Skip to document

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

Thế kỉ 21, Việt Nam đang từng bước phát triển thành nước hiện đại hóa-...
Course

Quốc Phòng

274 Documents
Students shared 274 documents in this course
Academic year: 2020/2021

Comments

Please sign in or register to post comments.

Related Studylists

Btl

Preview text

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

---o0o---

TIỂU LUẬN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG Ô

NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH HIỆN NAY

HỌC PHẦN: 2021MILI270226 – CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN

NINH

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 9 năm 2021

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

---o0o---

TIỂU LUẬN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG Ô

NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH HIỆN NAY

HỌC PHẦN: 2021MILI270226 – CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN

NINH

Họ và tên: Nguyễn Đức Tuấn Anh

Mã số sinh viên: 46.01.

Lớp học phần: 2021MILI

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Minh Tuấn

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 9 năm 202 0

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thế kỉ 21, Việt Nam đang từng bước phát triển thành nước hiện đại hóa- công nghiệp hóa. Hàng loạt các khu công nghiệp, nhà ở được hình thành trong thành phố. Người dân tập trung ở khu đô thị, khu công nghiệp để sinh sống. Trong giai đoạn đó, môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa bởi sự ô nhiêm trầm trọng và chưa ai nhận rõ điều này. Đây là một trong những vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong xã hội hiện nay. Vấn đề này càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kì đẩy mạnh Công nghiệp hóa- hiện đại hóa không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Vì thế việc điều tra sự ô nhiễm được đề ra là bức thiết để hiểu rõ mức độ ô nhiễm của môi trường đề đề ra giải pháp hợp lí, giúp nước ta phát triển vững mạnh và có một môi trường sống tốt cho người dân.

Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế xã hội lớn của Việt Nam, lượng dân cư trên địa bàn và những vùng lân cận tập trung sinh sống và làm việc với mật độ cao. Đi kèm theo đó là một áp lực lớn về sự ô nhiễm môi trường sống do đô thị hóa, công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Các cấp lãnh đạo cần có một sự quản lý chặc chẽ và các chương trình, chính sách phù hợp nhằm cải tạo môi trường sống cho dân cư tại địa bàn, cũng như kịp thời ngăn chặn những hành vi xâm phạm nghiêm trọng, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân thành phố và làm mất mỹ quan đô thị.

Là một người công dân đang sinh sống và học tập tại thành phố Hồ Chí Minh, thiết nghĩ bản thân sinh viên thực hiện đề tài cũng nên có một động thái nhằm phần nào giúp đỡ cải thiện môi trường sống xung quanh mình. Vì vậy đề tài: “Thực trạng và giải pháp phòng chống ô nhiễm môi trường tại thành phố hồ chí minh hiện nay” đã được sinh viên thực hiện.

2. Mục đích nghiên cứu

Đưa ra một nguồn thông tin tổng hợp, đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, từ đó góp phần tác động vào ý thức của mọi người cũng như đưa ra giải pháp khắc phục cho tình trạng ô nhiễm môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

3. Đố i tượng, phạm vi nghiên cứu

Ô nhiễm môi trường tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

4. Phương pháp nghiên cứu

  • Quan sát trực tiếp có ghi nhận.
  • Kế thừa và hồi cứu.
  • Phân tích và tổng hợp.

Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo.

1.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là khái niệm được nhiều ngành khoa học định nghĩa Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra.

Ô nhiễm môi trường là sự biến đối của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật

Có thể thấy điểm chung nhất giữa các định nghĩa nêu trên về ô nhiễm môi trường là chúng đều đề cập sự biến đổi của các thành phần môi trường theo chiều hướng xấu, gây bất lợi cho con người và sinh vật.

1. Phân loại ô nhiễm môi trường

1. Ô nhiễm môi trường đất

Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả do các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất.

Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng.

1.3. Ô nhiễm môi trường nước

Nước có thể bị phú dưỡng do ô nhiễm Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý

  • hóa học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng các sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.

Nước bị ô nhiễm là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hóa được. Kết quả làm cho hàm lượng oxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu.

Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp thải ra sông, ra biển, Đại dương mà chưa qua xử lý; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, sinh vật trong khu vực. Các loại chất độc hại đó lại bị đưa ra biển và là nguyên nhân xảy ra hiện tượng "thủy triều đỏ", gây ô nhiễm nặng nề và làm chết các sinh vật sống ở môi trường nước. Trong những năm gần đây, có hiện tượng gọi là sa mạc hóa biển do ô nhiễm mà ra. Chúng ta cần khắc phục điều này thật nhanh chóng để bảo vệ hệ sinh thái biển.

1.3. Ô nhiễm môi trường không khí Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi.

Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Ô nhiễm khí đến từ con người lẫn tự nhiên. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng.

Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa acid làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng. Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là cacbonic (CO2), nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, mêtan (CH4) là 13%, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%...

Nếu không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

2. Ô nhiễm nguồn nước

Ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay được đánh giá là nghiêm trọng nhất. Không chỉ các dòng kênh trong nội thành bị ô nhiễm, các dòng sông lớn cung cấp nước sinh hoạt cho cả thành phố hiện cũng đang trong tình trạng đáng báo động. Hiện nay mỗi ngày thành phố có 600 nước thải (vài năm trước số liệu này là 200) nhưng chỉ có khoảng 60% lượng nước này được xử lý sơ bộ vào hệ thống chung, nên tình trạng ô nhiễm nguồn nướ c ngày càng tăng.

Trong số 7 hệ thống kênh rạch tiêu thoát nước thải sinh hoạt của thành phố vẫn còn nhiều kênh hở và cửa xả quá cũ, thậm chí bị hư hại nặng và năng lực thoát chỉ đạt 50% nhu cầu. Hơn thế nữa, trên nhiều đoạn kênh rạch còn có khoảng 18 hộ dân làm nhà lấn chiếm ra kênh rạch và xả rác xuống kênh khiến dòng chảy vốn nhỏ lại càng ách tắc. Đây cũng là nguyên nhân tạo nên sự ngập úng cục bộ ở 90 điểm rải rác trong các khu dân cư ở quận 6, Bình Chánh, Bình Thạnh...

Trong khu vực nội thành, không chỉ những dòng kênh như Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kênh Đôi - kênh Tẻ, kênh Tàu Hủ, Tân Hóa - Lò Gốm bị ô nhiễm từ vài chục năm nay, hiện nay ngay khu vực ngoại thành từ Bình Chánh, Hóc Môn đến Củ Chi... - những dòng kênh vốn phục vụ cho việc tưới tiêu trước đây nay cũng trở nên ô nhiễm trầm trọng.

Theo Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Bình Chánh, trong hệ thống 72 tuyến kênh trên địa bàn huyện đến nay không còn bất cứ dòng kênh nào mà không bị ô nhiễm nặng. Hậu quả này cũng dễ hiểu khi có đến hơn 1 cơ sở sản xuất trong vài năm qua, hàng ngày đua nhau xả thải xuống hệ thống kênh này.

Theo một kết quả kiểm tra mới đây của Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Bình Chánh, chỉ có vẻn vẹn 22 trong số gần 1 cơ sở sản xuất có trang bị hệ thống xử lý nước thải. 70% chiều dài của các tuyến kênh trên địa bàn thành phố bị ô nhiễm nặng, trong đó, tuyến kênh An Hạ - Thầy Cai được xếp vào nhóm ô nhiễm gia tăng nhanh nhất, chủ yếu là hoá chất dệt nhuộm, hóa chất phục vụ ngành cao su, kim loại nặng và chất rắn lơ lửng...

Ngoài ra, cũng theo Ban Kinh tế và ngân sách Hội đồng nhân dân thành phố, trong tổng số 130 bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng ở thành phố, chỉ 48 có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, còn lại là các bệnh viện có không đạt tiêu chuẩn xử lý nước thải hoặc hoàn toàn không xử lý nước thải.

Không chỉ vậy, một nguyên nhân lớn nữa là với 8 triệu dân sinh sống nhưng thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa có cơ sở xử lý phân hầm cầu chính thức nào. Hiện nay, cả

thành phố chỉ có bãi chôn lấp rác Đông Thạnh (huyện Hóc Môn) là có khả năng tiếp nhận khoảng 200m3 phân hầm cầu/ngày. Con số còn lại - không ít hơn số đó - chắc chắn sẽ được các đơn vị thu gom nhỏ lẻ lén lút đem đổ trực tiếp xuống lòng kênh rạch hoặc hệ thống thoát nước của thành phố, gây ô nhiễm nguồn nước.

Ô nhiễm không chỉ là chuyện của các dòng kênh mà ngay cả lưu vực sông Đồng Nai, trong đó có sông Sài Gòn nguồn cấp nước sinh hoạt cho hơn 10 triệu dân của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam cũng đang bị đầu độc. Lưu vực sông Đồng Nai chảy qua 11 tỉnh thành: Đak Nông, Bình Thuận, Ninh Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Phước.

Hoạt động công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển đô thị... được các nhà khoa học xem là nguyên nhân chính gây ô nhiễm cho lưu vực hệ thống sông Đồng Nai nói chung và sông Sài Gòn nói riêng.

Số liệu về khối lượng nước thải công nghiệp thải vào lưu vực sông Sài Gòn không được công bố nhưng con số thực tế có thể là 250/ngày đêm. Trong tương lai, dự báo sông Sài Gòn sẽ tiếp nhận 71,3% lượng nước thải sinh hoạt, lớn nhất trong toàn vùng.

Theo một công trình nghiên cứu của kỹ sư Võ Thị Ngọc Hạnh - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bình Dương - thì chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có 11 khu công nghiệp (khu công nghiệp) xả nước thải vào lưu vực sông Sài Gòn, khối lượng nước thải mỗi khu ít nhất là 1/ngày và nhiều nhất là 5 nước thải/ngày.

Ngoài ra, các cơ sở sản xuất nằm ngoài các khu công nghiệp cũng thải vào lưu vực sông Sài Gòn 45/ngày. Trong đó các ngành độc hại như sản xuất giấy thải ra 7; dệt nhuộm 4 và chế biến mủ cao su 9/ngày. Riêng đối với hoạt động chăn nuôi mỗi ngày thải ra hơn 24 nước thải... Trong các khu công nghiệp này, có nhiều nhà máy cũng thải ra một hàm lượng lớn chất amoni (N/NH4), các chất hữu cơ và vi sinh, có chất hàm lượng vượ t đến 40-50 lần tiêu chuẩn quy định.

Một nguyên nhân làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường của các khu công nghiệp

  • khu chế xuất này chậm được khắc phục là do các quy định chưa hợp lý của thành phố như: các khu công nghiệp phải lấp đầy 50% diện tích đất thì mới phải xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung. Do vậy, nhiều khu công nghiệp hoạt động đã vài năm nhưng vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải và Sở Tài nguyên – Môi trường cũng dựa vào các quy định trên để cấp phép xả thải cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp nằm trong các khu công nghiệp vẫn đầu tư hệ thống xử lý nước thải chưa

từ thuộc da... nhưng rất ít doanh nghiệp có hệ thống khử mùi, xử lý khí độc hại trước khi thải ra môi trường.

Có thể nói, hiện nay, tình trạng ô nhiễm không khí ở thành phố Hồ Chí Minh đang ở mức đáng lo ngại. Kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới công bố ngày 27/6/ mới đây cũng cho thấy: "Ô nhiễm không khí tại thành phố. Hồ Chí Minh chiếm 50% tổng lượng các chất gây ô nhiễm của toàn vùng công nghiệp trọng điểm phía Nam”.

Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ Môi trường thành phố, năm 2016 nồng độ các chất độc hại trong không khí tăng từ 1,4 đến 2,4 lần so với năm 2005. Cụ thể, nồng độ chì trung bình đã tăng từ 1,4 đến 2,4 lần; nồng độ benzene tăng 1,1 đến 2 lần; nồng độ toluen tăng từ 1 đến 1,6 lần. Kết quả quan trắc nồng độ bụi đo được từ sáu trạm quan trắc cố định của Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh cho quý III/2008, cho thấy mức độ ô nhiễm bụi đã vượt tiêu chuẩn về chất lượng không khí từ 1,5 đến 2, lần, thậm chí có nơi gấp bốn lần. Trong đó, khu vực gần Khu Công viên Phần mềm Quang Trung và ngã tư An Sương có nồng độ ô nhiễm cao nhất.

Riêng khu vực quận 9 và Thủ Đức, dọc theo xa lộ Hà Nội, đặc biệt đoạn từ Cầu Rạch Chiếc đến Ngã tư Bình Thái, nồng độ bụi trung bình trong không khí vượt tiêu chuẩn cho phép 1,3 – 7,1 lần, chủ yếu là do mật độ giao thông cao vì khu vực này tập trung nhiều nhà máy như Nhà máy Xi măng Hà Tiên, Nhà máy điện Thủ Đức, Nhà máy Thép Thủ Đức, Công ty liên doanh Posvina, Công ty Hóa phẩm P/S...

Ở trung tâm thành phố, điểm "nóng" nhất là đoạn đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Hầu hết mức ô nhiễm bụi ở các lần đo trong ngày cho kết quả vượt tiêu chuẩn cho phép 2,

  • 4,5 lần. Dân cư sinh sống hai bên đường là những người trực tiếp chịu ảnh hưởng do hít phải lượng bụi xuất phát từ hoạt động xây dựng công trình và xe cộ.

Chỉ số chất lượng không khí (AQI) dành cho khu vực ven đường hầu hết ở mức kém. Trong khi đó, chỉ số AQI cho khu vực dân cư cũng ở mức trung bình. Điều này cho thấy việc phát triển cơ sở hạ tầng trong năm 20 1 7 như đào đường, xây cao ốc và nâng cấp các công trình ngầm cũng góp phần làm ô nhiễm không khí.

Theo ông Nguyễn Đinh Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh, với mức độ ô nhiễm bụi như thế này sẽ gây nhiều bệnh lý cũng như các nguy cơ khác cho người tham gia giao thông và dân cư sinh sống khu vực ven đường.

2. Ô nhiễm tiếng ồn

Bên cạnh nồng độ bụi, một nguyên nhân khác gây ô nhiễm không khí không kém phần nghiêm trọng là tiếng ồn. Có thể nói, cùng với sự phát triển về công nghiệp, xã hội... là ô nhiễm tiếng ồn. Tiếng xe ôtô, xe máy chạy, thậm chí cả máy bay trên không

trung, tiếng máy móc sản xuất ở những khu chế xuất, âm thanh vọng ra từ các sàn nhảy, sân khấu... đều rất dễ là những nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm này.

Trong Tiêu chuẩn Việt Nam 1949 - 1998, đã đặt ra nhiều giới hạn cho phép đối với từng khu vực, trong từng khoảng thời gian nhất định về tiếng ồn. Chẳng hạn, khu vực dân cư không nằm xen kẽ trong khu vực dịch vụ, sản xuất từ 6 giờ đến 18 giờ cho phép tiếng ổn: 60dBA; từ 18 đến 22 giờ: 55dBA; từ 22 giờ đến 6 giờ hôm sau: 50dBA, v... Nhưng tất cả những nơi được khảo sát đều vượt mức cho phép trên. Theo đánh giá của Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch môi trường đô thị - nông thôn, “trung tâm” của sự ô nhiễm tiếng ổn vẫn là các tỉnh, thành lớn trong toàn quốc, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh.

Trước năm 2018, mức tăng trung bình tiếng ồn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh khoảng 0,2 - 04dBA nhưng từ năm đến năm 20 1 9, độ ồn đã gia tăng chóng mặt bằng 14 năm trước đó cộng lại.

Tiến hành đo tiếng ồn tại 150 điểm quan trắc đặt trên 30 tuyến đường của thành phố Hồ Chí Minh, tiến sĩ Nguyễn Đinh Tuấn, Trường Cao đẳng Tài nguyên & Môi trường thành phố Hồ Chí Minh, kết luận: "Tiếng ồn ở mọi nơi mọi lúc ở đây đều vượt mức cho phép”. Theo đó, ở tuyến đường đông xe có hầu hết số lần đo vượt tiêu chuẩn ở mức cao. Còn những tuyến đường khác cũng không có kết quả khá hơn. Đáng báo động nhất là ngay cả đêm khuya, từ 22h00 đến 06h00, mức độ ồn đo được vẫn quá giới hạn gấp nhiều lần.

Không riêng kết quả đo nói trên, kết quả quan trắc tiếng ồn của Chi Cục bảo vệ Môi trường thành phố Hồ Chí Minh từ đầu năm 20 1 9 cũng đáng lo ngại. Tất cả các lần đo ở sáu trạm quan trắc gồm: Ngã tư An Sương, Ngã sáu Gò Vấp, Vòng xoay Hàng Xanh, Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ, Vòng xoay Phú Lâm và Ngã tư Huỳnh Tấn Phát - Nguyễn Văn Linh nhiều lần đạt tới 85dBA, vượt xa ngưỡng tiếng ồn cao nhất cho phép là 75dBA.

Trong ba nguồn gây tiếng ồn chính: hoạt động công nghiệp, giao thông, xây dựng - dịch vụ thì tại thành phố Hồ Chí Minh, nguyên nhân của sự gia tăng mức độ ồn phần lớn đều do giao thông gây ra. “Trong mấy năm gần, mỗi năm thành phố tăng 10% xe hơi cá nhân. Dự kiến, nhu cầu sử dụng xe hơi sẽ còn tăng cao hơn nữa và tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng là điều khó tránh khỏi. Với tình hình này, ô nhiễm tiếng ồn sẽ còn tăng vùn vụt hơn”, tiến sĩ Nguyễn Đinh Tuấn lo ngại nói.

Bên cạnh đó, còn phải nói đến những nguồn gây tiếng ồn vô hình, đó chính là các cửa hàng, doanh nghiệp gây nên tiếng ồn bằng... nhạc. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng hiện mới chỉ tập trung giải quyết, xử lý các doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

3. Hạn chế số lượng dân số ở thành phố Hồ Chí Minh

Đây có thể là bước tiến đầu tiên để có thể giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường, xét trên phương diện trong thời kỳ dài hạn.

Có thể nói, một trong những nguyên nhân gián tiếp gây ra ô nhiễm môi trường ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đó là lượng dân số ngày càng tăng lên không ngừng ở thành phố này. Hiện thành phố Hồ Chí Minh có hơn 8 triệu người dân đang sinh sống, và trong tương lai, con số này vẫn sẽ không có chiều hướng giảm. Chính số lượng dân số ngày càng tăng này khiến cho thành phố bị quá tải, không chỉ về không gian sống mà còn về môi trường xung quanh, như nước, không khí, ...

Chính vì vậy, thiết nghĩ, các cơ quan chức năng của thành phố nên có những biện pháp hạn chế số lượng dân số ở thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể như: trước mắt, tiếp tục đẩy mạnh công tác kế hoạch hóa giá đình, nhằm hạn chế số lượng sinh nở và số lượng cư dân thành phố trong tương lai. Tiếp theo, cần có chính sách phân bố dân cư đồng đều, hạn chế số lượng dân di cư vào thành phố quá đông, tránh tình trạng quá tải dân cư trong khu vực nội thành thành phố. Để thực hiện được biện pháp này, cũng cần đến hàng loạt các chính sách, chiến lược khác nhằm thu hút, giữa chân người dân trở về các tỉnh quê quán của mình sinh sống và làm việc.

3. Nâng cao ý thức của người dân

Một giải pháp quan trọng nữa giúp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, mà thiết nghĩ, đó cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng này, đó là nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường sống xung quanh.

Có thể nhận thấy, hiện nay, ý thức của đa số người dân còn rất kém, nguyên nhân có thể là do lối sống và tư tưởng nông thôn vẫn còn trong suy nghĩ của họ, hoặc do chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Việc vô tư xả rác, tiêu – tiểu tiện ngay trên đường phố, khạc nhổ, xả nước thải xuống ngay các lòng sông, kênh rạch, là những biểu hiện của những hành động vô ý thức này. Và hậu quả của việc ý thức kém này có thể thấy trước mắt – ô nhiễm môi trường trầm trọng tại thành phố Hồ Chí Minh.

Để nâng cao được ý thức của người dân, thiết nghĩ đó là một quá trình lâu dài, bởi hiện nay, có thể nói những hành động gây ô nhiễm môi trường của người dân thành phố đã trở thành một thói quen, ăn sâu vào tư tưởng (mà vốn dĩ đã trở thành thói quen thì sẽ khó thay đổi). Vậy trước hết nên đưa ra những biện pháp để thay đổi những thói quen

không tốt này. Việc phát động phong trào giữ gìn thành phố xanh – sạch – đẹp đưa về từng địa phương, từng cấp ngành cũng là một biện pháp hay để nâng cao ý thức của người dân. Ngoài ra, cũng nên đưa ra những biện pháp chế tài, các mức phạt đối với các trường hợp vi phạm gây ô nhiễm môi trường. Có vẻ như, các khung hình phạt của các cơ quan chức năng dành cho những trường hợp vi phạm này còn quá nhẹ, không đáng kể, chính vì vậy, người vi phạm không có ý thức thay đổi mà còn tiếp tục tái phạm những lần sau.

Tiếp theo, việc nâng cao ý thức này cũng nên đặc biệt chú trọng nhắm vào các thế hệ trẻ tương lai của thành phố - những người sẽ có những đóng góp to lớn đối với công cuộc giữ gìn và cải thiện môi trường sống của thành phố. Đây là những hạt mầm còn nhỏ bé, sẽ dễ dàng uốn nắn và giáo dục hơn. Bằng việc đưa các chương trình tuyên truyền, giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường vào các chương trình học của trẻ tại trường học, từng bước nhỏ, đã có thể hình thành trong tư tưởng của trẻ ý thức giữ gìn môi trường sống xung quanh mình. Hiệu quả của việc làm này, thiết nghĩ sẽ không nhỏ chút nào và quan trọng hơn, là hướng về tương lai.

3. Nâng cao mức sống của người dân

Một khi mức sống của người dân được nâng cao, họ sẽ có nhận thức được tốt hơn về giữ gìn môi trường sống xung quanh mình. Có thể thấy ở các nước tiên tiến trên thế giới, như Nhật Bản, Mỹ, hay các nước phương Tây, khi đời sống người dân được nâng cao, họ không còn chỉ chú ý về những nhu cầu sống cơ bản của mình, mà bắt đầu hướng đến những yếu tố tinh thần khác như thẩm mỹ, âm nhạc, và cả yếu tố môi trường. Chính vì vậy, để người dân thực sự quan tâm đến việc cải thiện môi trường, thành phố nên trước tiên, nâng cao cải thiện đời sống vật chất của họ.

Việc nâng cao mức sống này đồng thời với việc triển khai kế hoạch di dời, quy hoạch khu dân cư, giải tỏa các vùng dân cư sống ven các kênh rạch, gây tình trạng mất mỹ quan thành phố và gây ô nhiễm môi trường. Đưa người dân ở những khu vực này đến những khu chung cư, những khu nhà quy hoạch, tạo công ăn việc làm, từng bước nâng cao mức sống của người dân, cũng như góp phần xây dựng thành phố văn minh hiện đại.

3. Giảm thiểu lượng xe cơ giới lưu thông

Việc sử dụng quá nhiều xe máy, xe hơi cũng như các phương tiện dùng nhiên liệu xăng, dầu cũng là một trong những nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường. Vì thế, việc xúc tiến các kế hoạch giảm dần số lượng phương tiện xe cơ giới lưu thông trên đường là điều cần làm, cụ thể như chuyển sang sử dụng các loại phương tiện giao thông công cộng như xe bus. Theo báo cáo của Sở Giao thông công chính Hà Nội, phương tiện

tự động tại các cửa xả thải khi xử lý nước thải tập trung. Ngoài ra, thành phố Hồ Chí Minh phân công rõ trách nhiệm của từng ngành, từng cấp tăng cuờng công tác kiểm tra, thanh tra, xử phạt các hành vi vi phạm môi trường của các doanh nghiệp. Thành phố cũng không cấp phép mới cho các ngành nghề sản xuất gây ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, dường như những động thái trên của các cơ quan chức năng vẫn chưa có sức ảnh hưởng lớn, có lẽ một phần vì khâu quản lý, khung hình phạt vẫn còn quá nhẹ, không đủ sức gây áp lực lên các doanh nghiệp ở các khu công nghiệp - khu chế xuất này. Thực tế có rất nhiều doanh nghiệp nằm trong các khu công nghiệp vẫn đầu tư hệ thống xử lý nước thải chưa đồng bộ, không kết nối với hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp, nuớc thải ra môi trường vẫn chưa đạt tiêu chuẩn qui định, vẫn gây ô nhiễm môi trường.

Một phần nữa là do các tỉnh thành trong khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam từ 10 năm nay đã chạy đua thu hút đầu tư, chạy đua phát triển công nghiệp nên xem nhẹ vấn đề bảo vệ môi trường, đua nhau đưa ra các điều kiện dễ dãi nhất để lôi kéo các nhà đầu tư, trong đó có các tiêu chuẩn về môi trường. Hậu quả, nước thải công nghiệp chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt chuẩn cho phép vẫn tiếp tục được xả thẳng vào các. nguồn nước sông.

Chính vì vậy, các cơ quan chức năng của thành phố Hồ Chí Minh cần bổ sung qui định chế tài nghiêm khắc hơn nữa như rút giấy phép sản xuất các doanh nghiệp vi phạm, tăng cường trách nhiệm quyền hạn của Ban quản lý khu công nghiệp – khu chế xuất thành phố về kiểm tra xử phạt hành chính các doanh nghiệp vi phạm. Các khu công nghiệp khi ký hợp đồng cho doanh nghiệp thuê đất sản xuất phải có điều kiện cam kết về môi trường, nếu vi phạm sẽ hủy hợp đồng.

KẾT LUẬN

Môi trường sống xung quanh có tác động rất lớn đến cuộc sống của con người. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt và làm việc của chúng ta. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường sống chính là bảo vệ cuộc sống của chính bản thân mình. Một khi môi trường sống xung quanh có dấu hiệu suy giảm, bản thân mỗi người cần có ý thức cải thiện và nâng cấp nó. Đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là quyền lợi của mỗi người.

Là những công dân của phố Hồ Chí Minh, chứng kiến môi trường xung quanh chúng ta ngày càng bị hủy hoại, bản thân mỗi người cũng cần thay đổi cách nhận thức, hành động của bản thân. Từ những hành động, nhận thức bảo vệ môi trường này, tuy nhỏ nhưng sẽ có tác động rất lớn, giúp phần nào cải thiện được tình trạng nghiêm trọng hiện nay.

Đối với các cơ quan chức năng, hy vọng rằng trong tương lai, sẽ đưa ra những chính sách, biện pháp cải thiện, nâng cấp mội trường sống, để thành phố Hồ Chí Minh luôn là một thành phố xanh – sạch – đẹp, văn minh và hiện đại, không chỉ hiện tại mà còn trong tương lai.

Vì quá trình nghiên cứu còn hạn chế về thời gian, kiến thức còn sơ sài..ên chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Sinh viên thực hiện đề tài mong muốn nhận được những góp ý, bổ sung, để không những bài nghiên cứu càng thêm hoàn thiện mà kiến thức của sinh viên thực hiện sẽ càng tăng thêm.

Was this document helpful?

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

Course: Quốc Phòng

274 Documents
Students shared 274 documents in this course
Was this document helpful?
TRƯỜNG ĐẠI HC SƯ PHẠM THÀNH PH H CHÍ MINH
KHOA GIÁO DC QUC PHÒNG
---o0o---
TIU LUN
THC TRNG VÀ GII PHÁP PHÒNG CHNG Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG TI THÀNH PH H CHÍ
MINH HIN NAY
HC PHN: 2021MILI270226 CÔNG TÁC QUC PHÒNG VÀ AN
NINH
Thành ph H Chí Minh, ngày 25 tháng 9 năm 2021