòng tiền ra. Nhà quản trị tài chính phải biết với khoản tiền đầu tư ban đầu, dự án đó sẽ tạo ra dòng tiền vào là bao nhiêu. Hay nói cách khác là phải ước tính được lợi nhuận và chi phí của nó. Và muốn xác định dòng tiền của dự án nhà quản trị phải xác định lãi suất chiết khấu.

NPV đo lường lợi nhuận ngoài phần bù đắp cho thời giá của tiền tệ và rủi ro. Giá trị dương của NPV là giá trị tăng thêm của công ty sau khi dự án được đầu tư và lợi ích kỳ vọng của nhà đầu tư đã được thoả mãn. Khi NPV = 0 thì thu nhập chỉ vừa đủ bù đắp cho thời giá và rủi ro của dự án. Khi sử dụng NPV như một tiêu chuẩn để đánh giá dự án đầu tư, chúng ta phải phân biệt giữa hai tình huống. Trường hợp thứ nhất, chúng ta coi dự án đầu tư cần đánh giá độc lập so với những dự án khác. Trong trường hợp này, tiêu chuẩn áp dụng để chấp nhận hay loại bỏ dự án khá đơn giản.

  • Nếu NPV > 0  chấp nhận dự án
  • Nếu NPV < 0  loại bỏ dự án
  • Nếu NPV = 0, doanh nghiệp sẽ không thiên vị trong việc chấp nhận hay loại bỏ dự án mà tùy theo sự cần thiết của nó đối với công ty mà ra quyết định. Trong thực tế, nhiều khi doanh nghiệp phải lựa chọn một trong số nhiều dự án đầu tư loại trừ nhau, tức là công ty chấp thuận một dự án thì phải loại bỏ những dự án còn lại. Khi áp dụng NPV làm tiêu chuẩn lựa chọn trong tình huống này, chúng ta phải chọn dự án đầu tư có NPV cao nhất. Ngoài NPV, các nhà quản trị đôi khi còn dựa vào một số tiêu chuẩn khác để đánh giá các dự án đầu tư. Đó là: Tỷ suất nội hoàn (IRR), chỉ số lợi nhuận (PI), thời gian hoàn vốn (PP).
  • Đánh giá sau dự án Sau khi dự án được thực hiện, nhà quản trị thường làm một bước cuối cùng là đánh giá sau dự án. Mục đích là để thấy được hiệu quả dự án, rút ra những điểm còn thiếu sót để hoàn chỉnh hơn trong những dự án sau.
2 Quyết định tài trợ

Nếu như quyết định đầu tư liên quan đến bên trái thì quyết định tài trợ lại liên quan đến bên phải của bảng cân đối tài sản. Nó gắn liền với việc quyết định nên lựa chọn loại nguồn vốn nào tài trợ cho việc mua sắm tài sản, nên sử dụng vốn chủ sở hữu hay vốn vay, nên dùng vốn ngắn hạn hay vốn dài hạn.

Một khi sự lựa chọn giữa tài trợ bằng vốn vay hay bằng vốn của doanh nghiệp, tài trợ bằng vốn vay ngắn hạn hay vốn vay dài hạn, hoặc lựa chọn giữa lợi nhuận để lại và lợi nhuận phân chia đã được quyết định thì bước tiếp theo nhà quản trị còn phải quyết định làm thế nào để huy động được các nguồn tài trợ đó. Nên sử dụng lợi nhuận tích lũy hay nên kêu gọi thêm vốn từ cổ đông, nên vay ngân hàng hay nên huy động vốn bằng cách phát hành các công cụ nợ, nên phát hành trái phiếu hay thương phiếu,... Đó là những quyết định liên quan đến tài trợ trong hoạt động của doanh nghiệp. Quyết định tài trợ bao gồm: + Lựa chọn nguồn tài trợ Nhà quản trị tài chính phải là người quyết định lựa chọn nguồn tài trợ cho một dự án của doanh nghiệp. Đó có thể là nguồn vốn vay hay nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn chủ sở một cách đơn giản và ít tốn kém nhưng thường khó có thể huy động với khối lượng lớn. Nguồn vốn vay là giải pháp cổ điển mà các doanh nghiệp đều nghĩ tới. Nếu doanh nghiệp đủ điều kiện để vay vốn, nó có thể huy động được nguồn vốn đủ lớn đầu tư cho dự án. Nhưng nguồn vốn vay có nhược điểm là dễ gây ra gánh nặng nợ cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp thường huy động nguồn vốn vay từ ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng hay phát hành trái phiếu trên thị trường chứng khoán. Để tăng nguồn vốn chủ sở hữu cho các hoạt động của mình, cách đơn giản nhất là doanh nghiệp tăng phần vốn đóng góp của các cổ đông. Số vốn này thậm chí không gây ra chi phí cho doanh nghiệp nhưng phương pháp này có hạn chế là không tạo được nguồn vốn lớn. Cho nên doanh nghiệp thường huy động vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu ra thị trường chứng khoán bao gồm cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi (đối với những doanh nghiệp được phép phát hành cổ phiếu). Tuy nhiên để lựa chọn được nguồn tài trợ thích hợp nhất cho dự án thì doanh nghiệp lại phải dựa vào chi phí từng nguồn vốn.

Trong đó Ki là chi phí của từng nguồn vốn và wi tỷ trọng vốn của từng loại. Vấn đề cốt lõi của cấu trúc vốn tối ưu là khi doanh nghiệp vay nợ, doanh nghiệp tiết kiệm được thuế nhờ lãi vay, bản chất của vấn đề này là lãi suất mà doanh nghiệp trả cho nợ được miễn thuế (thuế được đánh sau lãi vay). Khi doanh nghiệp vay nợ thì một phần lợi nhuận được sử dụng để trả lãi vay, như vậy thu nhập chịu thuế giảm đi, hay nói cách khác là thuế mà doanh nghiệp phải trả cũng giảm đi. Một cách đơn giản ta có thể hình dung là giá trị của doanh nghiệp khi vay nợ sẽ bằng giá trị của doanh nghiệp không vay nợ cộng với hiện giá của khoản tiết kiệm được nhờ lãi vay.

2 Quyết định tài chính ngắn hạn

Loại quyết định thứ ba trong quản trị tài chính là quyết định tài chính ngắn hạn hay còn gọi là quyết định về quản trị tài sản. Một khi tài sản đã được mua sắm và nguồn tài trợ đã được sử dụng để mua sắm tài sản thì vấn đề quan trọng là quản lý sao cho tài sản được sử dụng một cách hiệu quả và hữu ích. Giám đốc tài chính chịu trách nhiệm về việc quản lý và sử dụng tài sản có hiệu quả, đặc biệt đối với tài sản lưu động là loại tài sản dễ gây ra thất thoát và lãng phí khi sử dụng.

  • Quản trị tiền mặt Quản trị tiền mặt đề cập tới việc quản lý tiền giấy và tiền gửi ngân hàng. Sự quản lý này liên quan chặt chẽ đến việc quản lý các loại tài sản gần với tiền mặt như các loại chứng khoán có khả năng thanh khoản cao. Các loại tài sản tài chính gần như tiền mặt giữ vai trò như một “miếng đệm” cho tiền mặt: Số dư thanh khoản tiền mặt có thể được đầu tư dễ dàng vào các loại chứng khoán thanh khoản cao, đồng thời chúng cũng có thể được bán rất nhanh để thỏa mãn những nhu cầu cấp bách về tiền mặt. Tỷ lệ sinh lời trực tiếp trên tiền mặt rất thấp, trong khi đó sức mua của tiền tệ luôn có khuynh hướng giảm do chịu ảnh hưởng của lạm phát. Bởi vậy có thể nói tỷ lệ sinh lời thực của tiền giấy và tiền gửi ngân hàng có tỷ lệ âm.

Động cơ chủ yếu của việc nắm giữ tiền mặt là để làm thông suốt quá trình tạo ra các giao dịch kinh doanh. Bởi nếu sử dụng một loại tài sản khác có thanh khoản thấp có thể làm các chi phí giao dịch cao, mất nhiều thời gian hơn đối với một giao dịch kinh doanh thông thường. Quản trị tiền mặt bao gồm các yếu tố: a- Tăng tốc độ thu hồi b- Giảm tốc độ chi tiêu c- Dự báo chính xác nhu cầu tiền mặt d- Xác định nhu cầu tiền mặt e- Đầu tư thích hợp những khoản tiền nhàn rỗi + Quản trị khoản phải thu Trong kinh doanh, một doanh nghiệp mua chịu và bán chịu là công việc thường ngày và hóa đơn cũ được thanh toán thì hóa đơn mới cũng được tạo ra. Tuy nhiên độ lớn của các khoản phải thu của một doanh nghiệp thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào tốc độ thu hồi nợ cũ và tạo ra nợ mới, cũng như sự tác động của những điều kiện kinh tế chung nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Hoạt động quản trị tiền mặt của một doanh nghiệp nhằm vào những yếu tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được tạo thành chính sách tín dụng của một doanh nghiệp. Chính sách tín dụng của một doanh nghiệp liên quan đến những yếu tố sau: a- Tiêu chuẩn tín dụng là nguyên tắc chỉ đạo định rõ sức mạnh tài chính tối thiểu và có thể chấp nhận được của những khách hàng mua chịu. Theo nguyên tắc này, những khách hàng nào có sức mạnh tài chính hay vị thế tín dụng thấp hơn những tiêu chuẩn có thể chấp nhận được thì sẽ bị từ chối cấp tín dụng. b- Chiết khấu tiền mặt là phần tiền chiết khấu đối với những giao dịch mua hàng bằng tiền. Chiết khấu tạo ra những khuyến khích thanh toán sớm các hóa đơn mua hàng.

Was this document helpful?

Khóa luận tốt nghiệp Quản trị tài chính công ty đa quốc gia

Course: Giáo trình quản trị học

999+ Documents
Students shared 1216 documents in this course
Was this document helpful?
TRƯỜNG ĐẠI HC NGOI THƯƠNG
KHOA KINH T & KINH DOANH QUC T
CHUYÊN NGÀNH KINH T ĐỐI NGOI
----------***---------
KHOÁ LUN TT NGHIP
Đề tài:
QUN TR TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUC
GIA
Sinh viên thc hin : Phm Th Như Thi
Lp : Pháp 2
Khoá : 43F
Giáo viên hướng dn : ThS. Nguyn Thuý Anh
Hà Ni, 06/2008