Skip to document

TÂM LÝ HỌC TỘI PHẠM - CHƯƠNG 1

dhwawrgfk
Course

tâm lý học đại cương (211101051304)

68 Documents
Students shared 68 documents in this course
Academic year: 2021/2022

Comments

Please sign in or register to post comments.

Preview text

CHƯƠNG 1

NHẬN THỨC CHUNG VỀ TÂM LÝ HỌC TỘI PHẠM

I. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA TÂM

LÝ HỌC TỘI PHẠM

1. Khái niệm Tâm lý học tội phạm a. Tâm lý người phạm tội Tâm lý người phạm tội là tất cả hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc của người phạm tội, bao gồm hiện tượng tâm lý tích cực và tiêu cực điều khiển hành vi, hoạt động của họ.

  • Tâm lý người phạm tội là tất cả hiện tượng tinh thần của người phạm tội, là kết quả của quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc của người phạm tội. Sự phong phú về đời sống tinh thần của người phạm tội do hiện thực khách quan quy định.
  • Tâm lý người phạm tội bao gồm cả hiện tượng tâm lý tích cực và tâm lý tiêu cực (trong đó có những hiện tượng tâm lý tiêu cực thúc đẩy, định hướng, điều khiển, điều chỉnh hành vi phạm tội của người phạm tội).
  • Quá trình hình thành và phát triển tâm lý người phạm tội vừa tuân theo quy luật của sự hình thành và phát triển tâm lý người nói chung, vừa tuân theo quy luật hình thành và phát triển tâm lý tội phạm nói riêng như: Quy luật sự phát triển tâm lý hành vi tiêu cực theo hướng dao động dần; quy luật sự phát triển tâm lý hành vi tiêu cực theo tuyến. b. Tâm lý tội phạm Tâm lý tội phạm là những nét tâm lý lệch chuẩn phản ánh sự tác động của những yếu tố tiêu cực trong môi trường, nó định hướng, điều khiển, điều chỉnh hành vi phạm tội của người phạm tội.
  • Tâm lý tội phạm là một bộ phận của tâm lý người phạm tội. Tâm lý người phạm tội bao gồm hiện tượng tâm lý tích cực và hiện tượng tâm lý tiêu cực (trong đó có tâm lý tội phạm).
  • Hành vi phạm tội và tâm lý tội phạm gắn bó chặt chẽ với nhau. Sự gắn bó giữa hành vi phạm tội và tâm lý tội phạm thể hiện ở nội dung sau:
  • Tâm lý tội phạm là tâm lý lệch chuẩn nhưng không phải tâm lý lệch chuẩn nào cũng là tâm lý tội phạm. Chỉ khi tâm lý lệch chuẩn đó thúc đẩy, định hướng, điều khiển, điều chỉnh hành vi phạm tội thì lúc đó nó mới có sự biến đổi về chất trở thành tâm lý tội phạm.
  • Khi hành vi thực tế của cá nhân là hành vi phạm tội thì tâm lý tội phạm không chỉ gắn với hành vi phạm tội đó mà có thể sau đó còn tham gia chi phối hành vi khác của cá nhân, thậm chí trở thành nguyên nhân của những hành vi phạm tội khác của cá nhân. c. Tâm lý học tội phạm Tâm lý học tội phạm là khoa học nghiên cứu về tâm lý trong hoạt động phạm tội của tội phạm; là ngành khoa học tâm lý ứng dụng trong lĩnh vực hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm.
  • Tâm lý học tội phạm là khoa học nghiên cứu về tâm lý trong hoạt động phạm tội của tội phạm. Tâm lý học tội phạm có đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu mang tính đặc thù của nó, không đồng nhất với ngành khoa học khác. Việc nghiên cứu những vấn đề của Tâm lý học tội phạm luôn gắn liền và dựa trên các quan điểm, tri thức căn bản của Tâm lý học đại cương và Tâm lý học xã hội.

  • Tâm lý học tội phạm là phân ngành của Tâm lý học, được ứng dụng trong lĩnh vực hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm. Việc nghiên cứu tâm lý tội phạm có ý nghĩa thực tiễn quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. 2. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học tội phạm a. Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học tội phạm Tâm lý học tội phạm nghiên cứu các hiện tượng tâm lý của cá nhân và nhóm người phạm tội được hình thành, phát triển, biểu hiện trong hoạt động phạm tội. Cụ thể:

  • Nghiên cứu những hiện tượng tâm lý của cá nhân và nhóm tội phạm nảy sinh trước, trong và sau khi thực hiện hành vi phạm tội như: Động cơ phạm tội, mục đích phạm tội, ý đồ phạm tội...

  • Trong những trường hợp phạm tội cố ý thì bao giờ hành vi của người phạm tội cũng do động cơ phạm tội thúc đẩy. Chỉ những trường hợp phạm tội với lỗi vô ý thì mới không có động cơ phạm tội thúc đẩy. b. Đặc điểm - Động cơ phạm tội thường gắn liền với những ham muốn vật chất, thỏa mãn những nhu cầu ăn chơi sa đọa, nghiện ngập, làm giàu bất chính...

  • Trong các yếu tố tâm lý thúc đẩy hành vi phạm tội ở người phạm tội, nhiều trường hợp xuất phát từ những ham muốn vật chất. Các loại tội phạm xâm phạm sở hữu, tội phạm về ma túy, tội phạm kinh tế... chủ yếu thúc đẩy bởi loại động cơ này.
  • Ngoài ra, cũng có những trường hợp hành vi phạm tội không gắn liền với ham muốn vật chất mà do những yếu tố tâm lý khác thúc đẩy như: Tình cảm, thù hằn cá nhân, quan điểm lệch lạc, niềm tin mù quáng...
  • Động cơ phạm tội thể hiện sự nhận thức lệch lạc về chuẩn mực đạo đức, xã hội và pháp luật của người phạm tội. Sự thúc đẩy hành vi phạm tội ở người phạm tội là sự tác động qua lại giữa các yếu tố tâm lý kích thích và yếu tố tâm lý điều chỉnh. Các yếu tố tâm lý này ở người phạm tội đều hình thành và biểu hiện lệch lạc, mâu thuẫn, đối nghịch với các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội và pháp luật.
  • Các loại tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, phần lớn bắt nguồn từ thế giới quan lệch lạc, quan điểm, tư tưởng chính trị phản động, niềm tin mù quáng.
  • Các loại tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội, phần lớn bị thúc đẩy bởi những ham muốn vật chất tầm thường, sự ích kỷ, hẹp hòi, những nét tính cách tiêu cực trái với chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
  • Động cơ phạm tội mang tính hiếu chiến có ý nghĩa thúc đẩy hành vi phạm tội rất mạnh mẽ.
  • Người phạm tội trước khi thực hiện hành vi phạm tội, hầu hết đều ý thức được mục đích phạm tội là xấu xa, tội lỗi, trái đạo đức, trái pháp luật nhưng bản thân họ không kìm hãm được và cũng không thắng nổi sự thúc đẩy của động cơ phạm tội để từ bỏ hành vi phạm tội.
  • Động cơ thúc đẩy càng mạnh, người phạm tội càng quyết tâm tìm phương thức thủ đoạn để thực hiện hành vi nhằm đạt được mục đích của tội phạm.

2. Mục đích phạm tội a. Khái niệm Mục đích phạm tội là kết quả mà người phạm tội đặt ra từ trước và mong muốn đạt được bằng hành vi phạm tội.

  • Mục đích phạm tội là kết quả được người phạm tội “vẽ” lên trong đầu họ trước khi thực hiện hành vi phạm tội. Hay nói cách khác, mục đích là kết quả chủ quan mà người phạm tội đặt ra trong đầu, nó chưa được biểu hiện ra trên thực tế.
  • Chỉ những hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp mới có mục đích phạm tội. Vì trong trường hợp này, người phạm tội đã cân nhắc xác định rõ mục đích trước khi thực hiện hành vi, nó thể hiện khuynh hướng ý chí của người phạm tội. b. Đặc điểm
  • Mục đích phạm tội biểu hiện tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
  • Những hành vi phạm tội giống nhau về mặt khách quan nhưng khác nhau về mục đích phạm tội thì tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng khác nhau. Trong nhiều trường hợp, xác định mục đích phạm tội là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm, là cơ sở quan trọng để xác định tội danh.
  • Mục đích phạm tội là một trong những cơ sở tâm lý để lựa chọn công cụ, phương tiện và phương thức thực hiện hành vi phạm tội. - Mục đích phạm tội và động cơ phạm tội có mối quan hệ với nhau, trong đó mục đích phạm tội có chức năng định hướng, điều khiển hành vi phạm tội.
  • Động cơ phạm tội và mục đích phạm tội là hai hiện tượng tâm lý khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ. Chức năng chủ yếu của động cơ là thúc đẩy hành vi, chức năng của mục đích là định hướng, điều khiển hành vi. Từ một động cơ có thể đặt ra nhiều mục đích và ngược lại, một mục đích có thể được xác định trên cơ sở những động cơ khác nhau.
  • Mục đích phạm tội thể hiện khuynh hướng ý chí của người phạm tội, được xác định trên cơ sở của động cơ phạm tội. Từ động cơ phạm tội mà người phạm tội đề ra cho mình những mục đích phạm tội cụ thể và việc đạt được mục đích phạm tội sẽ giúp người phạm tội thỏa mãn động cơ phạm tội.

4. Quyết định thực hiện hành vi phạm tội a. Khái niệm Quyết định thực hiện hành vi phạm tội là sự lựa chọn cuối cùng của người phạm tội về mục đích, phương án, phương tiện phạm tội, thể hiện ý chí và lý trí của người phạm tội, thái độ của họ đối với hành vi phạm tội cũng như hậu quả của nó.

  • Quyết định thực hiện hay không thực hiện hành vi phạm tội là kết quả của quá trình đấu tranh động cơ: Tính toán, cân nhắc, lựa chọn có nên hay không nên thực hiện hành vi phạm tội. Thực chất đây là quá trình tác động qua lại giữa hai loại yếu tố tâm lý: Kích thích (nhu cầu, hứng thú, tình cảm, tính cách...) và điều chỉnh (nhận thức, thế giới quan, lý tưởng sống...) ở người phạm tội.
  • Quá trình này diễn ra dài hay ngắn, gay gắt hay không gay gắt tùy thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau, trước hết tùy thuộc vào sự tương quan giữa hai loại yếu tố tâm lý kích thích và điều chỉnh.
  • Nếu hai loại yếu tố tâm lý kích thích và điều chỉnh hình thành ở cá nhân đều mạnh mẽ, mâu thuẫn lẫn nhau thì quá trình đấu tranh đi đến quyết định thực hiện hành vi phạm tội sẽ mất nhiều thời gian.
  • Ngược lại, nếu loại yếu tố tâm lý này mạnh hơn hẳn yếu tố tâm lý kia thì quá trình đấu tranh động cơ diễn ra ít gay gắt, ít kéo dài và thông thường loại yếu tố nào mạnh hơn thì loại yếu tố đó sẽ “chiến thắng”, cá nhân sẽ hoạt động dưới sự thúc đẩy và điều chỉnh chủ yếu của loại yếu tố đó.

b. Đặc điểm

  • Quyết định thực hiện hành vi phạm tội là sự khẳng định ý đồ và phương án đã lựa chọn, là điểm xuất phát để thực hiện hành vi, đồng thời cũng là điểm kết thúc giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Việc đưa ra quyết định thực hiện hành vi phạm tội là điểm mốc dẫn đến hành vi phạm tội. Đây là thời điểm nhân cách đã chuyển hóa, mục đích phạm tội đã chi phối toàn bộ suy nghĩ, tình cảm của người phạm tội.
  • Quyết định thực hiện hành vi phạm tội phụ thuộc vào nhận thức và các đặc điểm tâm lý khác của người phạm tội.
  • Quyết định thực hiện hành vi phạm tội có thể được đưa ra trong chốc lát dưới tác động trực tiếp của tình huống hoặc xuất phát từ những khuôn mẫu hành động đã có trong quá khứ hoặc là kết quả của một quá trình đấu tranh tư tưởng lâu dài, khó khăn.
  • Khí chất của người phạm tội ảnh hưởng nhiều đến việc ra quyết định thực hiện hành vi phạm tội. Thông thường, những người có tính quyết đoán, có tác phong nhanh nhẹn, dứt khoát thường đưa ra quyết định nhanh chóng. Ngược lại, những cá nhân chần chừ, do dự, thiếu tính quyết đoán, tác phong chậm chạp, e dè thì quá trình đấu tranh động cơ để đi đến quyết định thực hiện hành vi phạm tội thường kéo dài.
  • Quyết định thực hiện hành vi phạm tội có thể là quyết định có cơ sở, hợp lý, tối ưu đối với người phạm tội cũng như đối với việc thực hiện tội phạm hoặc có thể là quyết định nông nổi, manh động, thiếu cơ sở. Tuy nhiên, thông thường trong quá trình tính toán đi đến quyết định thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội đều không tính hết được hậu quả đem lại cho xã hội và sự trừng phạt của pháp luật đối với hành vi phạm tội của mình. Đó là những hạn chế trong nhận thức, tính toán, tầm nhìn của người phạm tội, vì đa số họ là những người ít hiểu biết, tính toán nông cạn, chỉ thấy cái trước mắt mà không nhìn thấy cái tương lai lâu dài. 5. Phương thức thực hiện hành vi phạm tội a. Khái niệm Phương thức thực hiện hành vi phạm tội là sự cụ thể hóa của ý đồ phạm tội được thể hiện bằng hệ thống những cách thức, thao tác trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội mà người phạm tội lựa chọn. Phương thức thực hiện hành vi phạm tội là dấu hiệu cơ bản để đánh giá về tội phạm. Động cơ phạm tội, mục đích phạm tội, ý đồ phạm tội chỉ là là mặt chủ quan bên trong của người phạm tội, hay nói cách khác đó chỉ là khía cạnh tâm lý của hành vi chứ chưa bộc lộ ra bên ngoài bằng hành vi phạm tội cụ thể. Chỉ khi những yếu tố tâm lý đó bộc lộ ra bên ngoài bằng cách thức, thao tác cụ thể (gọi là phương thức) thì lúc đó mới có cơ sở để đánh giá hành vi đó có phải là hành vi phạm tội hay không. b. Đặc điểm

b. Đặc điểm tâm lý cá nhân của người phạm tội Hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội còn phụ thuộc vào đặc điểm tâm lý cá nhân của người phạm tội như: Nhận thức, kinh nghiệm, vốn sống, nghề nghiệp, bản lĩnh, tính cách, khí chất...

  • Người phạm tội lần đầu sau khi thực hiện hành vi phạm tội có biểu hiện khác với người đã có tiền án, tiền sự; kẻ lưu manh chuyên nghiệp có biểu hiện khác với học sinh, sinh viên, cán bộ, công nhân viên chức hoặc người lao động; người có trình độ học vấn cao có biểu hiện khác với người có trình độ học vấn thấp; người có khí chất nóng có biểu hiện khác với người có khí chất điềm tĩnh, khí chất ưu tư...
  • Mối quan hệ giữa người phạm tội với kết quả đạt được và nhận thức của người phạm tội về sự bí mật của hành vi phạm tội có ảnh hưởng rất lớn đến diễn biến tâm lý của người phạm tội.
  • Nếu người phạm tội thỏa mãn với kết quả đạt được và tin tưởng chắc chắn rằng hành vi phạm tội của mình không thể bị phát hiện thì ở họ xuất hiện tâm trạng thoải mái. Tâm lý này là cơ sở thuận lợi làm nảy sinh những mưu kế cho những hành vi phạm tội tiếp theo mang tính chất nguy hiểm hơn, trắng trợn hơn nhưng lại thiếu sự tính toán.
  • Nếu người phạm tội không thỏa mãn với kết quả đạt được hoặc hình ảnh kết quả đạt được của hành vi phạm tội gây nên cảm xúc nặng nề, ăn năn hối hận cùng với sự nghi ngờ về hành vi phạm tội có thể bị phát hiện gây nên trạng thái căng thẳng, lo lắng biểu hiện bằng những hoạt động đối phó với pháp luật và xã hội. 2. Diễn biến tâm lý ở người phạm tội sau khi thực hiện hành vi phạm tội a. Có ấn tượng tội lỗi về hành vi phạm tội
  • Ấn tượng tội lỗi về hành vi phạm tội là sự xuất hiện thường xuyên hình ảnh về hành vi phạm tội gây dấu ấn sâu sắc trong đời sống tâm lý của người phạm tội. Đó là những hình ảnh về diễn biến hành vi phạm tội, về hậu quả tác hại gây ra cho xã hội, hình ảnh về tội ác mà người phạm tội đã gây ra luôn xuất hiện trước mắt người phạm tội.
  • Biểu hiện của ấn tượng tội lỗi ở người phạm tội: Tư tưởng không tập trung vào hoạt động một cách bình thường, luôn bị phân tán bởi ấn tượng tội lỗi, có cảm

xúc nặng nề, ân hận về hành vi phạm tội đã gây ra, đấu tranh nội tâm căng thẳng, từ đó có thể thúc đẩy người phạm tội ra tự thú hoặc đầu thú trước pháp luật. b. Xuất hiện trạng thái căng thẳng và rối loạn tâm lý - Trước và trong khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội đã có sự căng thẳng tâm lý do phải đấu tranh xác định động cơ, mục đích, lựa chọn công cụ phương tiện, biện pháp hành động. Khi hoạt động phạm tội kết thúc, sự căng thẳng tâm lý không giảm đi mà trái lại tiếp tục tăng lên. - Trong trường hợp hành vi phạm tội chưa bị phát hiện, người phạm tội hi vọng có thể che giấu được hành vi phạm tội của mình nên họ tìm mọi cách đối phó với các cơ quan pháp luật. Điều này đòi hỏi người phạm tội luôn hoạt động tư duy để phân tích, đánh giá những sai sót có thể xảy ra trong quá trình chuẩn bị và thực hiện tội phạm, tìm cách lý giải các tình huống khi bị hỏi, nhận định hoạt động của cơ quan điều tra... khiến cho tư duy của người phạm tội trở nên căng thẳng. - Biểu hiện của sự căng thẳng thể hiện ở chỗ người phạm tội có tâm trạng luôn hoang mang lo sợ, bồn chồn, ăn ngủ không yên, khi ngủ hay có ác mộng... Họ lo sợ hành vi phạm tội của mình bị phát giác, bị người xung quanh nghi ngờ, bị đưa ra ánh sáng, bị pháp luật trừng trị, lo cho cả thanh danh sự nghiệp, tương lai con cái, gia đình... - Sự căng thẳng tâm lý thường dẫn đến một số rối loạn: + Rối loạn trong hoạt động tâm sinh lý như: Mất ăn mất ngủ, thể trạng thay đổi theo hướng xấu đi, phản ứng tâm lý không bình thường trong quan hệ giao tiếp, có những thay đổi khác hẳn trước đó về một số thói quen... + Những rối loạn trong nhận thức, nhất là trong trí nhớ và tư duy cũng thường gặp ở người phạm tội. Nhớ quên lẫn lộn, khả năng tư duy lôgic giảm đi. Biểu hiện ở lời khai nhiều khi không lôgic, mâu thuẫn trong nội dung khai báo, mâu thuẫn giữa các lần khai báo... + Hành vi của người phạm tội trở nên thụ động, dễ bị kích động, không làm chủ được bản thân. Trước hết, do sự căng thẳng tâm lý, diễn biến phức tạp của quá trình cảm xúc và trí tuệ nên làm giảm khả năng định hướng, điều khiển và kiểm soát hành vi, thái độ của người phạm tội. Tâm lý căng thẳng, mất cân bằng làm

thường là tung ra những thông tin giả liên quan đến tội phạm nhằm thu hút sự chú ý của mọi người vào những thông tin giả, làm nhiễu thông tin, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng xử lý thông tin, sàng lọc đối tượng xác định hướng điều tra. + Những thủ đoạn tạo ra dấu vết giả để đối phó với cơ quan điều tra cũng được các đối tượng phạm tội sử dụng khá nhiều. Chẳng hạn như đối với một vụ giết người cướp của, người phạm tội có thể tạo ra hiện trường với dấu vết của vụ tai nạn giao thông, hoặc hiện trường của vụ tự tử, hoặc hiện trường của vụ giết người vì mâu thuẫn tình ái... - Tìm đến các hoạt động giải trí thiếu lành mạnh. + Để giải tỏa sự căng thẳng tâm lý người phạm tội cũng thường tìm đến các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc, ma túy...; tìm đến nơi ăn chơi trác táng, trụy lạc như: Cờ bạc, gái mại dâm... + Cách giải tỏa sự căng thẳng này không tạo ra cho người phạm tội trạng thái yên tâm lâu dài, nó chỉ mang tính nhất thời. Sau trạng thái ức chế khi sử dụng các chất kích thích, ý thức trở lại hoạt động bình thường, người phạm tội lại tiếp tục căng thẳng, lo lắng. Bởi vậy, người phạm tội thường kết hợp với những cách giải tỏa khác. - Thay đổi nề nếp sinh hoạt, xuất hiện những nội dung hoạt động mới. + Động cơ hoạt động phạm tội của tội phạm thường là vì lợi ích vật chất. Khi đã đạt được mục đích của hành động phạm tội, các đối tượng sử dụng kết quả phạm tội vào việc tiêu xài, mua sắm... Do đó, tác phong nề nếp sinh hoạt cũng như nội dung hoạt động có sự thay đổi khác hẳn so với trước khi phạm tội. + Một số người phạm tội giải thoát trạng thái căng thẳng lo sợ bằng cách lánh xa địa bàn gây án, lánh xa địa bàn đang có hoạt động điều tra của cơ quan bảo vệ pháp luật. Bằng cách đó, chẳng những làm công tác điều tra gặp khó khăn mà trạng thái tâm lý căng thẳng của người phạm tội cũng giảm xuống.

Câu hỏi ôn tập

Câu 1. Nêu khái niệm tâm lý tội phạm, tâm lý người phạm tội, Tâm lý học tội phạm? Trình bày đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học tội phạm? Câu 2. Phân tích cấu trúc tâm lý của hành vi phạm tội? Từ đó, rút ra ý nghĩa trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm? Câu 3. Phân tích diễn biến tâm lý ở người phạm tội sau khi thực hiện hành vi phạm tội? Từ đó, rút ra ý nghĩa trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm?

Was this document helpful?

TÂM LÝ HỌC TỘI PHẠM - CHƯƠNG 1

Was this document helpful?
CHƯƠNG 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ TÂM LÝ HỌC TỘI PHẠM
I. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA TÂM
LÝ HỌC TỘI PHẠM
1. Khái niệm Tâm lý học tội phạm
a. Tâm lý người phạm tội
Tâm người phạm tội tất cả hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc
của người phạm tội, bao gồm hiện tượng tâm tích cực tiêu cực điều khiển
hành vi, hoạt động của họ.
- Tâm người phạm tội tất cả hiện tượng tinh thần của người phạm tội,
kết quả của quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc của người
phạm tội. Sự phong phú về đời sống tinh thần của người phạm tội do hiện thực
khách quan quy định.
- Tâm lý người phạm tội bao gồm cả hiện tượng tâm lý tích cựctâm lý tiêu
cực (trong đó những hiện tượng tâm tiêu cực thúc đẩy, định hướng, điều
khiển, điều chỉnh hành vi phạm tội của người phạm tội).
- Quá trình hình thành phát triển tâm người phạm tội vừa tuân theo quy
luật của sự hình thành và phát triển tâm người nói chung, vừa tuân theo quy luật
hình thành phát triển tâm tội phạm nói riêng như: Quy luật sự phát triển tâm
hành vi tiêu cực theo hướng dao động dần; quy luật sự phát triển tâm hành vi
tiêu cực theo tuyến.
b. Tâm lý tội phạm
Tâm tội phạm những nét tâm lệch chuẩn phản ánh sự tác động của
những yếu tố tiêu cực trong môi trường, định hướng, điều khiển, điều chỉnh
hành vi phạm tội của người phạm tội.
- Tâm tội phạm một bộ phận của tâm người phạm tội. Tâm người
phạm tội bao gồm hiện tượng tâm tích cực hiện tượng tâm tiêu cực (trong
đó có tâm lý tội phạm).
- Hành vi phạm tội tâm tội phạm gắn chặt chẽ với nhau. Sự gắn
giữa hành vi phạm tội và tâm lý tội phạm thể hiện ở nội dung sau: