Skip to document

Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất, nhập khẩu của một quốc gia. Từ đó, phân tích tình hình biến động tỷ giá VND/USD trong những năm g

Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của tỷ...
Course

kinh tế vĩ mô (KTVM 01)

930 Documents
Students shared 930 documents in this course
Academic year: 2021/2022
Uploaded by:

Comments

Please sign in or register to post comments.

Related Studylists

ktqtvĩ môKTVM

Preview text

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ-LUẬT
----------
NHÓM: 6
BỘ MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ 1
BÀI THẢO LUẬN

Đề tài thảo luận: Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất, nhập khẩu của một quốc gia. Từ đó, phân tích tình hình biến động tỷ giá VND/USD trong những năm gần đây và cho biết sự thay đổi này tác động như thế nào đến cán cân thương mại Việt Nam.

GVHD: TSỄN THỊ THU HIỀN

Mã lớp học phần: 2229MAEC

HÀ NỘI, 2022
MỤC LỤC
PHẦN III: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ VND/USD TRONG NHỮNG

3 Tình hình biến động tỷ giá VND/USD trong những năm gần đây cụ thể là

  • LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................
  • PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI..................................................... - 1. Một số khái niệm ......................................................................................... - 1. Phân loại - 1. Các chế độ tỷ giá hối đoái ...........................................................................
    • HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU. PHẦN II: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ ẢNH
      • 2 .1. Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái ........................................................
        • 2.1 Cán cân thanh toán......................................................................................
        • 2.1 Tỷ lệ lạm phát.............................................................................................
        • 2.1 Lãi suất.......................................................................................................
        • 2.1 Chính sách của chính phủ...........................................................................
        • 2.1 Một số nhân tố khác....................................................................................
      • 2. Tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất, nhập khẩu ......................................
        • 2.2 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nhập khẩu:...........................................
        • 2.2 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu:............................................
    • THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM.......................................................................... NĂM GẦN ĐÂY VÀ SỰ THAY ĐỔI NÀY ĐÃ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁN CÂN
      • 2021. ....................................................................................................................... thực trạng tỷ giá hối đoái Việt Nam trong 5 năm gần đây giai đoạn 2017-
      • Năm 2017 .............................................................................................................
      • Năm 2018 .............................................................................................................
      • • Năm 2019 ............................................................................................................
      • Năm 2020 ............................................................................................................
      • Năm 2021 ............................................................................................................
      • 3 .2 Thực trạng sự biến động trong giai đoạn 2017-2021 ..................................
      • 2017 – 2021 .......................................................................................................... 3. Tác động của tỷ giá hối đoái đến XNK hàng hóa của Việt Nam giai đoạn

LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................

Trong điều kiện của một nền kinh tế mở, thương mại quốc tế trở thành phổ biến, việc thanh toán giữa quốc gia nhất thiết phải sử dụng tiền tệ của nước này hay nước khác. Để thực hiện việc chuyển đổi tiền tệ các nước, các quốc gia phải dựa vào tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng của mỗi quốc gia. Tỷ giá hối đoái luôn là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm đối với mọi nền kinh tế. Không ít nền kinh tế lâm vào tình trạng khó khăn do tỷ giá hối đoái gây ra. Chính vì vậy, nó luôn thu hút được sự chú ý đặc biệt của các nhà kinh tế, các học giả Việt Nam và trên thế giới.

Trong một nền kinh tế mở, để tiến tới hội nhập với thị trường quốc tế đòi hỏi mỗi quốc gia phải lựa chọn một cơ chế tỷ giá hối đoái thích hợp. Việc lựa chọn cơ chế tỷ giá hối đoái thích hợp sẽ có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với hoạt động xuất nhập khẩu, cán cân thương mại của mỗi quốc gia. Để một quốc gia có thể lựa chọn được chế độ tỷ giá hối đoái thích hợp, cần phải hiểu rõ về tỷ giá hối đoái, vai trò của nó đối với

2 .1. Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái ........................................................
2. Tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất, nhập khẩu ......................................

Đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và quốc tế như hiện nay thì việc nghiên cứu về tỷ giá hối đoái là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. Xuất phát từ những vấn đề trên, nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài “ Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia. Hãy phân tích tình hình biến động tỷ giá VND/USD trong những năm gần đây và cho biết sự thay đổi này tác động như thế nào đến cán cân thương mại của Việt Nam? ”

Đề tài nghiên cứu tập trung nghiên cứu về tỷ giá hối đoái, các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến xuất nhập khẩu. Từ đó vận dụng phân tích tình hình biến động tỷ giá VND/USD trong những năm gần đây cụ thể

2021. ....................................................................................................................... thực trạng tỷ giá hối đoái Việt Nam trong 5 năm gần đây giai đoạn 2017-
.
NỘI DUNG

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI.....................................................

1. Một số khái niệm .........................................................................................

Trong một nền kinh tế mở, người dân và Chính phủ của quốc gia này thực hiện các giao dịch kinh tế với người dân, Chính phủ của quốc gia khác sẽ nảy sinh một vấn đề về đồng tiền giao dịch. Mỗi quốc gia có một đồng tiền giao dịch riêng và được lưu hành trong phạm vi nền kinh tế của quốc gia đó. Tuy nhiên, trong giao dịch quốc tế, người ta sẽ cần sử dụng những đồng tiền của các nước khác nhau. Khi đó sẽ nảy sinh việc mua bán các đồng tiền khác nhau, trao đổi đồng tiền này lấy đồng tiền kia. Hai đồng tiền được mua bán với nhau theo một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này gọi là tỷ giá.

Như vậy, có thể định nghĩa: “ Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền nước này được biểu thị thông qua đồng tiền nước khác.”

Bên cạnh đó, cần hiểu thêm về thị trường ngoại hối là gì? Thị trường ngoại hối là thị trường tiền tệ quốc tế, tại đó đồng tiền của quốc gia này có thể trao đổi lấy tiền của quốc gia khác.

1. Phân loại

Tùy thuộc vào những cách phân loại khác nhau mà có nhiều loại tỷ giá hối đoái khác nhau. Tuy nhiên nếu phân loại dựa vào giá trị tỷ giá sẽ có hai loại tỷ giá: tỷ giá hối đoái danh nghĩatỷ giá hối đoái thực.

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (Nominal Exchange Rate) là tỷ lệ trao đổi tiền tệ của một đồng tiền này ra tiền tệ của một đồng tiền khác. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa biểu thị lượng ngoại tệ trên 1 đơn vị nội tệ.

Tỷ giá hối đoái thực (Real Exchange Rates – RER) là tỷ lệ mà một người có thể trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia lấy hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia khác. Tỷ giá hối đoái thực được biểu thị tỷ lệ giá cả hàng hóa giữa hai quốc gia khi tính theo cùng một đơn vị tiền tệ. Hay nói cách khác, tỷ giá hối đoái thực phản ánh tỷ lệ trao đổi hàng hóa giữa hai quốc gia.

Như vậy, tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá được điều chỉnh sự khác biệt về mức giá chung giữa các quốc gia. Tỷ giá hối đoái thực được xác định như sau:

=℮Ɛ

Trong đó:

Ɛ: Tỷ giá hối đoái thực.

cách duy trì những tỷ giá cố định với các đồng tiền của những nước thuộc khối, nhưng lại cho phép cả khối thay đổi cùng với các lực lượng thị trường một cách tương đối với các nước bên ngoài khối.

PHẦN II: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.

2 .1. Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối biến động phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó có một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái như sau:

2.1 Cán cân thanh toán Mối quan hệ giữa cán cân thanh toán và tỷ giá được phản ảnh bằng mô hình đơn giản sau đây:

Cán cân thanh toán (BOP) =

Cán cân vốn (CI -CO) +

Cán cân dự trữ ngoại tệ chính thức (FXB)

+

Cán cân tài khoản vãng lai (CA)

Trong đó: X: Kim ngạch xuất khẩu

M: Kim ngạch nhập khẩu

CI : dòng vốn đi vào

CO : dòng vốn đi ra

FXB: cán cân dự trữ ngoại tệ của một quốc gia.

Nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái đó chính là cán cân thanh toán quốc tế. Khi mà cán cân thanh toán có dấu hiệu bội chi tức là nhu cầu về đồng ngoại tệ tăng lên, đồng nội tệ giảm sẽ làm cho tỷ giá hối đoái tăng lên. Ngược lại, khi cán cân thanh toán bội thu, nhu cầu về đồng nội tệ tăng lên, đồng ngoại tệ giảm xuống. Điều này khiến cho tỷ giá hối đoái bị giảm.

2.1 Tỷ lệ lạm phát Như chúng ta đã biết, theo nguyên tắc thì bất kỳ quốc gia nào cũng mong muốn đồng tiền của nước mình có giá trị tương đương với đồng tiền của nước khác. Để làm được điều này thì đất nước đó cần phải giữ tỷ lệ lạm phát ở mức độ vừa phải.

Việc thay đổi lạm phát trong nước sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế và ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu ngoại tệ làm tỷ giá thay đổi. Tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn nước ngoài thì tỷ giá hối đoái tăng, tức là giá trị đồng nội tệ

giảm. Ngược lại, tỷ lệ lạm phát trong nước thấp hơn nước ngoài tức là tỷ giá hối đoái giảm, giá trị đồng nội tệ tăng.

2.1 Lãi suất Lãi suất có tác động không hề nhỏ đến các hoạt động đầu tư nước ngoài. Điều này làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Sự gia tăng lãi suất ở một nước sẽ làm cho đồng tiền nước đó hấp dẫn hơn. Sự gia tăng này sẽ kích thích nhập khẩu vốn. Khi mà lãi suất trong nước tăng lên sẽ thu hút các nguồn tư bản từ nước ngoài vào và làm tăng nguồn ngoại tệ. Điều này làm cho tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ và đồng nội tệ giảm xuống. Và ngược lại, trong trường hợp lãi suất trong nước thấp thì tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ và nội tệ tăng lên.

2.1 Chính sách của chính phủ Chính phủ có thể điều chỉnh tỷ giá hối đoái gián tiếp hoặc trực tiếp tùy theo chính sách.

Tác động trực tiếp: là việc các chính phủ dùng nội tệ để mua hoặc bán đồng ngoại tệ để gây áp lực làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên việc chính phủ can thiệp trực tiếp như thế này có thể đạt được mục tiêu mà cũng có thể không đạt được mục tiêu.

Tác động gián tiếp: NHTW có thể can thiệp trực tiếp đến giá trị của một đồng ngoại tệ bằng cách tác động đến các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, ví dụ như tác động vào lãi suất. Ngoài ra, tỷ giá cũng bị tác động nếu Chính phủ lập các hàng rào tài chính, mậu dịch,... Các công cụ được dùng phổ biến là thuế nhập khẩu hoặc hạn ngạch nhập khẩu,...

2.1 Một số nhân tố khác Nợ công là nguyên nhân làm thâm hụt ngân sách quốc gia. Khi gặp phải tình trạng thâm hụt ngân sách, các quốc gia sẽ có xu hướng huy động nguồn tài trợ từ nước ngoài thông qua hình thức vay nợ. Điều này làm cho nguồn cung ngoại tệ tăng lên và làm cho tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ giảm xuống. Bên cạnh đó thì khi đất nước huy động nguồn ngoại tệ để trả nợ lãi, đến một giai đoạn nào đó, nợ đã được trả hết, giá trị của đồng ngoại tệ giảm xuống, tỷ giá hối đoái cũng theo đó giảm theo.

Mặt khác, khi mà đất nước phải gánh chịu một khoản nợ lớn cũng là nguyên nhân khiến cho tình hình lạm phát tăng cao. Và trong trường hợp tồi tệ nhất, đất nước phải in tiền để trả nợ thì nguồn tiền này cũng là nguyên nhân khiến cho lạm phát tăng cao. Lạm phát lại ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái.

xuất trong nướcì vậy, chính phủ các nước thường dùng chính sách nâng cao tỷ giá, tức phá giá đồng nội tệ để hạn chế hàng nhập khẩu nhằm khuyến khích phát triển sản xuất trong nước.

2.2 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu: Hoạt động xuất khẩu mang về ngoại tệ cho quốc gia, làm gia tăng nguồn cung ngoại tệ một cách dồi dào, do đó làm giảm tỷ giá hối đoái. Cách mà tỷ giá hối đoái tác động tới xuất khẩu hoàn toàn ngược lại so với nhập khẩu. Khi tỷ giá hối đoái thấp, tức giá trị đồng nội tệ cao sẽ làm cho giá cả hàng hóa của một quốc gia ở nước ngoài tăng lên, đắt hơn so với hàng hóa của nước khác, làm giảm tính cạnh tranh, hạn chế lượng tiêu thụ, từ đó hạn chế sự phát triển của hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, khi tỷ giá hối đoái cao, tức giá trị đồng nội tệ thấp sẽ làm cho giá cả hàng hóa của một quốc gia ở nước ngoài thấp, rẻ hơn so với hàng hóa của nước khác, làm tăng tính cạnh tranh, tiêu thụ nhanh hàng hóa, từ đó tạo điều kiện để mở rộng phát triển hoạt động xuất khẩu. Đây là một trong những lý do khiến các nước phá giá đồng nội tệ để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, việc phá giá đồng nội tệ dẫn đến nhiều hệ lụy và bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện khác nên chính phủ các nước không thể thực hiện việc phá giá đồng nội tệ một cách dễ dàng.  Xuất, nhập khẩu và tỷ giá hối đoái có quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Hoạt động xuất nhập khẩu phát sinh quan hệ cung cầu ngoại tệ làm biến động tăng giảm tỷ giá. Do đó có thể nói rằng thông qua tỷ giá, nhà nước tác động đến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại quốc tế.

PHẦN III: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ VND/USD TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ SỰ THAY ĐỔI NÀY ĐÃ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM.

3 Tình hình biến động tỷ giá VND/USD trong những năm gần đây cụ thể là thực trạng tỷ giá hối đoái Việt Nam trong 5 năm gần đây giai đoạn 2017- 2021.

Tình hình biến động tỷ giá USD/VND trong 5 năm gần đây:

• Năm 2017 .............................................................................................................

Nhìn lại diễn biến tỷ giá năm 2017, sẽ thấy mặc dù có xu hướng tăng mạnh ở đầu năm vào tháng 1, đầu tháng 2 và giữa tháng 4/2017 nhưng kết thúc 2017, tỷ giá VND/USD đã có diễn biến khá ổn định khi gần như chỉ đi ngang trong 2 quý cuối năm xoay quanh mốc từ 22 - 22 VND/USD. Đến hết năm, VND/USD chỉ dao động khoảng 1,5%-1,7% so với mức tăng đầu năm, tính theo tỷ giá trung tâm. Tính bình quân, biên độ dao động tỷ giá suốt năm chỉ dưới 1,5%.

Theo lý giải của Ủу ban Giám ѕát tài chính Quốc gia, nguуên nhân khiến tỷ giá tương đối ổn định do đồng USD mất giá trên thị trường quốc tế (chỉ ѕố USD Indeх giảm 9,1% ѕo ới đầu năm) bất chấp Cục Dự trữ liên bang (Fed) tăng lãᴠ i ѕuất nhiều lần do tác động của chính ѕách chống thâm hụt thương mại của Tổng thống Donald Trump.

Bên cạnh đó, chênh lệch giữa lãi ѕuất VND à USD ẫn còn ở mức ᴠ ᴠ lớn (khoảng 6-7%), nghiêng ề iệc nắm giữ VND. Huу động ngoại tệ tăng thấp, ước tăᴠ ᴠ ng 4% ѕo ới cuối năm 2016, trong khi Ngân hàng Nhà nước mua được khoảng 7 tỷ USDᴠ

Trung dẫn đến việc Trung Quốc buộc phải phá giá đồng Nhân dân tệ, gây sức ép lên tỷ giá VNĐ, và khiến lo ngại rủi ro chính sách tăng, giảm đà tăng trưởng của nhiều nền kinh tế châu Á, khiến các đồng tiền trong khu vực mất giá khá nhiều. Và ngoài ra còn có sự can thiệp vào thị trường ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

• Năm 2018 .............................................................................................................

Năm 2019, diễn biến tỷ giá VND/USD tương đối ổn định nhờ chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung gây áp lực không nhỏ lên tỷ giá**.** Theo đó, trong tháng đầu năm và cuối năm, tỷ giá VND/USD giao dịch ổn định quanh ngưỡng 23 VND/USD; đến ngày 31/5/2019, tỷ giá VND/USD biến động mạnh dao động quanh mức 23 VND/USD ở chiều bán ra; sau đó giảm dần trong các tháng cuối năm.

Trong năm 2019, tỷ giá chịu ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, gây sức ép phá giá đồng Nhân dân tệ (CNY). Ngoài ra, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất 3 lần trong năm qua và sự điều tiết nguồn cung ngoại hối của NHNN cũng ảnh hưởng lên các đợt tăng mạnh của tỷ giá trong năm.

Từ đầu tháng 8, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung trở nên căng thẳng khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp mức thuế 10% với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc vào ngày 01/08. Đẩy tỷ giá CNY so với USD rơi xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua, vượt ngưỡng 7 CNY/USD ngày 05/08/2019. Động thái này gây sức ép lên tỷ giá USD/VND bởi đồng CNY là một trong 8 loại tiền tệ trong rổ tính tỷ giá trung tâm của Việt Nam. Kết quả NHNN đã có động thái điều chỉnh tăng thêm 15 đồng, đưa tỷ giá trung tâm lên mức 23,115 đồng vào ngày 06/08/2019.

Ngày 31/12/2019, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của VND với USD ở mức 23 VND/1USD. Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng được áp dụng tại thời điểm cuối tháng là 23 VND/USD và tỷ giá sàn là 22 VND/USD.

Trong năm 2019, tỷ giá chịu ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, gây sức ép phá giá đồng Nhân dân (CNY). Ngoài ra, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất 3 lần trong năm qua và sự điều tiết nguồn cung ngoại hối của NHNN cũng ảnh hưởng lên các đợt tăng mạnh của tỷ giá trong năm.

Từ đầu tháng 8, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung trở nên căng thẳng khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp mức thuế 10% với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc vào ngày 01/08. Đẩy tỷ giá CNY so với USD rơi xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua, vượt ngưỡng 7 CNY/USD ngày 05/08/2019. Động thái này gây sức ép lên tỷ giá USD/VND bởi đồng CNY là một trong 8 loại tiền tệ trong rổ tính tỷ giá trung tâm của Việt Nam. Kết quả NHNN đã có động thái điều chỉnh tăng thêm 15 đồng, đưa tỷ giá trung tâm lên mức 23,115 đồng vào ngày 06/08/2019.

Ngày 31/12/2019, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của VND với USD ở mức 23 VND/1USD. Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng được áp dụng tại thời điểm cuối tháng là 23 VND/USD và tỷ giá sàn là 22 VND/USD.

• Năm 2019 ............................................................................................................

Bốn tháng đầu năm 2020 là giai đoạn tăng trưởng mạnh của tỷ giá USD/VND. Tỷ giá trung tâm leo lên mức 23,245 đồng/USD vào ngày 25/02, tăng 0% so với đầu năm do giá USD tăng mạnh, đây cũng là đỉnh mới được thiết lập trong suốt 3 năm qua.

• Năm 2020 ............................................................................................................

Trong năm 2021, tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam so với đồng USD do NHNN công bố tăng 0%, trong khi tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng giảm khoảng 1% so với đầu năm. VND lại bất ngờ lên giá so với USD bất chấp sự mạnh lên của đồng bạc xanh trên thị trường quốc tế.

Tính đến ngày 30/12, tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng được giao dịch ở mức 22 VND/USD, giảm gần 1,3% so với cuối năm trước. Trong khi giá mua USD tại các ngân hàng cũng giảm 330 – 400 đồng/USD, tương ứng giảm 1,5 - 2% và giá bán giảm 250 – 330 đồng/USD, tương đương 0,8 – 1,4%.

Ở phía ngược lại, tỷ giá USD trung tâm chỉ tăng nhẹ 14 đồng so với cuối năm 2020 trong khi giá USD tự do tăng 80 -100 đồng/USD. Đây đều là mức biến động thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Với diễn biến trên thị trường ngân hàng, VND là một trong số ít các loại tiền tệ trong khu vực đã tăng giá so với USD trong năm 2021.

Xuyên suốt gần 11 tháng đầu năm năm 2021, VND ghi nhận xu hướng tăng giá so với USD hay nói cách khác tỷ giá USD/VND đã suy yếu. Theo đó, đồng VND chạm mức mạnh nhất kể từ tháng 2/2017 vào ngày 12/11/2021 khi tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng giảm về mức 22 đồng/USD so với mức 23. đồng/USD ghi nhận vào đầu năm. Đồng nghĩa, đến giữa tháng 11, VND đã tăng giá gần 1,9% so với USD.

Cụ thể, trong năm 2021, NHNN đã liên tục có những thay đổi liên quan đến việc mua, bán USD. Từ việc ngừng niêm yết tỷ giá giao ngay tại Sở Giao dịch, ngưng hoạt động mua ngoại tệ giao ngay từ ngày 4/1, cho tới giảm sâu giá mua USD.

Trong 11 tháng đầu năm, NHNN đã thực hiện ba lần giảm giá mua vào ngoại tệ, với tổng mức giảm là 475 đồng (giảm 150 đồng vào ngày 8/6, 225 đồng vào ngày 10/ và 100 đồng vào ngày 5/11).

Bên cạnh chính sách điều hành phù hợp, diễn biến tỷ giá trong năm vừa qua qua cũng được hỗ trợ rất lớn từ nguồn cung ngoại tệ dồi dào khi cán cân thanh toán tổng thể thặng dư nhờ lượng giải ngân FDI và lượng kiều hối tích cực.

Trong những năm này có khá nhiều điều nổi bật cụ thể là: Trong khi đó, Chính phủ Việt Nam cũng còn nhiều chính sách hỗ trợ để VND chỉ mất từ 1,5%-2% trong năm nay (2018, giúp ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định lãi suất, lạm phát đạt được mục tiêu đề ra là 4%. Nói chung, NHNN có đủ lực để điều hành tỷ giá giảm trong mức dự kiến.

Do tác động dịch COVID-19 và giãn cách nên có những dao động, có sự giảm giá VND tuy nhiên ngay lập tức Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã can thiệp và có ý kiến, từ đó VND quay trở lại ổn định, nếu so sánh với các đồng tiền khác trong khu vực, VND vẫn tiếp tục được đánh giá là đồng tiền ổn định trong nửa đầu năm 2020. Việc ổn định tỷ giá đang tạo đà cho lạm phát dần lùi về mức mục tiêu là 4%, qua đó góp phần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Đó là tiền đề để nền kinh tế có thể phục hồi tăng trưởng bền vững.

Việt Nam đã có những nỗ lực lớn để Mỹ đưa ra khỏi danh sách thao túng tiền tệ: Tại Báo cáo của BTC Hoa Kỳ tháng 5/2019, lần đầu tiên Việt Nam trở thành một trong 9 quốc gia nằm trong danh sách giám sát do đáp ứng hai tiêu chí về thặng dư thương mại song phương với Hoa Kỳ và thặng dư cán cân vãng lai.

Hệ lụy từ việc Việt Nam bị dán nhãn thao túng tiền tệ thường là tiêu cực. Bởi lẽ, với tuyên bố Việt Nam là quốc gia thao túng tiền tệ, chính phủ Hoa Kỳ đã có bước đệm để áp các lệnh trừng phạt thương mại đối với Việt Nam như đánh thuế lên các mặt hàng xuất khẩu. Từ đó, lợi nhuận xuất khẩu, quy mô xuất khẩu, cũng như sự định vị rời đi hay tiếp tục ở lại Việt Nam của doanh nghiệp nước ngoài có thể bị tác động, tùy thuộc mức thuế trừng phạt, cũng như thời gian áp dụng mà Hoa Kỳ đặt ra và gỡ bỏ cáo buộc.

Sau những nỗ lực đàm phán với phía Mỹ, thành công trong việc Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ là một tin vui, thể hiện kết quả làm

chung tỷ giá và thị trường ngoại tệ trong nước diễn biến tương đối ổn định, phù hợp với điều kiện thị trường. Trong hơn 5 tháng đầu năm, trước xu hướng giảm giá của đồng USD trên thị trường quốc tế, nguồn cung ngoại tệ trong nước tương đối dồi dào, tỷ giá giao dịch trên thị trường nhìn chung ổn định, NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, sang nửa cuối năm, thị trường ngoại tệ chịu áp lực từ những yếu tố bất lợi như: Đồng USD quốc tế tăng giá mạnh với diễn biến khả quan của kinh tế Mỹ cũng như xu hướng trái chiều trong CSTT giữa Fed và các ngân hàng trung ương lớn khác; Xung đột thương mại Mỹ - Trung leo thang tác động tiêu cực đến tâm lý thị trường cũng như hoạt động đầu tư, sản xuất; Đồng CNY và các đồng tiền của một số quốc gia mới nổi mất giá mạnh (Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina,...) gia tăng quan ngại về khủng hoảng kinh tế, tiền tệ tại các quốc gia mới nổi và đang phát triển; Thị trường chứng khoán nhiều nước giảm mạnh, gia tăng rủi ro tiêu cực đối với tăng trưởng “ Mặc dù bối cảnh thị trường quốc tế biến động nhanh và phức tạp, thị trường ngoại tệ trong nước năm 2018 tương đối ổn định nhờ nền tảng kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định và các giải pháp điều hành CSTT chủ động, linh hoạt của NHNN, kinh tế, thu hẹp điều kiện tài chính toàn cầu. Theo đó, tỷ giá thị trường có xu hướng tăng nhanh, có thời điểm lên đến trên 23 VND/USD. Mặc dù chịu áp lực lớn trong nửa cuối năm nhưng nhìn chung, trong năm 2018, tỷ giá và thị trường ngoại tệ trong nước ổn định (đến cuối năm 2018, tỷ giá trung tâm tăng khoảng 1,78% so với cuối năm 2017, tỷ giá giao dịch USD/VND trên thị trường tăng khoảng 2,16%). Thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, NHNN mua ròng ngoại tệ để tăng quy mô Dự trữ ngoại hối Nhà nước. Thị trường ổn định là nhờ sự đóng góp từ nền tảng kinh tế vĩ mô diễn biến thuận lợi, cùng với việc NHNN điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT để ổn định thị trường ngoại tệ; cơ chế tỷ giá trung tâm tiếp tục phát huy hiệu quả trong việc hấp thụ các cú sốc bên ngoài và giảm tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ.

Năm 2018, NHNN đã thực hiện đồng bộ, linh hoạt các giải pháp nhằm ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ.

Thứ nhất, NHNN tiếp tục thực hiện công bố tỷ giá trung tâm hàng ngày trên cơ sở tham chiếu diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT. Tỷ giá trung tâm thay đổi linh hoạt theo cả hai chiều tăng/giảm giúp hạn chế tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, giảm tình trạng đô-la hóa; đồng thời, giúp giảm thiểu tác động bất lợi từ các biến động bên ngoài tới thị trường trong nước, hạn chế áp lực lên tỷ giá.

Thứ hai, thực hiện can thiệp thị trường ngoại tệ một cách chủ động, linh hoạt phù hợp với diễn biến thị trường nhằm ổn định thị trường ngoại tệ. Căn cứ diễn biến thị trường và quan điểm điều hành CSTT, NHNN điều chỉnh linh hoạt tỷ giá mua/bán ngoại tệ và thực hiện mua/bán ngoại tệ kỳ hạn với các TCTD. Cụ thể: Khi nguồn cung ngoại tệ dồi dào, bên cạnh việc mua ngoại tệ giao ngay, NHNN thực hiện mua ngoại tệ kỳ hạn 3 tháng (từ ngày 07/02/2018) góp phần điều tiết hợp lý nguồn tiền cung ứng và kiểm soát lạm phát; Khi tỷ giá và thị trường ngoại tệ chịu áp lực do cân đối cung cầu ngoại tệ diễn biến kém thuận lợi, thị trường quốc tế có diễn biến bất lợi, gây áp lực lên thị trường trong nước, bên cạnh các biện pháp điều hành và truyền thông khác, NHNN bán ngoại tệ khi cần thiết để ổn định thị trường.

Thứ ba, NHNN điều hành tỷ giá kết hợp với việc điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT, điều tiết thanh khoản, lãi suất tiền đồng... Chủ động đẩy mạnh công tác truyền thông, định hướng thị trường đối với quan điểm và biện pháp điều hành CSTT và tỷ giá, đặc biệt là trong những giai đoạn tỷ giá và thị trường ngoại tệ chịu áp lực ngắn hạn, qua đó tạo sự đồng thuận của các thành viên thị trường và nâng cao tính

Was this document helpful?

Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất, nhập khẩu của một quốc gia. Từ đó, phân tích tình hình biến động tỷ giá VND/USD trong những năm g

Course: kinh tế vĩ mô (KTVM 01)

930 Documents
Students shared 930 documents in this course
Was this document helpful?
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ-LUẬT
----------
NHÓM: 6
BỘ MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ 1
BÀI THẢO LUẬN
Đề tài thảo luận: Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái ảnh
hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất, nhập khẩu của một quốc gia. Từ đó,
phân tích tình hình biến động tỷ giá VND/USD trong những năm gần đây và cho biết
sự thay đổi này tác động như thế nào đến cán cân thương mại Việt Nam.
GVHD: TS.NGUYỄN THỊ THU HIỀN
Mã lớp học phần: 2229MAEC0111
HÀ NỘI, 2022